Hà Nội: 3 chiến sĩ trong kế hoạch 142 bị phơi nhiễm HIV
Sau 6 tháng thực hiện kế hoạch 142 của Công an Hà Nội về trấn áp tội phạm trộm cắp, móc túi tại các tuyến vận tải hành khách công cộng, đã có nhiều chiến sĩ cảnh sát phải đổ máu, trong đó có 3 chiến sĩ bị phơi nhiễm HIV.
Theo Công an TP Hà Nội, những ngày cuối năm 2011, loại hình tội phạm trộm cắp, móc túi, xin đểu trên các tuyến vận tải hành khách công cộng ( xe buýt) diễn biến hết sức phức tạp, manh động. Các đối tượng trộm cắp hoạt động tinh vi cả về tính chất và thủ đoạn phạm tội. Có nhiều vụ việc diễn ra công khai bị các cơ quan báo chí phản ánh, điển hình là điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy, đã gây bức xúc trong dư luận.
Để tập trung đấu tranh, trấn áp loại tội phạm này, lãnh đạo Công an TP Hà Nội, quyết định thành lập các tổ công tác đặc biệt gọi tắt là “Tổ công tác 142″ sử dụng tất cả các cách thức, nhằm chủ động phát hiện, bắt giữ, xử lý kiên quyết, triệt để các băng nhóm tội phạm hoạt động trên các tuyến vận chuyển hành khách công cộng. Bên cạnh đó, hoạt động của kế hoạch 142 cũng nhằm phòng ngừa không để đối tượng hoạt động công khai, lộng hành, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Kẻ xấu lợi dụng sự chen lấn, xô đẩy để móc túi, trộm tài sản của hành khách.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, 10 tổ công tác được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 20/10/2011. Đây thực sự là một biện pháp mạnh mà công an áp dụng nhằm bắt giữ, xử lý, răn đe các đối tượng phạm tội mang lại lòng tin, sự yên tâm đối với các hành khách trên các tuyến vận tải công cộng, lập lại kỷ cương giao thông.
Qua 6 tháng đầu năm 2012, các tổ công tác đã bắt giữ 104 vụ, 145 đối tượng trong đó bắt giữ trên các tuyến xe buýt và tại các điểm đỗ xe buýt là 87 vụ với 123 đối tượng; tại các bệnh viện 8 vụ với 10 đối tượng; tại siêu thị Big C 8 vụ với 9 đối tượng. Tang vật thu giữ trên 20 triệu đồng tiền mặt, 64 điện thoại di động, 3 máy ảnh, 11 thẻ ATM, 3 dao nhọn, 1 kìm sắt v.v… Cơ quan công an đã tiến hành lập hồ sơ truy tố 16 vụ với 16 đối tượng.
Ngoài việc bắt giữ, trấn áp các đối tượng việc triển khai thực hiện biện pháp mạnh này còn góp phần tuyên truyền đến quần chúng nhân dân, cán bộ các Công ty vận tải hành khách đặc biệt là các lái và phụ xe có ý thức cảnh giác, phòng ngừa đấu tranh với bọn tội phạm; góp phần kiềm chế hoạt động của các loại tội phạm trên các địa bàn công cộng nói chung và trên các tuyến vận tải hành khách công cộng nói riêng, không để các đối tượng công khai, lộng hành, gây bức xúc trong nhân dân.
Theo một lãnh đạo Công an Hà Nội, để có được những kết quả trên, là nhờ vào sự nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ công an thành phố tham gia trong các tổ công tác. Trong 6 tháng đầu ra quân này, có những chiến sĩ công an trong các tổ đã phải đổ máu, thậm chí trong quá trình vật lộn để bắt giữ các đối tượng đã có 3 cán bộ bị phơi nhiễm HIV.
Đại tá Nguyễn Đức Chung – Phó Giám đốc Công an Hà Nội khẳng định, sẽ tiếp tục triển khai thực hiện từ nay đến cuối năm 2012 nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách tham gia trên các tuyến vận tải hành khách công cộng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông thực hiện tốt năm an toàn giao thông 2012.
Theo Petrotimes
Gặp Thiếu úy Cảnh sát nhảy cầu Sài Gòn bắt cướp
Với giọng miền Tây đặc sệt, Thiếu úy Trương Tấn Thương khiêm tốn khi kể lại vụ liều mình nhảy từ độ cao hơn 20m xuống sông Sài Gòn quyết bám theo đối tượng cướp giật không cho đối tượng này có cơ hội trốn thoát.
Thiếu úy Trương Tấn Thương.
Quê ở Long An, là trai út trong một gia đình 10 anh em, tuổi thơ anh gắn liền với những buổi chăn ngựa, tắm sông cùng bạn bè. Từ truyền thống cách mạng của gia đình ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường Thiếu úy Trương Tấn Thương - chiến sĩ Đội CSCĐ-PƯN-CAQ.6 luôn ấp ủ một ước mơ trở thành một chiến sĩ Công an chỉ để... săn bắt cướp. Giọng miền Tây đặc sệt, Thương khiêm tốn khi kể lại vụ liều mình nhảy từ độ cao hơn 20m xuống sông Sài Gòn quyết bám theo đối tượng cướp giật không cho đối tượng này có cơ hội trốn thoát.
