Hạ Long (Quảng Ninh): Những điều nên biết về bãi tắm Hòn Gai
Năm 2019, thành phố Hạ Long ( Quảng Ninh) quyết định dùng ngân sách đầu tư bãi tắm phía Hòn Gai.
Tuy nhiên, hiện còn có những ý kiến không đồng nhất về việc xây dựng một bãi tắm ở Hòn Gai và những băn khoan về kỹ thuật xây dựng.
Phối cảnh bãi Hòn Gai.
Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã thực tế hiện trường, xem xét nhu cầu sử dụng và quy hoạch thiết kế kiến trúc, giải pháp thi công công trình xây dựng này.
Bãi tắm Hòn Gai xây dựng ở cuối đường Trần Quốc Nghiễn, còn gọi là đường bao biển Cột 5, Cột 8. Con đường xây dựng năm 2011, vượt thổ bãi triều, bến cá của một xóm chài thuộc xã Hùng Thắng (cũ). Ở đó từng có một bãi cát trắng dài rộng từ bờ đến lạch Hòn Một, dân địa phương thường đến tắm.
Khi có đường bao biển, chiều hè trên tuyến đường này từ Bến Đoan đến núi Con Cua, đâu lặng sóng nước trong thì người dân tùy tiện xuống tắm (mép nước đường bao biển Cột 5, Cột 8 và khu Vựng Đâng). Các bãi tắm tự phát không đảm bảo an toàn, nguy cơ đuối nước và mất vệ sinh.
Bãi tắm Hòn Gai có chiều dài 900m, rộng 160m, lớp cát trắng phủ mặt bãi tắm dày 1m với khối lượng 50.000m3 và 350.000m3 cát đen lót nền.
Ở đây từng có một bãi cát trắng dài rộng từ bờ đến lạch Hòn Một, dân địa phương thường đến tắm.
Video đang HOT
Nhu cầu tắm biển, hưởng lợi tài nguyên trời phú của người dân khu vực Hòn Gai là chính đáng, song nhiều thập kỷ qua, địa phương chưa thực hiện được. Năm 2019, thành phố Hạ Long quyết tâm giảm bớt chi tiêu, dùng ngân sách địa phương xây dựng một bãi tắm nội địa ở đây.
Tuy nhiên, bãi tắm xây dựng ở nơi đây có nguồn gốc đất là lạch cửa cảng xuất than của Nhà máy sàng tuyển Nam Cầu Trắng (cũ) nên có nhiều khó khăn, đáy nước sâu lại nhiều dư chất bùn than.
Về quy hoạch thiết kế, bãi tắm Hòn Gai thiết kế theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng, có nghiên cứu các thông số chuyên môn kỹ thuật về tiểu vùng khí hậu, thủy triều, hải lưu, sóng, gió. Ứng dụng dữ liệu về sóng gió ngoài khơi tác động đến khu vực của Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA).
Công trình có ứng dụng dữ liệu về sóng gió ngoài khơi tác động đến khu vực của NOAA.
Cụ thể, độ cao cột sóng, chu kỳ sóng, hướng gió, vận tốc gió ở đây… được dự báo mới nhất trong 8 năm (2010-2018). Khu bãi tắm về mùa Đông, có gió hướng Đông Bắc và chính Đông với tần suất lớn hơn 50%, tốc độ gió từ 6-12m/s (có gây sóng lớn). Về mùa hè, gió hướng Đông Nam và chính Nam tần suất trên 30%, tốc độ gió khoảng từ 3-9m/s (sóng nhỏ). Địa mạo, bãi tắm có lợi thế được các đảo đá bao bọc, nên ngoài khơi khi gió cả, triều cường sóng cao tới 7,5m, nhưng vùng thủy diện này cực đại cũng chỉ ở mức 1,53m.
Dưới đáy nước có con đê ngầm (Geotube) dài 650m dọc bãi tắm.
