Hà Giang kiến nghị Bộ Công an điều tra dấu hiệu đưa, nhận hối lộ
Sáng nay (25/10), Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên án sơ thẩm đối với 5 bị cáo trong vụ tiêu cực thi cử xảy ra vào năm 2018 tại tỉnh này. Toà tuyên tổng 20 năm tù cho các bị cáo, cùng với đó toà có kiến nghị nóng tới Bộ Công an.
Do nể nang bạn bè, người thân
Cụ thể, Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định, Nguyễn Thanh Hoài (SN 1969, nguyên Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang) là người chủ động liên hệ với Vũ Trọng Lương (SN 1978, nguyên Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Giáo dục) để bàn bạc các thông tin liên quan đến việc sửa điểm, nâng điểm bài thi cho các thí sinh.
Hoài là người giữ vai trò chủ mưu, Lương là người duy nhất trực tiếp sửa bài thi, cả 2 đã có sự câu kết chặt chẽ với nhau.
Theo HĐXX, nếu Hoài không đưa chìa khoá thì Lương sẽ không thể sửa được điểm và ngược lại, nếu Lương không nhận lời nâng điểm thì hậu quả nâng điểm không xảy ra. Hành vi của 2 bị cáo này thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức.
Ngoài ra, Hoài không phải chịu trách nhiệm hình sự cho 14 danh thí sinh tự nhận của Lương, và Lương không chịu trách nhiệm cho 12/13 thí sinh của Hoài tự nhận do Triệu Thị Chính – nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang.
Các bị cáo đã thực hiện hành vi cố ý trực tiếp, là do nể nang bạn bè, người thân.
Cơ quan An ninh điều tra trong quá trình điều tra đã không tìm thấy dấu hiệu nhận tiền bạc để nâng điểm của các bị cáo, tuy nhiên do vụ án xảy ra ở Hà Giang, toà sơ thẩm kiến nghị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vào cuộc điều tra, làm rõ xem có dấu hiệu đưa, nhận hối lộ hay không.
Khám xét nơi ở của Hoài và Lương, cơ quan điều tra không lưu giữ được tài liệu đưa, nhận hối lộ.
Với bị cáo Phạm Văn Khuông (SN 1959, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang), mặc dù là Phó Giám đốc Sở nhưng có con trai tham gia kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, theo quy chế không được phân công nhiệm vụ gì.
Bằng mối quan hệ đồng nghiệp nhiều năm công tác, là Phó giám đốc phụ trách Hoài, có tầm ảnh hưởng với Hoài. Trước và trong kỳ thi, bị cáo Khuông biết Hoài có quyền hạn.
2 lần nói Hoài giúp đỡ, Hoài thừa nhận 2 lần không nói nâng điểm nhưng bị cáo Khuông và Hoài đều hiểu là nâng điểm. Bị cáo Khuông không đưa tiền hay vật chất nào khác. Kết quả con trai Khuông được nâng 13,3 điểm do Hoài giúp đỡ.
Lợi ích không phải là tiền, số điểm con bị cáo nâng lên để đạt nguyện vọng. Thoả mãn các yếu tố về tội danh truy tố.
Bị cáo Lê Thị Dung (SN 1969, Phó Đội trưởng Đội Giáo dục Đào tạo Y tế, Lao động xã hội thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an Hà Giang) trong kỳ thi 2018 không được phân công nhiệm vụ, thông qua công tác phối hợp các năm trước, lợi dụng ảnh hưởng trong mối quan hệ công tác với Hoài đã nhờ nâng điểm 20 thí sinh. Kết quả 20 đều được nâng điểm rất cao, trong đó có thí sinh được nâng 29,95 điểm/4 môn thi trắc nghiệm. Hành vi của bị cáo gây mất niềm tin cho nhân dân.
Tiếp tục điều tra, làm rõ có việc đưa, nhận hối lộ
HĐXX nhận định với bị cáo Triệu Thị Chính, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 là người có chức vụ quyền hạn, trong kỳ thi diễn ra đã đưa danh sách 13 thí sinh cho Hoài. Mặc dù trong giai đoạn điều tra và xét xử đều cho rằng không phạm tội như cáo trạng truy tố, chỉ nhờ xem điểm cho 13 thí sinh, không nhờ nâng điểm.
Video đang HOT
Bị cáo cho rằng quy trình chấm văn chặt chẽ, Hoài không đủ khả năng để nâng được điểm, bị cáo không được thoả thuận với Hoài.
