Hà Giang: Cho cá tầm lên núi, vỗ béo bò, nuôi lợn đặc sản, nhà nông thu tiền đều tay
Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) đã đầu tư nhiều mô hình, dự án khuyến nông tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Hà Giang.
Các mô hình đã góp phần giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập.
Cho cá tầm lên núi đá Hà Giang
Lần đầu tiên, cá tầm được nuôi trên núi sau khi TTKNQG phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang chuyển giao công nghệ nuôi cá tầm tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang với quy mô 200m3.
Sau thời gian nuôi 12 tháng, những con cá tầm đầu tiên được nuôi ở Hà Giang đạt cỡ 1,5kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 80%, thịt cá thơm ngon, săn chắc.
Cá tầm phù hợp phát triển nuôi tại các huyện miền núi vùng cao tại Hà Giang nơi có điều kiện nguồn nước sạch, nhiệt độ nước trong năm luôn duy trì từ 18-25 độ C.
Từ diện tích nuôi ban đầu tại huyện Hoàng Su Phì, đến nay, đã phát triển nhân rộng ra thêm 3 huyện khác là Bắc Mê, Xín Mần, Quản Bạ với diện tích toàn tỉnh hiện nay khoảng trên 2.000m3, năng suất đạt trên 12 tấn/năm.
Đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia do Giám đốc Lê Quốc Thanh dẫn đầu thăm mô hình nuôi ong tại xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Ảnh: P.V
“Các mô hình khuyến nông triển khai thời gian qua đã thay đổi nhận thức của người nông dân, giúp bà con hiểu rõ hơn trong việc đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc TTKNQG
Trong giai đoạn 2013 -2015, TTKNQG cũng hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo trên địa bàn 2 huyện Mèo Vạc và Đồng Văn với quy mô 300 con bò nuôi vỗ béo/3 năm với phương thức hỗ trợ 100% thức ăn tinh, thuốc thú y cho bò thịt; người dân đối ứng bò để nuôi, chuồng nuôi, cám ngô, thức ăn thô xanh, công lao động.
Sau 3 tháng thực hiện theo quy trình vỗ béo, khối lượng trung bình mỗi con bò đạt 74,187kg/con (824,3 gram/con/ngày), cao hơn 34,187kg/con so với người dân tự thực hiện (người dân tự vỗ béo đạt 40kg/con).
Lợi nhuận của 1 con bò trung bình đạt 7.421.000 đồng cao hơn so với người dân tự đầu tư thực hiện là 2.919.000 đồng/con.
Trong chuyến công tác, khảo sát các mô hình khuyến nông triển khai ở Hà Giang mới đây, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc TTKNQG đánh giá, các mô hình khuyến nông triển khai thời gian qua đã giúp thay đổi nhận thức của người dân, giúp bà con hiểu rõ hơn trong việc đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế.
Bò tăng trọng tốt giúp thu nhập của các hộ dân tăng lên rõ rệt, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến.
Thành công này mang lại ý nghĩa rất lớn cho bà con vùng cao để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay, góp phần chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập từng bước góp phần xóa đói giảm nghèo.
Điều đáng ghi nhận là, từ những kết quả đạt được của mô hình thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang tính đến nay hầu như toàn bộ người chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi hình thức chăn nuôi từ chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi nhốt chuồng có bổ sung thêm thức ăn tinh cho đàn đại gia súc.
Các hộ chăn nuôi đã tập trung phát triển mạnh nuôi trâu, bò vỗ béo kết hợp với trồng cỏ, ủ chua thức ăn cho trâu, bò đảm bảo tốt công tác phòng trống đói rét cho trâu, bò vụ đông trên địa bàn toàn tỉnh.
Tính đến nay diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt trên 18.200ha trong đó chủ yếu là giống cỏ VA06 chiếm trên 62% tổng diện tích, tổng số đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2021 đạt trên 277.000 con.
Video đang HOT
Nông dân Hà Giang nuôi lợn, trồng chè thu tiền khá
Đoàn công tác của TTKNQG thăm mô hình trồng cỏ nuôi bò xã Lạc Nông, Bắc Mê, Hà Giang.
Ngoài các dự án trên, TTKNQG còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa (lợn Lũng Pù, lợn Mán, lợn Mường Khương…) theo hướng an toàn sinh học.
