Hà Giang đẹp say lòng người
Chúng tôi đã có chuyến trở lại Hà Giang, vào những ngày đầu mùa đông, để lại được thấy đắm đuối với tất cả những gì thuộc về nơi này, từ bông hoa, ngọn cỏ, con người, đến cảnh vật và những giá trị thiêng liêng mà chỉ Hà Giang mới có.
Hà Giang, mảnh đất địa đầu Tổ Quốc chất chứa bao nhung nhớ của những người đã, đang hoặc sắp đặt chân đến nơi này. Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh hay Sủng Là, Sà Phìn, Mã Pì Lèng, Sơn Vĩ, Du Gìa – những cái tên thân thuộc đủ sức mạnh để vẫy gọi nỗi nhớ thành những chuyến đi.
Độc giả Lê Thùy Mai tâm sự, chị và bạn bè là một trong những người lúc nào cũng đắm say với Hà Giang. Mỗi lần tới đây, cả đoàn lại được ngất ngây với những cảnh đẹp, con người nơi đây. Và rồi mỗi khi trở về lại đau đầu để lựa ra những tấm ảnh đẹp nhất trong hàng GB ảnh chụp được.
Dưới đây là những hình ảnh độc giả Lê Thùy Mai và bạn bè muốn chia sẻ với những người cùng có tình yêu với mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Những con đường mềm mại uốn lượn men theo sườn núi trong chặng đường đầu tiên lên cao nguyên đá.
Cao nguyên đá – tầng tầng lớp lớp đá tai mèo xám cao ngang lưng trời. Người Mông sống ở đây, chế ngự chúng một cách vất vả nhưng đầy kiêu hãnh. Để sống, để thổi đàn môi dưới tán đào bên hàng rào đá cho nhau nghe mỗi đêm xuân và sinh ra những em bé tươi cười vẫy tay chào trên mọi đoạn đường chúng tôi đi qua…
Sông Miện – dòng sông mềm mại ngọt ngào chảy giữa cao nguyên đá, trên cung đường nối Yên Minh và Quản Bạ, góp phần mang lại cuộc sống đầm ấm, trù phú cho người Mông.
Mã Pì Lèng – tên tiếng Mông là Sống Mũi Ngựa – con đèo cao, hiểm trở bậc nhất miền Bắc với cảnh sắc tuyệt vời nằm trên cung đường Hạnh Phúc nối Đồng Văn và Mèo Vạc là một trong những điểm đáng chinh phục nhất ở Hà Giang.
Vẻ mỏng manh, yêu kiểu của hoa Tam giác mạch – loài cây lương thực được đồng bào Hà Giang trồng trong những ngày đông.
Em bé người Mông trên đèo Mã Pì Lèng.
Thung lũng êm đềm trên cao nguyên đá.
Cột cờ Lũng Cú. Đến cực Bắc thiêng liêng của Tổ Quốc, tận mắt thấy lá cờ mang diện tích 54m2 – tượng trưng cho 54 dân tộc anh em kiêu hãnh bay trong gió là niềm mong ước, tự hào và xúc động không chỉ của chúng tôi.
Một bông hoa dại dưới chân cột cờ Lũng Cú cũng để lại nỗi lưu luyến khôn nguôi.
Nếp nhà Mông cổ 80 năm tuổi với cây đào, bờ rào đá và cánh cổng gỗ ở Sủng Là – nơi được lựa chọn là bối cảnh chính bộ phim nổi tiếng Chuyện của Pao.
Bà dạy cháu học trước hiên nhà.
Hoàng hôn cao nguyên đá. Mỗi con đường đều có nhiều ngã rẽ, nhưng ngã rẽ nào cũng hướng về trái tim.
Tạm biệt cao nguyên đá trong một buổi hoàng hôn tím, êm đềm và lãng mạn, trong tim tôi không thể không ngân nga những câu thơ:
Video đang HOT
Đường lên non cao xa ngái
Nhà trên non cao vời vợi
Người lên non cao
Rơi mất lòng mình
Trên lối về…
theo 24h
Viếng thăm 4 thánh địa linh thiêng của Phật Giáo
Những địa danh nổi tiếng này và những biến cố trong cuộc đời Đức Phật đã là đề tài cho hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo từ xưa cho đến nay.
Những địa danh này đã lôi cuốn không biết bao nhiêu khách thập phương đến chiêm bái, và nhiều ngôi đền, tháp, bia ký cũng được xây dựng chung quanh những thánh địa này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đạo Phật suy tàn tại Ấn Độ, một vài thánh địa đã bị hoang phế tàn rụi theo cát bụi và thời gian.