Tuy nhiên, tại biên bản làm việc với đoàn Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận việc nâng điểm cho từng thí sinh.
Người làm chứng là mẹ đẻ của 1 thí sinh ban đầu bà chỉ nhờ bị cáo Chính xem điểm, sau khi hội đồng xét xử công bố lời khai, bà xác nhận lời khai là đúng. Trong kỳ thì nhờ Chính nâng điểm, kết quả không được nâng. Ngoài bà chính, phụ huynh này không quen ai ở Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang, không cung cấp tin cho ai ngoài bà Chính.
Toà sơ thẩm nhận định, hành vi của các bị cáo đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự của nhà giáo, niềm tin của xã hội, của dư luận với cơ quan chức năng.
Hơn nữa, Chính và Hoài đều khẳng định trong công tác và trong cuộc sống không có mâu thuẫn, điều này để lý giải cho việc Chính khai tại toà bị Hoài lôi vào cuộc. Lời khai danh sách 12/13 thí sinh chính đưa là thực tế khách quan, nếu có ý đồ đổ lỗi đã khai khác.
Như vậy, lời khai của Hoài nói Chính đưa danh sách 12/13 thí sinh, lời khai của Lương được nhìn thấy danh sách 13 thí sinh là có căn cứ đáng tin cậy. Với chức vụ của mình, bị cáo Chính đã dùng ảnh hưởng của mình để tác động ghép phách, kiểm dò, nâng điểm cho môn Ngữ văn. Tội phạm hoàn thành từ khi bị cáo Chính đưa danh sách cho Hoài. Hành vi của Chính được HĐXX xác định là lỗi cố ý trực tiếp.
Ngoài ra, không có căn cứ chứng minh bị cáo nhận tiền, tài sản khác để chuộc lợi. Từ đó, đủ cơ sở khẳng định, Viện kiểm sát truy tố Chính là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Điểm thi môn Ngữ văn chưa được nâng là khách quan, phạm tội chưa đạt.
Toà không chấp nhận yêu cầu của các luật sư bào chữa cho Chính, tuyên bị cáo không phạm tội.
HĐXX đánh giá hành vi phạm tội của 5 bị cáo là nguy hiểm cho xã hội. Các bị cáo đều là người có chức vụ quyền hạn, đủ năng lực trách nhiệm hình sự, trong đó có 4/5 thầy giáo am hiểu quy định của ngành, lẽ ra phải gương mẫu đi đầu, cương quyết chống tiêu cực trong thi cử, chỉ vì nể nang, các bị cáo đã thực hiện hành vi vi phạm quy chế thi bằng hình thức nâng điểm, làm kỳ thi diễn ra không khách quan, minh bạch và công bằng.
Việc làm này gây mất uy tín, công bằng trong xã hội, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong dư luận xã hội.
Toà đồng ý cần xử phạt Hoài cao hơn Lương, Viện kiểm sát đề xuất là tương xứng tính chất với hành vi phạm tội mà các bị cáo gây ra.
Đồng thuận viện, áp dụng mức hình phạt cho bị cáo Dung cao hơn bị cáo Khuông, cho Khuông hưởng án treo là phù hợp.
Với bị cáo Chính, không được áp dụng giảm nhẹ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đồng ý để viện áp dụng tình tiết phạm tội chưa đạt, mức hình phạt Viện kiểm sát đề nghị là phù hợp.
Đáng chú ý, toà sơ thẩm cũng kiến nghị tới Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra. Do vụ án xảy ra tại tỉnh nên HĐXX kiến nghị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) tiếp tục điều tra cho khách quan để làm rõ những người nhờ nhóm cán bộ giáo dục nâng điểm có hành vi đưa hối lộ và các bị cáo trong vụ án có hành vi nhận hối lộ hay không.
Điều tra thí sinh cá biệt ở huyện Xín Mần nhưng lại đạt điểm cao, đỗ trường công an; điều tra thông tin mỗi thí sinh mất 500 triệu đồng để chạy điểm thi.
Ngoài ra, HĐXX kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang lưu giữ bài thi THPT 2018 để làm bằng chứng. Về kiến nghị của luật sư về việc kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi quy chế tổ chức thi để chặt chẽ hơn, HĐXX nhận thấy không cần thiết bởi kỳ thi THPT 2019 vừa qua đã tổ chức rất tốt.