Về quy mô công trình, tổng chiều dài bãi cát nhân tạo 900m, rộng 160m, lớp cát trắng phủ mặt bãi tắm dày 1m với khối lượng 50.000m3 và 350.000m3 cát đen lót nền. Kè hông hai đầu bãi tắm, chiều dài mỗi kè là 100m. Dưới đáy nước có hệ thống đê ngầm (Geotube) dài 650m dọc bãi tắm, để cản sóng và giảm mất cát. Ven bờ có đụn cát như một đê bao chống tràn, chống ngập, bãi cạn, bãi ngầm gần bờ bảo vệ công trình, phòng khi sóng to gió cả. Mặt bãi tắm có độ dốc 1/50 đến 1/150 xuôi ra phía biển tạo sự an toàn cho người bơi lội, thưởng thức thú vui ngâm mình dưới làn nước biển.
Trên bờ, hệ thống giao thông nội bộ kết nối với Quốc lộ thông thoáng, vỉa hè rộng rãi. Cống rãnh thoát nước mặt được thu gom về trạm xử lý nước thải núi Con Cua. Bãi đỗ xe phục vụ bãi tắm, diện tích 10.513m (170m x 89m), cây xanh tiểu cảnh đồng bộ, mỹ quan.
Công nghệ giúp người mù nhìn thấy
Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp cung cấp hình ảnh trực tiếp từ camera vào não của người khiếm thị.
Công nghệ này vẫn đang ở trong giai đoạn mới phát triển, nhưng đã mang lại hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn đối với những người mù.
"Nhìn" không cần mắt
Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Houston (Mỹ) là bước tiến lớn trong việc tạo ra cấy ghép thị giác, cho phép người mù lấy lại một phần khả năng thị giác bị mất. Mặc dù thiết bị như vậy sau nhiều năm nữa mới được đưa ra thị trường, nhưng nhờ công trình của các nhà khoa học, những người khiếm thị tham gia nghiên cứu có thể "nhìn thấy" đường bao các hình dạng, dựa vào các chuỗi tín hiệu điện do camera gửi đến não.
Cách tiếp cận mới "phớt lờ" đôi mắt và cung cấp các chuỗi tín hiệu điện trực tiếp đến não, cảm giác nhìn thấy các hình dạng phát ra ánh sáng khác nhau. Các công việc nghiên cứu tiếp theo về cấy ghép thị giác có thể trả lại một phần khả năng "nhìn" cho những người khiếm thị hoặc bị hỏng dây thần kinh thị giác.
Sự kích thích điện đối với vỏ não thị giác khiến cho những người được điều trị theo cách này "trông thấy" các chớp sáng gọi là đom đóm mắt (phosphene). Đây là những hiện tượng có nguồn gốc không phải là ánh sáng mà là hệ thần kinh. Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã sử dụng điện như một cây bút để xác định các hình dạng trực tiếp lên vỏ não thị giác.
Cung cấp hình ảnh trực tiếp cho não
Tham gia vào thí nghiệm có 6 người tình nguyện, được gắn hệ thống điện cực vào não. Trong số đó có 2 người bị mù, còn 4 người kia có thị lực bình thường.
Cấy một vật gì đó lên não là công việc đặc biệt nguy hiểm, vì thế 4 người tham gia thí nghiệm có thị lực bình thường nói trên được cấy điện cực trong khuôn khổ chương trình điều trị các dạng động kinh khác nhau. Hai người mù đồng ý được cấy implant vào não trong khuôn khổ các nghiên cứu về thiết bị cấy ghép thị giác.
Các nhà khoa học đã lần lượt kích thích các điện cực trong một trình tự giống như viết chữ. Quá trình này có thể so sánh với việc viết chữ cái "N" bằng ngón tay lên lưng của người thứ hai: di chuyển ngón tay lên trên, sau đó xuống dưới rồi lại di chuyển lên trên. Phương pháp này giúp người tiếp nhận tín hiệu cảm nhận được các hình dạng.