Ngày nay, các nhà khảo cổ Ấn Độ đang trên đường khai quật lại di tích và trùng tu lại các thánh địa.
Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini)
Lâm Tỳ Ni thuộc Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal nằm cách biên giới Sonauli Ấn Độ khoảng 36km. Nơi này được cho là hoàng hậu Mayadevi (Mada) đã sinh ra Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáo.
Lâm Tỳ Ni tọa lạc dưới chân dãy Himalaya. Cách 25km về phía đông của kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa, nơi được cho là đức Phật đã sống đến 29 tuổi. Lâm Tỳ Ni có một số ngôi chùa và đền thờ trong đó có đền thờ Hoàng hậu Mada. Ngoài ra tại đây còn có ao Puskarini hoặc Holy, nơi Hoàng hậu Mada đã làm lễ nhúng nước trước khi sinh đức Phật ra đời. Tương truyền khi được sinh ra tại đây Ngài đã đứng vững thăng bằng trên hai chân, mặt hướng về phía Bắc đi bảy bước, mỗi bước đi của đức Phật đều được đỡ bởi một tòa sen phía dưới, Ngài nhìn khắp cả bốn phương, một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất và nói rằng: "Ta là đấng chí tôn cao quý nhất trên đời ! Đây là lần hóa kiếp cuối cùng, sẽ không còn tái sinh trên cõi đời này nữa..".
Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya)
Thánh địa nổi tiếng thứ hai trong lịch sử Phật Giáo là Bồ Đề Đạo tràng, nơi Đức Phật thành đạo. Nơi đây Đức Phật đã tọa thiền suốt 49 ngày đêm dưới tàng cây pipala, bên cạnh dòng sông Ni Liên Thiền. Vì hiện tượng bất diệt đó, địa danh này đã trở thành Bồ Đề Đạo Tràng, và cây cổ thụ pipala được đặt tên là cây Bồ Đề (có nghĩa là "giác ngộ, bodhi tree"). Bồ Đề Đạo Tràng là một cái nôi của lịch sử văn hoá Phật Giáo và các đệ tử Phật đều ao ước được ít nhất một lần đến chiêm bái nơi này.
Vườn Lộc Uyển Sarnath
Tháp Dhamekha / Vườn Lôc Uyển
Một thánh địa đáng ghi nhớ nữa trong lịch sử Phật Giáo là thánh địa Isipitana hay Sarnath. Tại đây, Đức Phật đã khai giảng bài pháp đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như trước kia cùng tu khổ hạnh với Ngài. Nội dung bài thuyết pháp nói về những khổ đau của kiếp người và những phương cách giải hóa những thống khổ đó. Sự kiện này đã được mệnh danh là "Chuyển Pháp Luân," có nghĩa là Đức Phật chuyển bánh xe pháp đầu tiên đánh dấu một kỷ nguyên huy hòang rực rỡ của một tôn giáo kéo dài bền vững trên 2500 năm cho đến nay.
Nơi phật Nhập Niết Bàn Kusinagara
Kusinagara hay Kusinara (Câu Thi na) là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập niết bàn năm Ngài 80 tuổi dưới hai tàng cây Sa La. Giống như các thánh địa khác liên quan đến những biến cố lịch sử đời Đức Phật, Kusinagara đã trở thành một thánh địa quan trọng để các Phật tử đến chiêm bái đãnh lễ.
Thánh tích Kushinagar tọa lạc tại thành Kushinagar, thuộc tiểu bang Utta Pradhesh, cách ga xe lửa Gorakhpur khoảng 50 km. Nhìn vào bản đồ Ấn Độ, có thể xác định vị trí của Kushinagar tọa lạc gần như là trung tâm của những thánh tích khác như: Lumbini (Lâm-tỳ-ni thuộc nước Nepal), Vaishali (Tỳ-xá-li), Sarnath (vườn Lộc-uyển), v.v... Căn cứ theo đường chim bay, Kushinagar cách Lumbini khoảng 100 km, cách Vaishali khoảng 150 km, cách Sarnath khoảng 200 km và cách Bodhgaya khoảng 300 km.
theo 24h
Những điểm đến đẹp của miền đất huyền bí Bhutan Văn hóa Bhuan mang đậm truyền thống Phật giáo Tây Tạng, ngoài các pháo đài cổ (dzong) được xây dựng khoảng thế kỷ XIV thì đi đâu trên đất nước Bhutan cũng thấy chùa chiền và tu viện Phật giáo. 1. Tu viện Taktsang Tu viện Paro Taktsang là một trong những nơi linh thiêng nhất ở Bhutan có tên gọi đầy đủ...