Hà Giang khẩn trương truy vết trường hợp liên quan ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng
Liên quan đến trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên trong cộng đồng là bệnh nhân Nguyễn Công V (sinh năm 1970, địa chỉ Tổ 9, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang), ngành Y tế tỉnh Hà Giang và chính quyền địa phương đang khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân ở phường Ngọc Hà ( thành phố Hà Giang, Hà Giang). Ảnh: Minh Tâm/TTXVN
Theo đó, từ đêm 25/10 đến sáng 27/10, ngành Y tế tỉnh đã lấy mẫu sàng lọc cộng đồng tại tất cả tổ dân phố trên địa bàn phường Ngọc Hà. Tính đến sáng 27/10, ngành đã tiến hành lấy gần 3.000 mẫu test nhanh, kết quả ghi nhận thêm 6 trường hợp tại cộng đồng dương tính với SARS-CoV-2. Đồng thời, tỉnh tổ chức điều tra, truy vết xác định được 36 trường hợp F1 đang cách ly tại nhà và 69 trường hợp F2; khử khuẩn các cơ quan, đơn vị, gia đình có F0 và các hộ có tiếp xúc gần.
Sở Y tế Hà Giang cũng huy động nhân lực của huyện Quản Bạ và các đơn vị y tế tuyến tỉnh thực hiện hỗ trợ truy vết, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ công dân của phường Ngọc Hà; thành lập 3 chốt khu vực Tổ 9, đồng thời phong tỏa phường Ngọc Hà.
Ngay trong sáng 27/10, phường Minh Khai cũng tiến hành phong tỏa ngõ 58C, đường Trần Phú, Tổ 14 phường Minh Khai (thành phố Hà Giang) để phòng, chống dịch COVID-19.
Kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch tại phường Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Giang đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giúp người dân hiểu và chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng; tiến hành khoanh vùng nghiêm ngặt và truy vết thần tốc nguồn gốc lây lan dịch bệnh; tạm dừng toàn bộ hoạt động vui chơi, thể thao tập trung đông người, đóng cửa những cửa hàng, dịch vụ không thiết yếu như karaoke, cơ sở làm đẹp…; thực hiện có hiệu quả việc quản lý địa bàn, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ở phường Ngọc Hà; tập trung nhân lực, vật lực giúp phường Ngọc Hà quản lý địa bàn, truy vết, lấy mẫu, đảm bảo ổn định trật tự tại địa phương.
Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Giang sau khi phát hiện 7 trường hợp F0 trong cộng đồng, UBND thành phố đã quyết định cho học sinh các trường Trung học Cơ sở, Tiểu học và Mầm non trên địa bàn thành phố nghỉ học từ ngày 27/10.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã có quyết định cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Giang nghỉ học từ ngày 27/10. Riêng học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hà Giang thực hiện ăn, học tại trường. Sở này chỉ đạo các trường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương bảo vệ cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ học; nắm tình hình sức khỏe giáo viên, học sinh để kịp thời xử lý khi có trường hợp nghi nhiễm.
Video đang HOT
Thế giới vượt 234,2 triệu ca mắc COVID-19; dịch bệnh vẫn phức tạp tại Đông Nam Á
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 30/9, thế giới ghi nhận tổng cộng 234.240.846 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.791.252 ca tử vong.
Trên 211,04 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn trên 18,4 triệu bệnh nhân đang điều trị.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Lào, Malaysia, Campuchia, Singapore, Hàn Quốc.
Cụ thể, Lào ghi nhận 358 ca mắc mới COVID-19 và 1 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 23.846 ca, trong đó có 18 ca tử vong. Do số ca mắc tiếp tục tăng, Chính phủ Lào thông báo gia hạn các biện pháp hạn chế thêm 2 tuần nữa, đến ngày 15/10. Bên cạnh đó, những cá nhân, các thực thể pháp lý hay các tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch của nước này sẽ bị truy tố theo các bộ luật và quy định liên quan, tùy từng trường hợp.
