Hà Nam: Giáo viên hợp đồng “cay đắng” rời bục giảng vì huyện không có chỉ tiêu biên chế
Không có chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa với việc các bộ môn này sẽ không tuyển biên chế với bất kỳ một giáo viên nào và toàn bộ những giáo viên hợp đồng này đã bị các trường chấm dứt hợp đồng lao động.
Nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm ở huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) đều đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện của Công văn 5378 của Bộ Nội vụ, nhưng nhiều giáo viên đều không được xét tuyển vào biên chế vì “huyện không có chỉ tiêu”, không được xét tuyển, nhiều giáo viên này cũng bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo phản ánh của nhiều giáo viên hợp đồng ở nhiều bộ môn thuộc các trường Trung học cơ sở (THCS), trên địa bàn huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam): Đã có rất nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, thậm chí có người đã đứng trên bục giảng đến 17 năm, khi Bộ Nội vụ có Công văn 5378, nhiều giáo viên rất vui mừng vì mình nằm trong diện xét đặc cách. Thế nhưng, nhiều giáo viên các bộ môn như: Ngữ Văn, Toán, Âm nhạc, Vật lý, Tin học, Lịch sử, Địa lý… “đau đớn” khi biết tin huyện Thanh Liêm không có chỉ tiêu biên chế những môn này.
Đơn kêu cứu của các giáo viên huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam).
Không có chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa với việc các bộ môn này sẽ không tuyển biên chế với bất kỳ một giáo viên nào và toàn bộ những giáo viên hợp đồng này đã bị các trường chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo các giáo viên này cho biết, họ đã cống hiến cho ngành giáo dục Thanh Liêm từ rất lâu, có rất nhiều giáo viên được công nhận giỏi cấp huyện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên thực tế, các trường trên địa bàn huyện Thanh Liêm vẫn còn thiếu giáo viên, thậm chí có trường điều tới 6 giáo viên hợp đồng giảng dạy các môn, có những giáo viên dạy đến 21 tiết/1 tuần. Điều đó được chứng minh qua thời khóa biểu của trường và việc UBND huyện Thanh Liêm ký hợp đồng giảng dạy và trả lương từ ngân sách cho các giáo viên từ năm 2004 đến nay.
Một giáo viên THCS huyện Thanh Liêm cho biết: “Theo Công văn 5378 của Bộ Nội vụ, thì những giáo viên đủ điều kiện như: Đi dạy trước năm 2015, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đang giảng dạy trong huyện Thanh Liêm cấp THCS khoảng 16 giáo viên. Nếu so với các đồng nghiệp, chúng tôi rất thiệt thòi rất nhiều, ở các huyện lần này đều được xét tuyển đặc cách, nhưng chúng tôi thì không, chúng tôi cũng đáp ứng toàn bộ những điều kiện từ các công văn, văn bản của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Hà Nam đưa ra, nhưng không hiểu sao huyện Thanh Liêm lại không lấy chỉ tiêu biên chế các môn”.
Nhiều giáo viên cống hiến gần 20 năm, nhận được nhiều giấy khen, nhưng sau đợt này hầu hết họ bị chấm dứt hợp đồng
Các giáo viên cho biết, trong khi một số trường đang thiếu rất nhiều giáo viên ở các môn mà không có chỉ tiêu biên chế, một giáo viên thậm chí phải dạy nhiều lớp, quá số tiết, thậm chí do thiếu giáo viên, nên trường phải dồn lớp, một lớp có đến hơn 40 học sinh, để đảm bảo được các tiết học. Nhưng không hiểu vì sao, huyện Thanh Liêm vẫn không lấy chỉ tiêu biên chế các môn này.