Thương kể, khoảng 16h ngày 7/6, tan học trở về đơn vị (Thiếu úy Thương đang tham gia học năm 1 Đại học Cảnh sát), Trung úy Phạm Công Phan (Công an phường 10, quận 5) chở Thiếu úy Thương lưu thông trên xa lộ Hà Nội đến gần cầu Rạch Chiếc thì thấy chị Nguyễn Thị Hồng (22 tuổi, quê quán Đồng Nai) vừa chạy xe vừa la cướp... cướp! Lúc này trên đường dòng xe cộ qua lại đông nghẹt, nhìn bao quát, Thiếu úy Thương phát hiện một đối tượng mặc áo màu đỏ điều khiển chiếc tay ga hiệu Nouvo đang cố luồn lách trên đường.
Nhận định đây là đối tượng vừa cướp tài sản của chị Hồng, Thiếu úy Thương bấm Trung úy Phan tăng ga đuổi theo. Đường đông nghịt, nếu chạy tốc độ cao đuổi theo đối tượng sẽ khó bắt lại gây nguy hiểm cho người đi đường nên Trung úy Phan tách ra khỏi đám đông và chạy vào làn đường dành cho xe 4 bánh. Khi đến giữa cầu Sài Gòn thì cả hai bắt kịp đối tượng. Nhảy khỏi xe, Thiếu úy Thương tiến về phía đối tượng dõng dạc: "Anh không thoát được đâu! Anh nên theo chúng tôi về trụ sở!".
Tuy nhiên khi nhác thấy người chiến sĩ mang quân phục xanh, đối tượng nhớm chân leo qua lan can cầu nhảy xuống dòng sông Sài Gòn nước đang dâng cao, chảy xiết. Quyết không cho đối tượng thoát, Thiếu úy Thương chỉ kịp cởi đôi giầy và lao theo đối tượng. Lúc này đối tượng lặn một hơi dài sau đó rúc vào một đám lục bình và bám vào chân cầu để hòng trốn thoát. Bơi đuổi theo đối tượng và phát hiện đối đượng đang đu bám vào chân cầu, Thiếu úy Thương leo lên cây cầu nhỏ dưới chân cầu Sài Gòn nói với đối tượng: "Anh không thoát được đâu, lên bờ đi!". Đối tượng vẫn ngoan cố bơi ra xa. Lúc này Trung úy Phan đã liên hệ với phía quản lý cầu Sài Gòn điều động ghe ra áp sát đối tượng. Do ngâm lâu dưới nước bị đuối, đối tượng bị Thiếu úy Thương và Trung úy Phan bắt đưa lên bờ giao cho Công an phường An Phú, quận 2. Tại đây đối tượng khai tên Lê Văn Hai (25 tuổi, ngụ quận 1). Theo tìm hiểu, Hai từng có tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy và là con nghiện...
Đây không phải lần đầu tiên Thiếu úy Thương dũng cảm truy đuổi đến cùng để bắt giữ đối tượng trộm cướp, trả lại tài sản cho người bị hại. Nhắc đến anh nhiều cán bộ tại Đội CSGT-PƯN-CAQ.6 còn kể lại nhiều vụ bắt cướp mà Thiếu úy Thương tham gia. Đó là một lần làm nhiệm vụ trên đường Kinh Dương Vương, quận 6, Thiếu úy Thương nghe tiếng một nạn nhân truy hô nên dùng môtô chuyên dụng đuổi theo đối tượng đến công viên Phú Lâm, Thiếu úy Thương cúp đầu môtô chặn chiếc SuSport của đối tượng. Lúc này các đối tượng "cản địa" chặn cứng xe anh để giúp đồng bọn tẩu thoát. Nhanh như cắt Thiếu úy Thương bỏ xe chạy bộ đuổi bám và khống chế được đối tượng trao trả lại tài sản cho người dân.
Một lần khác đang làm nhiệm vụ tại bùng binh Phú Lâm, Thiếu úy Thương phát hiện người dân đang đuổi theo một đối tượng điều khiển xe gắn máy hiệu Future nên Thiếu úy Thương nhấn ga đuổi theo và chặn được xe của đối tượng trên đường 3-2. Đối tượng quăng xe lao vào nhà dân để thoát thân. Lúc này người dân chưa biết được chuyện gì xảy ra đã đóng cửa không cho Thiếu úy Thương vào nhà. Sau một hồi thuyết phục và nói rõ đối tượng là cướp họ mới cho Thiếu úy Thương vào nhà khống chế đối tượng...
Nếu như không yêu nghề có lẽ Thiếu úy Phương sẽ không dám nhảy từ độ cao hơn 20m xuống dòng sông Sài Gòn đang chảy xiết để bám đuổi theo đối tượng. Hỏi đến Thiếu úy Thương chỉ cười: "Em chẳng suy nghĩ gì cả vì chỉ biết đó là nghĩa vụ của một chiến sĩ Công an khi đứng trước các đối tượng phạm tội!". Một tấm gương gan dạ của một chiến sĩ CAND. Trước tấm gương này CAQ.6 đang đề xuất khen thưởng Thiếu úy Thương, phía Công an quận 2 cũng đang tiến hành các thủ tục để khen thưởng
Theo CAND
Cách nào xóa hình ảnh xấu trên xe buýt? Thừa nhận những vấn nạn trên xe buýt như móc túi, thái độ cư xử của lái phụ xe, tình trạng quấy rối tình dục... vẫn xảy ra. Song việc tìm giải pháp để chấn chỉnh thực trạng này với các cơ quan quản lý về xe buýt vẫn là bài toán khó giải. Thừa nhận nạn móc túi vẫn tồn tại nhức...