Còn Malaysia ghi nhận thêm 12.735 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 2.245.695. Theo Bộ trưởng Nội vụ Hamzah Zainudin, Malaysia vẫn đang ở giai đoạn coi COVID-19 là đại dịch và việc nước này có sẵn sàng chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu hay không dựa trên quyết định của Bộ Y tế. Ông Hamzah Zainudin cho biết Bộ Y tế sẽ tuyên bố khi nào đất nước đã sẵn sàng (cho việc chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu) và khi đó, Cục Di trú cùng Lực lượng Hành động Trung ương (GOF) sẽ sẵn sàng cho việc mở cửa biên giới trở lại. Hiện Malaysia vẫn duy trì lệnh cấm đi lại xuyên bang, chỉ cho phép đi lại xuyên quận và thực hiện "bong bóng du lịch" ở đảo Langkawi đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19.
Tại Campuchia, nước này có thêm 978 ca mắc mới và 17 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh đến nay lên 112.651 ca, trong đó có 2.319 ca tử vong. Tính từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 trên quy mô lớn ngày 20/2 đến ngày 29/9 vừa qua, đã có 9.898.651 người từ 18 tuổi trở lên (tương đương 98,99% tổng số người trưởng thành ở nước này), được tiêm ít nhất một mũi vaccine, trong đó 9.406.034 người đã hoàn thành hai mũi tiêm. Bắt đầu từ ngày 11/10 tới, chính quyền thủ đô Campuchia sẽ triển khai tiêm phòng liều tăng cường cho toàn bộ người dân đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 trước đó, với khoảng cách tối thiểu giữa mũi thứ 2 và thứ 3 là 4 tháng.
Singapore cũng ghi nhận thêm 2.268 ca mắc mới COVID-19, cao hơn mức kỷ lục ghi nhận 1 ngày trước đó 32 ca. Như vậy, trong 2 ngày qua, số ca mắc mới tại Singapore liên tục lập mốc cao nhất từ trước tới nay. Tình hình dịch bệnh tại Singapore diễn biến phức tạp trong bối cảnh nước này vừa nới lỏng các hạn chế sau khi được ghi nhận là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao trong khu vực và thế giới, với hơn 80% dân số đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trước tình hình trên, từ tuần này, Singapore đã phải siết chặt lại một số hạn chế, trong đó giới hạn không được tụ tập quá 2 người và yêu cầu người dân làm việc tại nhà.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tại Hàn Quốc, chính phủ đã kêu gọi người dân nên hạn chế đi du lịch và tụ tập trong 2 ngày lễ sắp tới là Ngày lập nước (3/10) và Ngày sáng tạo chữ Hàn Hangeul (9/10) trong bối cảnh số ca mắc tại Hàn Quốc tăng mạnh sau Trung thu.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đang cân nhắc việc công bố mức giãn cách xã hội áp dụng từ tuần tới, sau cuộc họp Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương ngày 1/10. Nhiều khả năng nước này sẽ gia hạn mức giãn cách xã hội hiện nay, do quy mô lây nhiễm vẫn đang ở mức cao sau đợt nghỉ lễ Tết Trung thu và khó để điều chỉnh mức độ phòng dịch một cách vội vàng trước thềm chuyển đổi hệ thống phòng dịch, khôi phục dần đời sống thường nhật cho người dân vào đầu tháng 11 tới.
Hàn Quốc phát hiện thêm 2.564 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất trong các thứ Tư từ đầu dịch. Số ca nhiễm mới đã ở mức 4 con số trong 86 ngày liên tiếp kể từ ngày 7/7.
Tại châu Âu, Nga và Ukraine ghi nhận số ca tử vong và ca mắc tăng mạnh. Cụ thể, Nga ghi nhận thêm 867 ca tử vong do COVID-19 - cao nhất từ trước tới nay, và 23.883 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 7.511.026 ca, trong đó có 207.255 ca tử vong.