Theo danviet
Cựu PGĐ Sở GD-ĐT Hà Giang "nhắc khéo" cấp dưới, con trai được nâng 13,3 điểm
Cựu Phó Giám đốc (PGĐ) Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang Phạm Văn Khuông không trực tiếp can thiệp nhờ sửa bài thi, nâng điểm cho hàng loạt thí sinh thi tốt nghiệp tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Tuy nhiên, bị cáo bị truy tố về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015 do có con trai là một trong 114 thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi này với số điểm được nâng lên đến 13,3 điểm.
Sáng 15/10, HĐXX TAND tỉnh Hà Giang tiếp tục xét xử vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang. 5 bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Hoài (SN 1969, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang); Vũ Trọng Lương (SN 1978, nguyên Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang); Triệu Thị Chính (SN 1968, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo, hiện đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú); Phạm Văn Khuông (SN 1959, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo, hiện bị cấm đi khỏi nơi cư trú); Lê Thị Dung (SN 1969, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang, hiện bị cấm đi khỏi nơi cư trú).
Theo Infonet: Trả lời HĐXX TAND tỉnh Hà Giang sáng 15/10, bị cáo Phạm Văn Khuông, cựu Phó Giám đốc (PGĐ) Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang cho biết mặc dù có con trai học trường chuyên của tỉnh nhưng chỉ lo con... trượt tốt nghiệp THPT.
Phạm Văn Khuông không trực tiếp can thiệp nhờ sửa bài thi, nâng điểm cho hàng loạt thí sinh thi tốt nghiệp tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Tuy nhiên, bị cáo bị truy tố về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015 do có con trai là một trong 114 thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi này với số điểm được nâng lên đến 13,3 điểm.
Đáng chú ý, Phạm Văn Khuông cho biết con trai bị cáo là học sinh của Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang, nhưng điều bị cáo lo nhất là con trai trượt tốt nghiệp, và chỉ mong con vươt qua kỳ thi tốt nghiệp để học nghề tại một trường trung cấp nghề nào đó.
Hiện con trai bị cáo Khuông đang học Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ tại Hà Nội.
Bị cáo cho biết mỗi khi nhắc đến chuyện này con bị cáo rất buồn vì bị ảnh hưởng bởi tâm lý, bởi nếu không nâng điểm thì con trai bị cáo vẫn đủ điểm vào trường này. Đây là điều mà bị cáo vô cùng đau lòng, bị cáo vô cùng ân hận về việc này.
Thẩm phán - Chủ tọa Vương Thị Thu Hà đặt câu hỏi: Đã là học sinh trường chuyên thì phải học giỏi, tại sao lại lo trượt tốt nghiệp? Phải chăng ngày trước con trai bị cáo đã phải "chạy" để vào trường chuyên?
Phạm Văn Khuông nói: "Con bị cáo không chạy vào trường chuyên. Bị cáo chỉ lo tốt nghiệp vì lúc ôn thi có một vài môn cháu không chú tâm lắm, chỉ sợ con trẻ sơ xảy một tí là bị điểm liệt".
Bị cáo Phạm Văn Khuông đang khai tại phiên tòa. Nguồn: Infonet
Nói về quá trình "nhờ" cấp dưới là Nguyễn Thanh Hoài - Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý Chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, Phạm Văn Khuông cho biết, trong một bữa cơm liên hoan của cơ quan, bị cáo nói "chỉ lo con trai trượt tốt nghiệp" và Hoài nói "đã hiểu".
"Bị cáo hoàn toàn không nói đến chuyện nâng điểm môn nào, nâng bao nhiêu điểm, chỉ nhờ chung chung vậy thôi", bị cáo Khuông nói.
Mặc dù chỉ "nói chung chung" nhưng kết quả là con trai ông Phó Giám đốc Sở đã được nâng 13,3 điểm với số điểm tốt nghiệp cao chót vót. Khuông cho biết mình chỉ nói với Hoài như thế và cho rằng Hoài cũng hiểu cần phải nâng điểm cho con trai mình.
"Đấy là tự nguyện của anh Hoài thôi, bị cáo không có ra lệnh cho anh Hoài - Phạm Văn Khuông nói - Tuy rằng không nói rõ là nhờ nâng điểm, nhưng bị cáo nói như thế là nghĩ rằng anh Hoài hiểu là cần phải nâng điểm cho bị cáo. Bị cáo chỉ mong rằng anh em có quyền đến đâu thì giúp đỡ đến đó".