Theo các giáo viên: “Công văn 5378 lần này của Bộ Nội lần này là chính sách nhân văn của Bộ nhằm ghi nhận những cống hiến, đóng góp của giáo viên chúng tôi cho ngành giáo dục từ trước đến nay. Nhưng không ngờ chúng tôi lại không được hưởng. Chúng tôi đã cống hiến lâu năm như vậy, nhưng càng thiệt thòi hơn khi mỗi năm, huyện Thanh Liêm lại nhận giáo viên biên chế của bộ môn chúng tôi giảng dạy từ các nơi về…”.
Một cô giáo cho biết: “Tôi làm giáo viên hợp đồng được hơn 10 năm nay, mức lương hiện nay là hơn 1 triệu 700 nghìn đồng, trong đó giáo viên hợp đồng chúng tôi đã phải đóng 1 triệu tiền bảo hiểm, còn lại 700 nghìn chắc còn không đủ xăng xe đi làm. Nhưng chúng tôi yêu nghề và mong muốn một ngày nào đó sẽ được vào biên chế. Hơn 10 năm đi làm, cống hiến, giờ cảm giác thật hụt hẫng. Giờ các giáo viên chúng tôi mong muốn các cấp ngành xem xét lại để chúng tôi có cơ hội được xét tuyển”.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Trần Thị Phương – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Liêm cho biết: “Thông tin các giáo viên phản hồi phòng mới nhận được vào ngày 23/12, ngày trong ngày 23, phía Phòng Giáo dục, Phòng Tổ chức, Phòng Nội vụ huyện đã đối thoại với các giáo viên để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các giáo viên”.
Bà Phương xác nhận việc, có một số trường có giáo viên dạy 2 lớp một bộ môn, với 21 tiết/tuần, các giáo viên hợp đồng cũng có giáo nhiều viên giỏi cấp huyện. Nhưng vấn đề chỉ tiêu biên chế Phòng Giáo dục chỉ tham mưu cho huyện, chứ không quyết định được.
Video đang HOT
Được biết, trong thông báo chỉ tiêu biên chế năm 2019 của Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam, gửi đến UBND huyện Thanh Liêm, sự nghiệp giáo dục đào tạo có 1697 chỉ tiêu (đã bao gồm 94 chỉ tiêu bổ sung cho biên chế giáo viên mầm non), trong đó: các trường THCS có 471 chỉ tiêu…
“Sau khi có phản hồi từ các giáo viên, phía Phòng Giáo dục và Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Nội vụ huyện sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ danh sách các giáo viên một lần nữa, rồi sẽ báo cáo lên UBND huyện để dựa theo văn bản mới nhất của UBND tỉnh là văn bản số 3867/UBND-NC để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, chúng tôi sẽ đề nghị giãn thời gian rà soát với Sở Nội vụ, UBND tỉnh, vì theo quyết định thì thời gian rà soát đã sắp hết”, bà Phương cho biết.
Được biết, trong thông báo chỉ tiêu biên chế năm 2019 của Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam, gửi đến UBND huyện Thanh Liêm, sự nghiệp giáo dục đào tạo có 1697 chỉ tiêu (đã bao gồm 94 chỉ tiêu bổ sung cho biên chế giáo viên mầm non), trong đó: các trường THCS có 471 chỉ tiêu…
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Ngày 20/12, UBND tỉnh Hà Nam mới có văn bản số 3867/UBND-NC về việc tuyển dụng giáo viên năm học 2019-2020. Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng đã thay đổi theo hướng đảm bảo quyền lợi cho những người công tác lâu năm.
UBND các huyện, thành phố, căn cứ tình hình thực tế của địa phương triển khai, rà soát quyết định số giáo viên hợp đồng đủ điều kiện tuyển dụng đặc cách, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, căn cứ nhu cầu tuyển dụng giáo viên, số lượng giáo viên được tuyển dụng đặc cách, đề xuất UBND tỉnh số lượng giáo viên cần tuyển dụng theo trình tự của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ…
Thời gian tuyển dụng đặc cách: UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyển dụng đặc cách, báo cáo kết quả, đồng thời đề xuất số lượng giáo viên xét tuyển theo trình tự gửi Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn, thời gian trước ngày 26/12/2019.
