Hà Giang: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 là người dân tộc Dao hiến 3.500 m2 đất để làm điều bất ngờ này
Hiến 3.500 m2 đất để xây trường học, mở đường, cùng với việc được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn 16 năm – ông Đặng Văn Đạt, dân tộc Dao, thôn Nà Nghè, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê ( Hà Giang) là một tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới và là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021.
Hiến 3.500m2 đất để xây trường học, mở đường nông thôn mới
Thôn Nà Nghè với đa phần là đồng bào dân tộc Dao, đời sống của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn. Bao đời nay họ vẫn tựa núi, bám rừng để sinh sống.
Ông Đạt bảo với phóng viên Báo Dân Việt rằng: “Từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cuộc sống của bà con ở Nà Nghè bước đầu đã có nhiều đổi thay. Cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng lên”.
Là người uy tín trong thôn, 16 năm nay ông Đạt luôn được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Chủ tịch UBND xã Yên Cường Nguyễn Hữu Cường chia sẻ: “Ông Đạt là người hiểu dân, việc gì có lợi cho dân thì ông quyết làm bằng được. Không chỉ là người đi đầu trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới, gia đình ông còn là hộ làm kinh tế giỏi của thôn”.
Ông Đặng Văn Đạt (thứ 2 bên phải) thôn Nà Nghè, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê (Hà Giang) là một tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới và là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021. Ảnh: Văn Quân
Trò chuyện với tôi, ông Đạt nhớ lại, năm 2019 gia đình ông đã hiến hơn 3.000m2 đất để xây dựng điểm trường của thôn. Hiện nay, điểm trường đã được xây dựng mới, khang trang. Cũng năm đó, ông hiến trên 500m2 đất để mở tuyến đường liên thôn.
Video đang HOT
Ông Đạt chia sẻ: “Hiểu được mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn là làm cho đời sống người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; do đó, muốn thôn ngày một phát triển thì mình cũng như mọi người nên hưởng ứng; làm đường để mình đi hằng ngày, trường, lớp học còn phục vụ lâu dài cho con cháu tiếp tục được hưởng lợi; lợi cho gia đình, lợi cho cộng đồng thôn xóm”.
Xuất phát từ ý nghĩ đó, ông đã chủ động gặp, nói chuyện với gia đình ông Đặng Văn Kẻng cùng thôn, đổi đất để mở tuyến đường từ xã Đường Hồng sang thôn Nà Nghè, xã Yên Cường.
Ông Đạt cho biết, ở Nà Nghè, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Dao. Cuộc sống của người dân còn nghèo nên việc vận động hiến đất, góp công, góp của làm đường lúc đầu là rất khó khăn. Chính bởi vậy, bản thân ông là Trưởng thôn phải là người đi đầu, làm cho dân thấy được cái lợi lâu dài từ việc hiến đất để xây trường học, mở đường.
Với “thâm niên” 16 năm làm Trưởng thôn, ông Đạt luôn được người dân trong thôn yêu mến và tín nhiệm.
Sinh ra và lớn lên ở Nà Nghè, ông am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của dân tộc Dao cũng như cuộc sống, tính cách của từng gia đình, từng người dân trong thôn. Chính vì vậy, ông luôn là người đứng ra giải quyết, hòa giải các vấn đề phát sinh trong thôn một cách hiệu quả; vận động người dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Từ khi có Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được triển khai về xã, về thôn, ông Đạt đã có những nhận thức tích cực về tầm quan trọng của việc xây dựng NTM.
Ông chia sẻ: “Trước đây, đời sống bà con trong xã, trong thôn còn nghèo khổ lắm. Đường đi trong xã, trong thôn chủ yếu là đường đất, đá; đi lại rất khó khăn. Từ khi có Chương trình xây dựng NTM, bà con được Nhà nước hỗ trợ xi măng, một phần kinh phí để làm đường bê tông nông thôn, đáp ứng mong muốn của bà con bao lâu nay, nên tôi luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong thôn hiểu rõ từ đó nhiệt tình ủng hộ, đóng góp công sức, hiến đất để làm đường giao thông”.
Thu nhập hơn 200 triệu đồng từ nuôi trâu, thả cá
Bên cạnh việc tận tình, hết mình vì công việc và các phong trào của thôn, ông Đạt còn là tấm gương sáng trong sản xuất, phát triển kinh tế. Hiện nay, gia đình ông thường xuyên duy trì nuôi vỗ béo đàn trâu trên 10 con. Ngoài ra, ông đào ao thả cá và trong chuồng luôn duy trì đàn lợn từ 30 con trở lên.
Với mong muốn giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, gia đình ông Đạt đã phát triển mô hình kinh tể trang trại VAC: vườn – ao – chuồng. Ban đầu, do ít vốn, thiếu kinh nghiệm, ông chỉ nuôi gần 3-5 con trâu.
