Hà Lan lắp đèn giao thông cho người nghiện smartphone
Sáng kiến này nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông gây ra bởi những người qua đường bất cẩn.
Thành phố Bodegraven của Hà Lan đang thử nghiệm dự án mang tên “Plus Lightlines” nhằm cảnh báo những người nghiện sử dụng smartphone khi đang băng qua đường.
Theo đó, vỉa hè ở mỗi cột đèn giao thông được thiết kế một vạch ngang, làm sáng bởi đèn LED, đặt vào đúng tầm nhìn của người đang sử dụng smartphone.
Đèn tín hiệu giao thông của tương lai. Ảnh: TheVerge.
Vạch sáng này sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu xanh lá cây, theo sự chuyển đổi của đèn tín hiệu giao thông bình thường. Hiện nay, loại đèn tín hiệu đặc biệt này đã được đặt ở những ngã tư gần các trường học.
“Mọi người lúc nào cũng dán mắt vào smartphone khi tham gia giao thông. Những tiện ích của điện thoại như game, nhạc, mạng xã hội làm người dùng mất tập trung khi, gây nên nhiều hậu quả khó lường. Chúng tôi không thể cấm tất cả mọi người sử dụng smartphone khi qua đường, nhưng có thể làm mọi cách để giảm thiểu tai nạn.” Ông Kees Oskam, Ủy viên Hội đồng thành phố chia sẻ.
Trước Hà Lan, một thành phố ở Đức cũng lắp dãy đèn tương tự nhưng đặt gần các đường ray tàu điện. Năm 2014, thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc cũng chia làn đi bộ ra làm hai với phần ngăn cách ở giữa: Một sẽ dành cho những người đi bộ bình thường và một phần còn lại cho những ai luôn cúi mặt xuống màn hình điện thoại.
Anh Thi
Theo Zing
Trẻ em nên dùng smartphone từ lúc mấy tuổi?
Những đứa trẻ luôn muốn sở hữu một chiếc smartphone dù ở bất cứ tuổi nào. Phụ huynh nên đảm bảo một số nguyên tắc để nó không gây hại cho con mình.
Cho trẻ dùng điện thoại là cần thiết nhưng phụ huynh cần biết cách kiểm soát.
Video đang HOT
Về phía trẻ, có vô vàn lý do mà chúng muốn một chiếc smartphone: chơi game, vào Facebook, hay gọi cho bạn bè buôn chuyện hoặc trao đổi bài tập.
Trong khi đó, lý do đầu tiên của phụ huynh khi đưa máy điện thoại cho con dùng là muốn kiểm soát, xem trẻ đang ở đâu, đang học ở trường hay đi chơi với bạn bè, đại khái là muốn giữ liên lạc và kiểm tra giờ giấc sinh hoạt của con.
Vấn đề ở chỗ, hầu hết điện thoại di động hiện nay đều có thể kết nối vào Internet, dễ dàng sục sạc mọi ngõ ngách trên mạng, có khả năng tự tải ảnh, video hoặc liên hệ không giới hạn với người khác. Các bậc phụ huynh cần hiểu rõ những nguy cơ tiềm ẩn khi trang bị điện thoại cho trẻ.
Tuổi nào thì hợp lý?
Theo nghiên cứu của Pew Research năm 2015, số người trưởng thành sở hữu điện thoại tại Mỹ là 72%, phần còn lại là trẻ em. Khảo sát của Influence Central cho biết độ tuổi trung bình mà trẻ em tại Mỹ sử dụng điện thoại lần đầu là 10,3 tuổi.
Một số nơi, trẻ được mua điện thoại riêng từ lúc 4 tuổi.
Trong khi đó, trẻ em Anh có vẻ dùng điện thoại sớm hơn với trung bình 65% trẻ trong độ tuổi từ 8 tới 11 có điện thoại, theo khảo sát của Internet Matters. Khảo sát này cũng cho biết phần đông phụ huynh ở Anh muốn trẻ sử dụng điện thoại ở độ tuổi tối thiểu là 10.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ sử dụng điện thoại từ rất sớm. Một nghiên cứu của Viện Nhi Hoa Kỳ (AAP) khảo sát trẻ ở vùng đô thị nhưng chủ yếu là các cộng đồng thiểu số, thu nhập thấp cho thấy gần như tất cả (96,6%) trẻ đều có điện thoại, và 75% trong số này có điện thoại riêng từ khi 4 tuổi.
Tiến sĩ Pamela Rutledge, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Truyền thông Mỹ nêu quan điểm rằng việc trẻ được phép sử dụng điện thoại cần phải dựa trên nhận thức, cách thức sử dụng điện thoại của trẻ, và quan trọng là khả năng hiểu biết của phụ huynh về cách trẻ sử dụng điện thoại như thế nào.
Thời thế thay đổi
Với thế hệ từng quen việc gõ cửa để hỏi xem bạn có nhà hay không, hay sục sạo trong thư viện để tìm sách thì smartphone là một phạm trù hoàn toàn khác. Việc cha mẹ "lạc hậu" với công nghệ mới không phải hiếm, đơn giản là họ không lớn lên ở thời đại của bọn trẻ vốn coi điện thoại là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Trong khi đó, những câu chuyện về sex hoặc game online bủa vây trẻ nhỏ cũng không phải là hiếm. Việc tiếp cận những thứ đó với một chiếc smartphone kết nối Internet trong tay là rất dễ dàng. Lo sợ điều này, một số phụ huynh cấm tiệt trẻ dùng điện thoại, nhưng điều đó luôn phản tác dụng.
Smartphone là phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ hiện nay.
Smartphone là phần không thể thiếu của thế giới hiện đại và nó luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày. Kể cả khi trẻ không được dùng điện thoại, chúng vẫn có thể dễ dàng mượn điện thoại của bạn ở trường hoặc những lúc bên ngoài.
Vì thế, thay vì cấm trẻ dùng điện thoại, phụ huynh cần nói chuyện với trẻ để chúng hiểu được những nỗi lo của phụ huynh về việc này. Nên hướng dẫn trẻ những kiến thức sử dụng điện thoại, đặc biệt là những nguy cơ xã hội mà thiết bị liên lạc này có thể gây ra.
Chẳng hạn, phụ huynh có thể yêu cầu trẻ thực hiện những việc mà chúng vẫn thường làm trên smartphone, rồi chỉ ra những nguy cơ của việc đó, rồi giải thích nguyên nhân tại sao và hậu quả có thể xảy ra.
Việc chia sẻ vô tội vạ các thông tin cá nhân và gia đình lên mạng xã hội cũng là nguy cơ mà phụ huynh cần nói rõ cho trẻ biết. Hiểu rõ trẻ cần điện thoại làm gì cũng giúp phụ huynh ngăn chặn những nguy cơ có thể xảy ra với trẻ.
Trẻ cần điện thoại làm gì?
Câu hỏi đầu tiên mà mọi phụ huynh cân nhắc là trẻ dùng điện thoại làm gì? Một số phụ huynh cho trẻ 8 hoặc 9 tuổi dùng điện thoại di động là muốn gọi và kiểm tra xem trẻ ở đâu, hoặc để trẻ có thể gọi cho cha mẹ khi có việc cần.
Nếu chỉ với mục đích đó thì một chiếc điện thoại cơ bản (không kết nối Internet) đã là quá đủ. Trẻ không cần tới chiếc iPhone mới nhất để làm việc này.
Cần kiểm soát trẻ dùng điện thoại.
Việc cho trẻ dùng điện thoại giới hạn, ví dụ chỉ được dùng một số giờ trong ngày, luôn là cách tốt nhất để kiểm soát mọi việc, nhất là khi trẻ còn nhỏ tuổi. Điều đó giúp bạn có thể đánh giá cái nào phù hợp, cái nào không.
Ngoài ra, bạn cần cẩn thận và hiểu rõ việc cho phép trẻ được tiếp cận đích xác những tính năng và nội dung nào trên điện thoại.
Khi trẻ học trung học, nhu cầu sử dụng điện thoại có thể là bắt buộc, đồng nghĩa với nguy cơ ngày càng cao, nhất là khi trẻ tiếp xúc nhiều hơn với xã hội. Luôn có quy tắc bắt buộc là trước khi cho trẻ dùng điện thoại, bạn cần trao đổi những quy tắc sử dụng "bất di bất dịch" với trẻ.
Hãy tỏ ra cởi mở nhưng cũng nghiêm khắc với những quy định mà trẻ cần phải thực hiện.
Một số quy định sử dụng
Các bậc phụ huynh cần quyết định ứng dụng nào trên điện thoại mà trẻ có thể sử dụng, khi nào dùng và dùng trong bao lâu. Sử dụng phần mềm kiểm soát trẻ nhỏ là cần thiết để phụ huynh đặt ra giới hạn nội dung mà trẻ có thể truy cập.
Việc đó cũng giúp khóa những nội dung khiêu dâm, những website, ứng dụng và game không phù hợp, đồng thời ngăn trẻ nói chuyện tục tĩu hoặc chơi game trên mạng.
Phụ huynh cần đặt ra quy định trước khi mua cho trẻ điện thoại. Việc đưa ra quy định sau thời gian dài sử dụng thiếu kiểm soát luôn khó khăn và không mang tính hiệu quả thực tế.
Phụ huynh cần đưa ra quy định sử dụng điện thoại cho trẻ.
Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm kiểm soát là quá trình tương tác thường xuyên. Nếu chỉ cài phần mềm xong mà phụ huynh không kiểm tra thường xuyên thì chẳng khác gì "đem con bỏ chợ".
Đưa ra các quy định cũng cần có sự đồng ý của trẻ thì mới hiệu quả. Trẻ cần biết bạn sẽ kiểm tra điện thoại và điều quan trọng là xây dựng lòng tin giữa phụ huynh và trẻ nhỏ.
Bất luận thế nào thì việc cấm trẻ dùng điện thoại luôn phản tác dụng. Phụ huynh cần hiểu rằng smartphone là phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Vấn đề là cần phải có quy định rõ ràng, xác định đâu là những việc cần thiết và biết cân bằng giữa cuộc sống và sức khỏe của trẻ.
Gia Nguyễn
Theo Zing
8 thói quen công nghệ khiến người khác ghét bạn Nghe điện thoại lớn tiếng nơi công cộng, cắm mặt vào màn hình đi giữa đường hay nghe nhạc mà không cần tai nghe là những thói quen làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt mọi người. Công nghệ mang lại nhiều tiện ích, nhưng nếu quá ám ảnh và phụ thuộc vào nó, chúng ta sẽ trở nên mù quáng, vô...