Đức Văn
Theo Dân trí
Thành phố Hà Nội nói rõ điều kiện xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng lâu năm
Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội yêu cầu các Quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê và công bố điều kiện xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng lâu năm đủ điều kiện.
Điều kiện để giáo viên hợp đồng lâu năm tại Hà Nội được xét đặc cách
Sở Nội Vụ thành phố Hà Nội có công văn số 3037/SNV-XDCQ: Về việc thống kê số lượng biên chế giáo viên và tổng hợp danh sách giáo viên hợp đồng lao động.
Theo đó: Để có căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển dụng đặc cách, Sở Nội vụ đề nghị Ủy ban Nhân dân các Quận, huyện, thị xã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập thực hiện các nội dung sau:
1.Rà soát, thống kê và xác định số lượng giáo viên hiện có, số giáo viên thiếu so với biên chế giáo viên được giao.
2.Thống kê, lập danh sách giáo viên thuộc đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách quy định tại Công văn số 5378/BN-CCVC ngày 5/11/2019 của Bộ Nội vụ về tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước cụ thể như sau:
Có thời gian ký hợp đồng làm giáo viên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội tại các trường công lập thuộc Ủy ban Nhân dân Quận, huyện, thị xã trước ngày 31/5/2015 và hiện nay vẫn đang làm giáo viên hợp đồng tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập.
Là đối tượng hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được giao của các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập.
Có trình độ phù hợp với vị trí cần tuyển dụng (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn, chức danh, khung mục vị trí việc làm).
Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội yêu cầu Ủy ban Nhân dân Quận, huyện, thị xã gửi báo cáo thống kê về Sở Nội vụ trước ngày 21/12/2019.
Công văn của Sở Nội vụ Hà Nội nói rõ điều kiện xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng (Ảnh:V.N)
Như vậy với công văn mới nhất của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội có thể thấy các tiêu chí xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng rất rõ ràng và cụ thể.
Điều đáng nói các tiêu chí này không còn theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP vốn được coi là vướng mắc khiến gần 3000 giáo viên hợp đồng tại Hà Nội không được xét đặc cách.
Trước đó, Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung từng cam kết: Vẫn sẽ thực hiện lời hứa của mình trước đây là giải quyết dứt điểm tình trạng giáo viên hợp đồng đã tồn tại từ cách đây 20 năm, bao gồm cả chế độ bảo hiểm. Hà Nội cũng đã dành ra 3.000 chỉ tiêu biên chế để xử lý những tồn đọng này.
Điều kiện đã có nhưng vẫn còn đó những băn khoăn
Đến thời điểm này có thể nói câu chuyện kêu cứu của giáo viên hợp đồng tại Hà Nội gần như đã có hướng để giải quyết. Với những tiêu chí được nêu rõ ràng có thể thấy việc xét tuyển đặc cách cho giáo viên chỉ là chuyện sớm muộn.
Tuy nhiên vẫn còn đó những băn khoăn với điều kiện: "Có thời gian ký hợp đồng làm giáo viên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội tại các trường công lập thuộc Ủy ban Nhân dân Quận, huyện, thị xã trước ngày 31/5/2015 và hiện nay vẫn đang làm giáo viên hợp đồng tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập".
Điều kiện này đang làm khó nhiều giáo viên, bởi điều kiện này nói rõ giáo viên được xét đặc cách hiện vẫn đang làm hợp đồng tại các trường mầm non, tiêu học và trung học cơ sở công lập.
Trong khi đó nhiều giáo viên hợp đồng tại các Quận, huyện, thị xã đã bị cắt hợp đồng từ mấy tháng nay. Như vậy nếu chiếu theo tiêu chuẩn của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội đương nhiên số giáo viên này sẽ không được xét đặc cách.