Khi làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang, Phạm Văn Khuông được phân công phụ trách Phòng Khảo thí (trực tiếp quản lý bị cáo Hoài) và Phòng Giáo dục mầm non.
Theo bị cáo Khuông, khoảng từ 3/7/2018 trở về trước, có một lần bà Triệu Thị Chính (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT) gọi cho bị cáo hỏi con trai bị cáo tên là Tuấn Minh hay Minh Tuấn có số báo danh nào. Bị cáo nói "không nhớ, chỉ nhớ 3 số cuối SBD là 384".
"Bị cáo và anh Hoài tình cảm như anh em nên không có chuyện vật chất gì, bị cáo không đưa cho Hoài bất kỳ cái gì và cũng không hứa hẹn nâng đỡ Hoài trong công tác", Phạm Văn Khuông khẳng định lại.
Tuy nhiên, cuối cùng Khuông vẫn thừa nhận bản chất câu chuyện trao đổi với Hoài là có nhờ Hoài nâng điểm, chỉ có điều không nói rõ hai chữ "nâng điểm" mà thôi.
Như Dân Việt đã thông tin: Theo cao trang, trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, bị can Hoài đã bàn bạc và thống nhất với Lương việc sửa bài thi, nâng điểm cho các thí sinh.
Nguyễn Thanh Hoài là người đưa chìa khoá phòng lưu trữ bài thi để Lương vào lấy các túi bài rồi sau đó sửa điểm.
Mặc dù bi ông Hoài không trực tiếp can thiệp sửa kết quả bài thi của thí sinh nhưng đã đưa danh sách 93 thí sinh cho bi can Lương để sửa chữa, nâng điểm. Lương trực tiếp nhận giúp nâng điểm 14 thí sinh.
Lương cũng là người thực hiện thao tác trên máy tính can thiệp, sửa kết quả 309 bài thi các môn trên 249 ảnh gốc bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) của 107 thí sinh để nâng điểm.
Con bi can Phạm Văn Khuông đã nhờ Hoài nâng điểm cho con trai để đăng ký xét tuyển Đại học Y Thái Bình. Kết quả là con trai bi can Khuông được nâng 13,3 điểm 3 môn thi trắc nghiệm.
Bi can Triệu Thị Chính được xác định đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của trưởng ban chấm thi, vi phạm quy chế thi, đưa danh sách 13 thí sinh nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm môn ngữ văn cho 12 thí sinh và xem điểm cho 1 thí sinh.
Bị cáo Triệu Thị Chính có hành vi can thiệp nhờ nâng điểm môn Ngữ văn.
Cơ quan điều tra xác định giữa 2 bị can đã thống nhất số điểm cần nâng, nhưng vì lý do khách quan nên Hoài chưa thực hiện can thiệp nâng điểm. Ngoai ra, bi can Lê Thị Dung đã nhờ bi can Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh.
Cáo trạng của Viện kiểm sát nêu rõ: "Hành vi phạm tội của các bị can nói trên đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gian lận trong thi cử không chỉ để lại hậu quả trước mắt mà còn về lâu dài sẽ đào tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng thấp và yếu kém, tác động đến đạo đức xã hội, không còn sự công bằng trong xã hội...".
Trong đó, thí sinh được nâng điểm cao nhất là 29,95 điểm vơi 4 môn trắc nghiệm gồm toán, ngoại ngữ, hóa và lý. Thí sinh được nâng ít nhất 2,2 điểm vơi 1 môn.
Cơ quan điều tra cung lấy lời khai của phụ huynh, người liên quan đến 99/107 thí sinh, có 41 người khẳng định đã nhờ Nguyên Thanh Hoài và ông Vu Trong Lương nâng điểm cho con, cháu họ.
Đáng chú ý, cáo trạng cũng xác định không có gia đình thí sinh nào khai nhận có đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị để nhờ nâng điểm. Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương đều khai chỉ giúp nâng điểm do mối quan hệ quen biết, bạn bè, người thân.
Theo danviet
Những chi tiết chưa từng kể trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo gọi riêng Trưởng phòng khảo thí chất lượng ra dặn dò những lời "gan ruột"; danh sách thí sinh cần nâng điểm được các bị cáo đưa nhau đến 3 lần. Thủ đoạn tinh vi để nâng điểm là những điều khiến dư luận không khỏi bàng hoàng trong kỳ thi THPT quốc gia...