Điện cực cấy ghép hoạt động cả ở những người mắt sáng cũng như những người khiếm thị (bị mất thị lực ở tuổi trưởng thành). Mặc dù công nghệ này vẫn đang ở trong giai đoạn rất non trẻ, việc cấy ghép thiết bị vào não có thể mở ra khả năng sử dụng thiết bị để kích thích não và trả lại, dù chỉ một phần, thị lực đã mất.
"Khi chúng tôi sử dụng kích thích điện để "viết chữ" trực tiếp lên não bệnh nhân, họ có thể "nhìn thấy" hình dạng chữ cái" - nhà khoa học Daniel Yoshor, đồng tác giả công trình nghiên cứu, cho biết như vậy.
Cấy ghép thị giác
Những thử nghiệm kích thích vỏ não thị giác trước đó tỏ ra ít hiệu quả. Các phương pháp trước đây coi mỗi điện cực cắm vào não như là một điểm ảnh (pixel) trên màn hình. Kích thích nhiều điện cực, các nhà khoa học gây cảm giác "nhìn thấy" các đốm sáng ở những người tham gia nghiên cứu, tuy nhiên những người này rất khó nhận ra hình dạng. "Thay cho việc xây dựng các hình dạng từ nhiều điểm sáng, chúng ta theo dõi đường bao quanh" - ông Michael Beauchamp, tác giả chính của công trình nghiên cứu, giải thích.
Cho đến nay, người ta mới thử các hình dạng đơn giản, chẳng hạn như các chữ cái C hay W. Trong quá trình thí nghiệm, một trong những người mù đã có thể nhận biết được 86 hình dạng trong 1 phút. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, đường viền bao quanh các đối tượng điển hình, như nhà cửa, ô tô hay thậm chí khuôn mặt người thân, có thể được mô tả trực tiếp lên não.
Cách tiếp cận này, theo các nhà khoa học, cho thấy những người mù có thể lấy lại khả năng phát hiện và nhận biết các dạng khả kiến bằng công nghệ đưa thông tin thị giác trực tiếp vào não bộ. Thế nhưng, các nhà khoa học cho rằng trước khi công nghệ này được áp dụng trong thực hành lâm sàng, chúng ta cần phải vượt qua một vài trở ngại.
"Vỏ não thị giác, nơi được cấy các điện cực, chứa nửa tỷ nơ ron. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chỉ kích thích một phần nhỏ các nơ ron đó. Bước đi quan trọng tiếp theo sẽ là hợp tác với các kỹ sư thần kinh học nhằm mục đích phát triển các hệ thống chứa hàng ngàn điện cực.
Điều đó sẽ giúp chúng tôi kích thích não chính xác hơn. Cùng với phương tiện mới, các thuật toán kích thích hoàn thiện hơn sẽ giúp thực hiện ước mơ cung cấp các dữ liệu hình ảnh hữu ích trực tiếp đến não của người khiếm thị. Đối với nhiều người khiếm thị, khả năng "nhìn thấy" hình dáng các thành viên trong gia đình hay khả năng tự định hướng là một tiến bộ tuyệt vời" - ông Michael Beauchamp nói.
Chứng mù ở phần lớn những người khiếm thị lớn tuổi có nguyên nhân từ việc mắt hoặc thần kinh thị giác bị thương tổn. Trong nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu đề xuất phát triển công cụ có thể hoàn trả khả năng "nhìn", không thông qua cặp mắt bị hỏng mà cung cấp các thông tin trực quan từ camera đến não. Trên tạp chí "Cell", các nhà khoa học ở Trường ĐH Y khoa Houston (Mỹ) đã miêu tả những điện cực cấy ghép(implant) kích thích vỏ não thị giác để "nhìn thấy" các hình dạng mà không cần mắt.
Phát hiện bom bi còn khả năng sát thương sót lại sau chiến tranh Một quả bom bi còn khả năng sát thương sót lại sau chiến tranh vừa được tìm thấy tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trong quá trình đào vét ao, ông Ngô Đình Tự (trú tại khu 8, phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã phát hiện một vật thể lạ, nghi là bom tồn sót sau...