Thầy giáo Nguyễn Văn Tăng (Ba Vì, Hà Nội) tâm tư: "Đến thời điểm này mặc dù việc xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng đã có phương án giải quyết. Nhưng bản thân tôi và một số giáo viên hợp đồng huyện Ba Vì cảm thấy rất lo lắng vì đã bị cắt hợp đồng.
Mặc dù việc cắt hợp đồng là đơn phương từ Huyện nhưng chúng tôi không đủ tiêu chuẩn để được xét đặc cách. Điều này gây thiệt thòi rất lớn cho hàng trăm giáo viên".
Giáo viên đã bị cắt hợp đồng có nguy cơ không được xét đặc cách (Ảnh:V.N)
Thầy giáo Nguyễn Viết Tiến (thị xã Sơn Tây) đặt câu hỏi: Chúng tôi đã bị cắt hợp đồng từ đầu năm vậy có được xét đặc cách không?
Theo thầy Tiến: Chủ tịch Thành phố đã hứa sẽ giải quyết hết số giáo viên hợp đồng lâu năm còn tồn đọng. Bên cạnh đó ông Nguyễn Đức Chung cũng nhiều lần khẳng định sẽ dành ra khoảng 3000 biên chế để giải quyết số giáo viên hợp đồng còn tồn đọng. Như vậy đồng nghĩa với việc số giáo viên hợp đồng này sẽ được xét đặc cách hết. Tuy nhiên theo công văn của Sở Nội vụ thì nghiễm nhiên những giáo viên bị cắt hợp đồng sẽ không đủ điều kiện xét đặc cách.
Tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), 256 giáo viên hợp đồng như ngồi trên đống lửa. Bởi theo chỉ đạo của huyện Sóc Sơn: Từ ngày 1/1/2020 sẽ cắt hợp đồng giáo viên. Như vậy hơn 200 giáo viên hợp đồng tại Sóc Sơn cũng có nguy cơ không được xét đặc cách.
Cô giáo Nguyễn Thị Thơm bày tỏ: "Chúng tôi rất hoan nghênh chủ trương xét đặc cách của thành phố cho giáo viên hợp đồng.
Tuy nhiên bản thân tôi và mọi người rất lo lắng nếu bị cắt hợp đồng từ ngày 1/1/2020 chúng tôi sẽ không đủ điều kiện xét đặc cách. Như vậy có phải rất thiệt thòi cho chúng tôi không.
Mong Ủy ban Nhân dân Thành phố và Sở Nội vụ Hà Nội xem xét lại điều kiện giáo viên đang hợp đồng tại các trường công lập vì nhiều đồng nghiệp của chúng tôi đã bị cắt hợp đồng rồi".
Mong chờ quyết định xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng của thành phố Hà Nội (Ảnh:V.N)
Bên cạnh đó nhiều giáo viên cũng bày tỏ sự băn khoăn: Liệu lần này giáo viên hợp đồng có được xét đặc cách? Họ lo ngại bởi tấm gương của 100 giáo viên hợp đồng tại Hà Nam không được xét đặc cách vì những rào cản vô lý.
Cô Thơm tâm tư: "Liệu lần này chúng tôi có được xét đặc cách hay không? Chúng tôi có lý do lo lắng khi tấm gương giáo viên hợp đồng Hà Nam còn đó.
Mong Thành phố sẽ có cơ chế xét đặc cách sớm cho giáo viên hợp đồng lâu năm".
Vũ Ninh
Theo giaoduc
Không được đóng bảo hiểm, giáo viên hợp đồng nguy cơ không được xét đặc cách Nhiều giáo viên đã bị chấm dứt hợp đồng, một số giáo viên khác thì không được đóng bảo hiểm. Số giáo viên này băn khoăn họ có được xét đặc cách hay không? Sau nhiều tháng, vấn đề xét đặc cách cho gần 3.000 giáo viên hợp đồng tại Hà Nội dường như cũng có phương án giải quyết. Theo đó, chiều...