Vừa làm, ông vừa tìm hiểu thêm thông tin từ cán bộ nông nghiệp, thú y xã, qua sách báo, ti vi và các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật tại địa phương để có thêm kiến thức về cách chăm sóc, phòng, trị bệnh cho đàn trâu.
Với mô hình phát triển kinh tế, mỗi năm, sau khi trừ các chi phí, gia đình ông Đạt có thu nhập 200 triệu đồng.
Với vai trò Trưởng thôn, ông Đạt thường xuyên thăm hỏi, nắm tình hình, phản ánh ý kiến, kiến nghị của người dân đến chính quyền địa phương; đồng thời động viên người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Ông luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, phương thức làm ăn, cách phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi… cho bà con trong thôn.
Tỉnh Hà Giang đề xuất nâng cấp Quốc lộ 4 nối Hà Giang - Lào Cai
Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết vừa nhận được công văn của UBND tỉnh Hà Giang đề nghị đầu tư thông tuyến và hoàn thành đồng bộ dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai.
Theo đó, văn bản số 4335/UBND-KTTH do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn gửi Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ: Dự án đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai có tổng chiều dài khoảng 220 km đi qua địa bàn các huyện, xã đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Hà Giang và Lào Cai.
Dự án được triển khai từ tháng 3/2008, dự kiến hoàn thành trong năm 2013. Từ khi khởi công, đoạn qua địa bàn tỉnh Lào Cai dài 98km đã được thi công và hoàn thành năm 2015; đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hà Giang dài 122km đến hết năm 2020 mới được đầu tư, hoàn thành được 45km.
"Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, từ tháng 3/2011 đến nay toàn bộ dự án tạm dừng thực hiện; hiện dự án còn khoảng 77km chưa được đầu tư, đặc biệt đoạn qua đèo Tây Côn Lĩnh dài 21km chưa được đầu tư để thông tuyến", văn bản số 4335 cho hay.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Hà Giang, Quốc lộ 4 thuộc hệ thống đường vành đai biên giới (vành đai 1) được quy hoạch là tuyến quốc lộ chính yếu của khu vực phía Bắc (vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050), có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng ...
Mặt khác, phía Trung Quốc đã đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông với quy mô rất lớn. Vì vậy với tính liên kết các vùng phát triển kinh tế trong khu vực, Quốc lộ 4 khi được đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sẽ thúc đẩy việc phát triển kinh tế biên mậu, giao thường hàng hóa khu vực biên giới, góp phần xóa đói, giảm nghèo...
Do đó, UBND tỉnh Hà Giang cho rằng việc đầu tư xây dựng thông tuyến và đồng bộ toàn tuyến Quốc lộ 4 hiện nay là cần thiết và cấp bách. Vì vậy, UBND tỉnh Hà Giang đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành liên quan xem xét bố trí vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư thông tuyến và hoàn thành đồng bộ đoạn Quốc lộ 4 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện UBND huyện Hoàng Su Phì - địa phương có tuyến Quốc lộ 4 đi qua cho hay, là một trong những huyện khó khăn nhất của Hà Giang và của cả nước, nơi các dự án giao thông chưa được hoàn thiện dẫn đến kinh tế của địa phương rất khó khăn. Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành giai đoạn 1 của Quốc lộ 4 đoạn đoạn Km 339-Km 368 qua địa bàn huyện nhưng chưa phát huy hết ý nghĩa của tuyến đường.
"Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần triển khai tiếp giai đoạn 2 của dự án để kết nối đồng bộ từ huyện Hoàng Su Phì lên được cửa khẩu Thanh Thủy qua đèo Tây Côn Lĩnh sang Trung Quốc dài khoảng 24 km. Khi đó mới phát huy được toàn bộ ý nghĩa kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của dự án", đại diện UBND huyện Hoàng Su Phì cho hay.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, trong danh mục các dự án đề xuất nguồn vốn từ gói kích cầu kinh tế thuộc Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 mà Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có đề xuất vốn để đầu tư hoàn thiện Quốc lộ 4 (Dự án đầu tư, nâng cấp đường nối Quốc lộ 4C và Quốc lộ 4D đoạn Km296 (tránh thị trấn Cốc Pài) và đoạn Km368-Km388 thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang)...
Chuyển đổi số nông nghiệp: Câu chuyện thực tế của nữ tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 trồng đông trùng hạ thảo Trong sản xuất nông nghiệp, càng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào thì sức người càng được giải phóng. Khi đó, chúng ta sẽ tiết kiệm được công lao động, tỷ lệ rủi ro sẽ ít đi. Hiệu quả kinh tế cũng được nhân lên... Đó là những chia sẻ của Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021-...