Hà Lan hợp pháp hóa thẻ SIM không phụ thuộc nhà mạng
Hà Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa thẻ SIM không gắn với nhà mạng sau khi có sự sửa đổi trong luật viễn thông của nước này.
Hà Lan là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa thẻ SIM độc lập với nhà mạng
Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, thẻ SIM không gắn với nhà mạng bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Hà Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên công nhận thẻ SIM kiểu này. Một sự thay đổi trong Luật Viễn thông Hà Lan cho phép các công dân nước này không phải gắn với một nhà mạng cụ thể. Đây có thể là tin tốt lành đối với các nhà sản xuất. Họ sẽ không phải kí hợp đồng với các nhà mạng để chắc chắn thiết bị của mình kết nối được. Thay vào đó, họ có thể bán thiết bị kèm theo thẻ SIM và để khách hàng tự lựa chọn nhà mạng.
Video đang HOT
Apple sẽ là một trong những hãng công nghệ hoan nghênh điều luật mới nhất. Hồi năm 2010, Apple đã thử tạo ra thẻ SIM độc lập với nhà mạng. Dự án này không đi tới đâu, có lẽ do những hạn chế về pháp luật.
Theo ICTnews/CNET
80% ngân hàng tại Việt Nam đang ảo hóa máy chủ
Ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng Giám đốc VMware Việt Nam cho biết có tới hơn 80% ngân hàng tại Việt Nam đang sử dụng giải pháp ảo hóa hệ thống máy chủ vì nhìn thấy sự tiết kiệm đầu tư ban đầu rất lớn.
Theo Tổng Giám đốc VMware Việt Nam, ngân hàng đang là đối tượng tích cực triển khai ảo hóa nhất ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các ngân hàng đều tìm cách đưa thêm nhiều dịch vụ mới tới cho khách hàng, mỗi dịch vụ lại gắn với một hoặc một vài ứng dụng. Sự phình to liên tục hệ thống các ứng dụng khiến các ngân hàng cứ khoảng 5 - 10 năm lại phải thay đổi hệ thống core banking một lần. Các ngân hàng đều muốn mở rộng hệ thống CNTT hiện có nhưng với hệ thống vật lý thông thường thì khó có thể mở rộng nếu không chịu chi một khoản kếch xù để trang bị thêm hệ thống thiết bị lưu trữ, máy chủ,... Tuy nhiên, với giải pháp ảo hóa thì việc mở rộng hệ thống có thể diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, miễn là ứng dụng được thiết kế theo hướng cho phép mở rộng.
Đã có ngân hàng chỉ trang bị 12 máy chủ vật lý nhưng vận hành được tới 60 máy chủ ảo với 60 hệ điều hành, ứng dụng khác nhau, gần đây đang dự tính mở rộng khả năng tạo ra tới 160 máy chủ ảo. So với phương thức truyền thống - mỗi máy chủ vật lý chỉ chạy được một ứng dụng, thì rõ ràng với giải pháp ảo hóa, ngân hàng này đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Giải pháp ảo hóa giúp các ngân hàng nhanh chóng triển khai thêm dịch vụ mới cho khách hàng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Không chỉ giảm chi phí đầu tư, vận hành hệ thống, giải pháp ảo hóa còn có thể giúp ngân hàng giảm thiểu rất nhiều thời gian để thiết lập hệ thống CNTT cho 1 chi nhánh mới - chỉ cần 1 ngày thay vì 1 tuần trước đây.
Bên cạnh đối tượng khách hàng là các ngân hàng, VMware đang nỗ lực đưa giải pháp ảo hóa của mình tới các doanh nghiệp, đối tượng được dự đoán sẽ có sự bùng nổ hàng loạt ứng dụng theo xu hướng di động hóa và điện toán đám mây. Với giải pháp của Vmware, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư 10 - 12 server cũng có thể chạy tới 140 - 150 ứng dụng
Hiệu quả của giải pháp VMware đã có minh chứng thực tiễn là tại Dự án Hệ thống thanh toán cước của nhà mạng ở Malaysia, doanh nghiệp viễn thông chỉ đầu tư khoảng 1.000 máy chủ vật lý, cài thêm phần mềm ảo hóa của VMware rồi từ đó có thể ảo hóa ra 10.000 - 15.000 máy để phục vụ hệ thống thanh toán cước, hỗ trợ nhà mạng kết nối dịch vụ với hàng chục ngân hàng, hoặc kết hợp với rất nhiều nhà cung cấp bán lẻ, chuỗi dịch vụ,...
Quay lại với thị trường Việt Nam, ông Huỳnh Phúc Yêm Quán lưu ý, ảo hóa máy chủ chỉ là bước đầu tiên trong việc nhanh chóng giải quyết thách thức tăng trưởng hạ tầng phần cứng khi bùng nổ các ứng dụng mới. Các tổ chức, ngân hàng, cơ quan, doanh nghiệp cần làm quen dần với khái niệm trung tâm dữ liệu định nghĩa bằng phần mềm, trong đó hoạt động ảo hóa sẽ được triển khai ở tất cả các mảng như máy chủ, mạng, lưu trữ,..., hướng tới mục tiêu đưa các ứng dụng lên điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu làm việc di động cho người dùng.
Trao đổi với ICTnews, Tổng Giám đốc VMware Việt Nam cho biết VMware đã và đang đưa khái niệm trung tâm dữ liệu định nghĩa bằng phần mềm về các địa phương, hiện nhiều lãnh đạo tỉnh vẫn chưa hiểu khái niệm này. VMware sẵn sàng hỗ trợ các địa phương cài thử phần mềm ảo hóa trong 60 ngày, đưa các ứng dụng lên chạy thử và đánh giá trong khoảng 1 - 2 tháng. Vừa rồi đã có 1 số địa phương như Cà Mau, Kiên Giang chính thức sử dụng giải pháp ảo hóa của VMware. Dự kiến trong năm 2014 sẽ có thêm một số địa phương khác như An Giang, Cần Thơ, một số tỉnh thành phía Bắc... cùng triển khai mô hình ảo hóa sau khi chia sẻ kinh nghiệm của những địa phương đi trước.
Theo ICTnews
Ba nhà mạng đại gia đều sẵn sàng tham gia cuộc chơi OTT Sau động thái "đánh tiếng" đầu năm nay của Viettel, giờ đây 2 nhà mạng lớn còn lại là Vinaphone và Mobifone đều cho biết đang cân nhắc tham gia vào cuộc chơi OTT, dù có thể là ở các mức khác nhau. Đầu năm nay, Phó Tổng giám đốc Viettel (nay đã nhậm chức Tổng giám đốc) Nguyễn Mạnh Hùng tuyên bố...