Triển khai từ năm 2018, đến năm 2020 dự án đã chuyển giao 540 con lợn giống sinh sản (54 lợn đực giống, 846 lợn cái hậu bị, giống lợn Lũng Pù, lợn Mán, lợn Mường Khương) cho 54 hộ tham gia mô hình tại 12 điểm trên địa bàn 4 tỉnh/thành: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai và Yên Bái.
Sau khi kết thúc nghiệm thu, các chỉ tiêu năng suất theo dõi đều đạt cao hơn so với kế hoạch đề ra, số con/lứa bình quân đạt 6,3 – 7,1 con/lứa; tỷ lệ nuôi sống đến 3 tháng tuổi đạt trên 95,3%.
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thăm mô hình nuôi bò vỗ béo tại xã Pả Vi, Mèo Vạc, Hà Giang. Ảnh: P.V
Về hiệu quả kinh tế, chăn nuôi lợn nái sinh sản các giống lợn bản địa lợn Lũng Pù, lợn Mán, lợn Mương Khương trong dự án cho hiệu quả kinh tế tăng so với trước khi xây dựng dự án từ 17,8% – 22,8%, tùy theo từng loại giống.
Ngoài ra, việc sử dụng lợn nái giống bản địa tốt, sử dụng thức ăn đủ thành phần dinh dưỡng, chất lượng tốt, tiêm vaccine đầy đủ và đề cao các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi đã giúp cho đàn lợn nái phát triển khỏe mạnh, lợn con sinh ra có sức đề kháng tốt, tỷ lệ lợn con sống xuất chuồng đạt cao hơn và dao động từ 5,8 – 6,73 con/nái/lứa (trước khi thực hiện mô hình dao động từ 4,65 – 5,0 con/nái/lứa).
Kết quả theo dõi sau 3 năm số lợn con xuất chuồng đến tháng 6/2021 đạt là 4.374 con, giá bán lợn con xuất chuồng từ 7 – 10kg/con bình quân quân đạt 2,5 triệu/con tại chuồng (giao động từ 2 – 3 triệu đồng/con), ước tính tổng thu nhập trong chăn nuôi lợn nái của của các hộ tham gia dự án mang lại đạt gần 11 tỷ đồng từ tiền bán lợn con sinh ra/486 lợn nái sinh sản.
Ngoài ra, nhằm phát triển ngành chè theo hướng hàng hóa an toàn tập chung và bền vững, thay đổi tập quán canh tác truyền thống lâu đời của người dân sang phát triển thâm canh chè hàng hóa, chất lượng, an toàn theo định hướng phát triển của tỉnh đồng thời tìm ra hướng đi, cách làm ăn, phát triển kinh tế mới cho đồng bào dân tộc vùng cao, TTKNQG, Trung tâm Khuyến nông Hà Giang đã tiến hành tổ chức triển khai thực hiện mô hình thâm canh chè theo GAP với quy mô 30ha/3 năm, năng suất trung bình đạt 50,5 tạ/ha cao hơn 26% so với sản xuất đại trà.
Qua việc triển khai, thực hiện mô hình các hộ dân đã nắm được quy trình kỹ thuật thâm canh chè theo GAP để đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Đến nay, diện tích sản xuất chè theo hướng GAP, hữu cơ tăng, năng suất và chất lượng cũng được nâng cao, do vậy, năm 2020, tỉnh Hà Giang chuyển đổi, cấp chứng nhận sản xuất chè hữu cơ cho 3.903ha/221 vùng/21 cơ sở; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, cấp chứng nhận HACCP cho 10 cơ sở chế biến chè.
Ngày 18/11: Có 10.223 ca COVID-19 mới; TP HCM, Hà Giang và Tây Ninh tăng số mắc
Bản tin dịch COVID-19 ngày 18/11 của Bộ Y tế cho biết có 10.223 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành phố; TP HCM, Hà Giang và Tây Ninh tăng số mắc; Trong ngày có 6.723 ca khỏi và 139 trường hợp tử vong.