Ukraine cũng ghi nhận số ca mắc mới tăng mạnh với 11.757 ca mắc mới. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 4 vừa qua, số ca mắc mới tại Ukraine tăng gần 12.000 ca/ngày. Nước này cũng ghi nhận thêm 194 ca tử vong.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Pháp, chính phủ nước này thông báo bắt đầu áp dụng quy định yêu cầu thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên trình chứng nhận y tế khi tới các địa điểm công cộng như nhà hàng, câu lạc bộ thể thao và rạp chiếu phim. Trong 2 tháng qua, người trưởng thành tại Pháp đã phải thực hiện quy định này. Pháp ban hành quy định nói trên nhằm bảo vệ các kết quả phòng chống dịch COVID-19 mà nước này đạt được trong bối cảnh có nhiều lo ngại khả năng số ca nhiễm mới gia tăng khi thời tiết lạnh hơn và có nhiều người tham gia các hoạt động ngoài trời hơn.
Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, từ ngày 1/10 tới, các địa điểm thể thao ngoài trời được phép hoạt động hết công suất, trong khi các địa điểm thể thao trong nhà được phép phủ kín 80% khán đài. Người hâm mộ thể thao sẽ cần giữ khoảng cách 1,5 mét và đeo khẩu trang khi đến xem thi đấu, được phép uống nước nhưng không được mang đồ ăn hoặc hút thuốc lá.
Trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ 5 nhanh chóng qua đi trong khi tỷ lệ người tiêm chủng vaccine đạt hơn 77% dân số, chính quyền trung ương và các địa phương của Tây Ban Nha đã nhất trí cho phép các trung tâm thể thao ngoài trời được tăng số lượng người tham gia trong tháng 9 này. Đến nay, Tây Ban Nha ghi nhận hơn 4,95 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 86.397 ca tử vong.
Tại vùng Caribe, các bãi biển và bể bơi ở thủ đô La Habana của Cuba, cũng như đại lộ El Malecon nổi tiếng ven biển, đã mở cửa trở lại sau 9 tháng đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các bãi biển và bể bơi được phép hoạt động 50% công suất nhưng phải đảm bảo thực hiện tất cả các biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, tại các bể bơi và khu vực bãi biển, việc đeo khẩu trang là bắt buộc trừ khi bơi lội. Ngoài ra, chính quyền La Habana cũng cho phép người dân tập thể dục ở những nơi công cộng.
Giới chức Cuba cho biết nước này sẽ mở lại biên giới cho khách du lịch quốc tế từ ngày 15/11 và từng bước mở cửa lại trường học trong tháng 10 và tháng 11. Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Cuba, nước này đã có thể mở cửa trở lại sau khi ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm trong 8 tháng qua cũng như những tiến bộ trong chiến dịch tiêm chủng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại bệnh viện Juan Manuel Marquez ở La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan tới vaccine ngừa COVID-19, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ gia hạn cơ chế kiểm soát và có thể hạn chế việc xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 của khối này cho đến cuối năm 2021, thay vì hạn chót vào cuối tháng 9.
Trước đó hồi đầu tuần, Ủy ban châu Âu đã đề nghị gia hạn cơ chế trên. Ban đầu toàn bộ các nước thành viên EU không ủng hộ đề xuất này do chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 được triển khai khá nhanh và không còn tình trạng thiếu vaccine như trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, do chưa chắc chắn về việc đảm bảo các mũi vaccine tăng cường trong bối cảnh các biến thể mới lây lan, nên các nước sẽ phải duy trì một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu.
Singapore thêm trên 2.200 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên 91.775 ca Số ca mắc COVID-19 mới trong ngày 28/9 tại Singapore đã đạt mức kỷ lục mới với 2.236 ca, con số cao nhất theo ngày từ trước tới nay, nâng tổng số ca mắc tại "đảo quốc sư tử" lên 91.775 ca. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Bộ Y tế Singapore tối 28/9...