Thông tin các ca mắc mới tại Việt Nam
- Tính từ 16h ngày 17/11 đến 16h ngày 18/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.223 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 10.209 ca ghi nhận trong nước (tăng 370 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 5.454 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.609), Bình Dương (686), Tây Ninh (632), Tiền Giang (622), Đồng Nai (563), Đồng Tháp (515), An Giang (510), Bà Rịa - Vũng Tàu (423), Sóc Trăng (343), Bình Thuận (333), Bạc Liêu (314), Vĩnh Long (314), Kiên Giang (304), Hà Giang (235), Hà Nội (202), Trà Vinh (194), Bình Phước (189), Bến Tre (184), Cà Mau (158), Khánh Hòa (135), Cần Thơ (130), Hậu Giang (122), Đắk Lắk (118), Lâm Đồng (95), Thừa Thiên Huế (91), Thái Bình (85), Long An (82), Bình Định (82), Bắc Ninh (78), Quảng Nam (73), Gia Lai (68), Nghệ An (61), Điện Biên (59), Vĩnh Phúc (56), Quảng Ngãi (51), Bắc Giang (49), Nam Định (47), Thanh Hóa (46), Ninh Thuận (45), Đắk Nông (41), Hà Tĩnh (31), Quảng Ninh (31), Đà Nẵng (26), Phú Yên (25), Tuyên Quang (25), Quảng Bình (20), Cao Bằng (19), Hải Dương (16), Phú Thọ (15), Hà Nam (12), Hưng Yên (10), Sơn La (8 ), Lạng Sơn (6), Quảng Trị (5), Lào Cai (5), Hải Phòng (5), Kon Tum (2), Hòa Bình (2), Thái Nguyên (1), Yên Bái (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (-156), Đồng Nai (-101), Kiên Giang (-92).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP HCM ( 272), Tây Ninh ( 256), Hà Giang ( 101).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.126 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam tính đến tối ngày 18/11
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.065.469 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.812 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.060.394 ca, trong đó có 878.776 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (452.722), Bình Dương (246.007), Đồng Nai (80.489), Long An (37.007), Tiền Giang (23.099).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.723
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 881.593
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.489 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.061
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 880
- Thở máy không xâm lấn: 124
- Thở máy xâm lấn: 410
- ECMO: 14
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 17/11 đến 17h30 ngày 18/11 ghi nhận 139 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (42), An Giang (22), Kiên Giang (16), Bình Dương (14), Đồng Nai (7), Long An (6), Bạc Liêu (5), Tiền Giang (5), Nghệ An (3), Trà Vinh (3), Tây Ninh (3), Vĩnh Long (3), Bình Thuận (2), Cần Thơ (2), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Ninh Thuận (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 90 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 96.774 xét nghiệm cho 201.106 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.563.347 mẫu cho 65.195.918 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 17/11 có 1.464.452 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 103.573.065 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 65.772.961 liều, tiêm mũi 2 là 37.800.104 liều
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 255.880.928 ca nhiễm, trong đó 231.262.283 khỏi bệnh; 5.142.160 tử vong và 19.476.485 đang điều trị (78.770 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 185.610 ca, tử vong tăng 3.670 ca.
- Châu Âu tăng 157.961 ca; Bắc Mỹ tăng 4.139 ca; Nam Mỹ tăng 1.179 ca; châu Á tăng 20.278 ca; châu Phi tăng 585 ca; châu Đại Dương tăng 1.468 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 8.253 ca, trong đó: Thái Lan tăng 6.901 ca, Philippines tăng 1.297 ca, Campuchia tăng 54 ca, Đông Timor tăng 1 ca.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin ý kiến về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với F1.
- Bộ Y tế có văn bản gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
- Mỹ vừa tặng thêm 1 triệu liều vaccine COVID-19 của Hãng dược Moderna cho Việt Nam, đến nay Mỹ đã trao hơn 16 triệu liều vaccine cho Việt Nam.
- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
- TP HCM: Ngày 16/11, UBND TP.HCM ban hành quyết định quy định tạm thời biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19". Sở Y tế TP HCM văn bản gửi UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các sở, ban ngành về việc tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trong đợt 2, thời gian tiêm mũi 2 là từ ngày 22/11 đến ngày 28/11.
- TP. Hà Nội: Để giảm áp lực cho các cơ sở y tế cũng như trung tâm cách ly, thành phố Hà Nội quy định từ ngày 17/11, thí điểm cách ly F1 tại nhà đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế.
Tỉnh Hà Giang đề xuất nâng cấp Quốc lộ 4 nối Hà Giang - Lào Cai Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết vừa nhận được công văn của UBND tỉnh Hà Giang đề nghị đầu tư thông tuyến và hoàn thành đồng bộ dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai. Theo đó, văn bản số 4335/UBND-KTTH do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn...