Hạ chuẩn cho vay sẽ dẫn đến nguy cơ kép, nợ xấu mới chồng nợ xấu cũ
Chuẩn cho vay là điều kiện tối thiểu để bảo đảm sự an toàn và hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Do đó, giới chuyên môn cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội, nếu hạ chuẩn vay sẽ dẫn đến nguy cơ kép cho ngành Ngân hàng: mất an toàn hoạt động ngân hàng và nợ xấu tăng cao.
Thời gian qua, toàn bộ hệ thống ngân hàng đã rất quyết liệt tham gia hỗ trợ, thể hiện quyết tâm chia sẻ với nền kinh tế. Đơn cử như việc giảm lương, thưởng, tạm thời chưa chia cổ tức, giảm mạnh lợi nhuận… ở hầu hết các ngân hàng để có điều kiện giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngành ngân hàng sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, đơn giản hóa thủ tục hành chính… nhưng các ngân hàng thương mại (NHTM) không thể giảm chuẩn tín dụng.
Hệ thống ngân hàng hoạt động tốt thì đóng góp vào nền tảng ổn định đó, ngược lại sẽ giữ cho hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) có được môi trường ổn định.
Vì an toàn hoạt động, ngân hàng không thể hạ chuẩn cho vay
Nhìn lại cách đây 7-8 năm, một số ngân hàng nới lỏng điều kiện vay trước sức ép của doanh nghiệp, của thị trường, dẫn đến hệ lụy là có những cán bộ ngân hàng rơi vào vòng lao lý 3-4 năm sau đó.
Tới nay, bài học vẫn còn nguyên giá trị. Chắc chắn ngân hàng sẽ không một lần nữa “mạo hiểm” cho doanh nghiệp vay không an toàn mà buộc phải cẩn trọng để bảo toàn đồng vốn cho vay ra – cũng chính là nguồn vốn huy động được từ nhân dân bằng uy tín của mình.
Dự kiến dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% dư nợ toàn hệ thống. Trong số này, có khoản nợ sẽ trở thành nợ xấu, có khoản sẽ là nợ bình thường, có khoản nợ sẽ trả được. Nếu cộng thêm với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành hiện nay, tương lai nợ xấu sẽ là gánh nặng lớn đối với ngành ngân hàng. Trong bối cảnh như vậy, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: “Ngân hàng cũng không thể cho vay bao cấp được”.
“Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, vốn kinh doanh của họ cũng là vốn thương mại huy động từ dân cư, phải trả lãi chứ không phải vốn được cho không. Do vậy, sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng cũng chỉ ở mức độ nào đó chứ không thể tràn lan được vì nguồn lực có hạn”, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Tài chính, Bộ Tài chính bày tỏ quan điểm.
Đồng tình với nhận định trên, luật sư Trương Thanh Đức cũng kiến nghị, các NHTM dứt khoát không được hạ chuẩn cho vay, vì chuẩn là cái tối thiểu để bảo đảm sự an toàn và hiệu quả của hoạt động ngân hàng.
Video đang HOT
Theo luật sư, việc tăng hay hạ chuẩn không phải là vì khách hàng, vì muốn tăng hay giảm dư nợ, mà chỉ có thể thay đổi khi vẫn đáp ứng được yêu cầu an toàn. “Qua đợt dịch này, chắc chắn nợ xấu sẽ tăng cao. Nếu hạ chuẩn cho vay nữa thì sẽ dẫn đến nguy cơ kép, hậu quả khó lường”, luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng cho rằng: “Các NHTM không nên hạ chuẩn cho vay. Bởi lẽ, đến nay (năm 2020), ngành Ngân hàng Việt Nam vẫn còn những di họa (nợ xấu) từ tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, bây giờ, ngân hàng lại hạ chuẩn cho vay thì chắc chắn xấu mới lại chồng thêm xấu cũ. Nếu bồi thêm cú nữa, thì không biết hàng chục năm nữa ngân hàng có khắc phục được không?”
“Nếu hạ chuẩn cho vay trong khi doanh nghiệp chưa có phương án sản xuất kinh doanh phát triển bền vững thì rủi ro cho cả doanh nghiệp chất thêm cho ngân hàng, từ đó gây bất lợi cho cả nền kinh tế”, ông Ánh nói.
Thấu hiểu những khó khăn ngân hàng đang đối mặt, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam cho rằng, việc triển khai các gói tín dụng hỗ trợ này không chỉ là sự chia sẻ lợi nhuận mà còn là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng. Bởi ảnh hưởng của dịch bệnh có thể khiến doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đúng hạn, từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thậm chí dẫn đến khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
“Đây chính là áp lực rất lớn cho các NHTM, nên quá trình triển khai sẽ có sự thận trọng nhất định để đảm bảo nhiều mục tiêu giải quyết được cùng lúc, vừa hỗ trợ doanh nghiệp vừa hạn chế tối đa các rủi ro”, ông Bình bày tỏ quan điểm.
Nếu hạ chuẩn cho vay trong khi doanh nghiệp chưa có phương án sản xuất kinh doanh phát triển bền vững thì rủi ro cho cả doanh nghiệp chất thêm cho ngân hàng, từ đó gây bất lợi cho cả nền kinh tế, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.
Để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận vốn vay ưu đãi từ ngân hàng, ông Nguyễn Đức Độ cho rằng, ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế cũng là đang chịu thiệt về phía mình. Do vậy, cần phải có bàn tay can thiệp từ Nhà nước trong việc hỗ trợ lãi suất như trước đây. Có như vậy, các TCTD mới mạnh dạn cho vay hơn, qua đó giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19.
Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, TS.Cấn Văn Lực nêu quan điểm, việc đẩy nhanh tiếp cận chương trình tín dụng 300.000 tỷ đồng mà các NHTM đang triển khai đòi hỏi thiện chí của cả người dân và doanh nghiệp.
Phía doanh nghiệp cũng phải có thiện chí hợp tác với ngân hàng, chứng minh thiệt hại của mình để ngân hàng có căn cứ hỗ trợ. Các nước trên thế giới đều như vậy, không riêng Việt Nam. Chưa kể, gói hỗ trợ này là tiền túi của ngân hàng, chứ không phải là tiền ngân sách.
“Ngân hàng chấp nhận giảm lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp, họ phải hỗ trợ đúng đối tượng. Nếu không, sau này, ngân hàng sẽ bị quy trách nhiệm khi thanh, kiểm tra. Chưa kể, ngân hàng huy động tiền gửi của người dân, nên cho vay cũng phải thận trọng để bảo toàn vốn”, TS.Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông Trương Gia Bình đưa ra gợi mở, lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần thay đổi nhận thức nhằm quản lý, sử dụng vốn hiệu quả và có trách nhiệm, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải tập trung vào thế mạnh của doanh nghiệp, tìm các cách thức chuyển đổi sáng tạo để nắm bắt “cơ” trong “nguy”, giảm bớt ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tìm nguồn vốn trung và dài hạn trên thị trường vốn, như vậy sẽ đa dạng hóa đư
Đứng trước bài toán: vừa giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nhưng không được phá vỡ các tiêu chí về đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, ông Nguyễn Toàn Thắng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng – cho rằng, các TCTD cần nắm sát tình hình doanh nghiệp để hỗ trợ một cách có hiệu quả. iều này sẽ giúp TCTD tránh được tình trạng khách hàng chây ì, đảo nợ, để rồi gây ra nợ xấu sau này.
Khi đã nắm rõ thực chất hoạt động doanh nghiệp, TCTD cần công khai các trường hợp không đủ điều kiện cho vay, tránh sự hiểu lầm, cũng như để doanh nghiệp hiểu rằng, không phải ngân hàng là nguồn hỗ trợ duy nhất trong lúc khó khăn này.
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết thêm, các ngân hàng đã rất quyết liệt, đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp và người dân, đã thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do dịch bệnh Covid-19, như: triển khai các gói hỗ trợ với nhiều ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, tinh gọn quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay… Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng được thuận lợi hơn.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4/2020 mới đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: “Để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng đơn giản hóa thủ tục cũng như kiến nghị xử lý các chi nhánh, cán bộ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, chậm trễ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp”.
Thương vụ 5.500 tỷ của bầu Hiển sau khi giá cổ phiếu SHB tăng nóng bất thường
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) vừa cho biết đã phát hành thành công hơn 500 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 17.558 tỷ đồng, vốn tự có lên gần 34.000 tỷ đồng.
Trong đó, từ ngày 17/2 đến 27/4, SHB chào bán thành công gần 300,8 triệu cổ phiếu và trong quý 1, SHB đã phát hành hơn 251 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỷ lệ 20,9% của hai năm 2017 và 2018.
Việc tăng vốn điều lệ thêm hơn 5.518 tỷ đồng nằm trong kế hoạch phát triển của SHB và đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên SHB năm 2019.
Cổ tức SHB chưa chia năm 2019 được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông với tỷ lệ 11% sẽ được chia muộn nhất vào quý 3/2020 theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Được biết, kết phiên giao dịch ngày 8/5, cổ phiếu SHB đóng cửa tại mức 17.000 đồng/cổ phiếu, tăng mạnh hơn 139% trong vòng 1 quý vừa qua. Khối lượng giao dịch bình quân cũng tăng đột biến lên hơn 11 triệu đơn vị mỗi phiên.
Theo Chứng khoán SBS, chính việc phát hành nhiều cổ phiếu khiến cổ phiếu SHB bị pha loãng dẫn đến EPS giảm. Trong khi đó, giá cổ phiếu SHB vừa trải qua quá trình tăng giá đột biến, bất thường, đi ngược xu hướng chung của thị trường dù kết quả kinh doanh không tăng trưởng tương ứng.
Được biết trước khi tăng vốn, Tập đoàn T&T của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) nắm 9,27% vốn SHB, còn ông Hiển nắm 2,55% vốn, con trai ông Hiển là Đỗ Vinh Quang năm 2,78%.
Việc tăng vốn là cơ sở để SHB hoàn tất đầy đủ toàn bộ các trụ cột của Basel II.
Bên cạnh đã hoàn thành trụ cột thứ nhất của Basel II đáp ứng đầy đủ quy định tại Thông tư 41 - NHNN, với việc tăng vốn điều lệ hơn 5.000 tỷ đồng, SHB đã cơ bản hoàn tất trụ cột II và tiến tới hoàn tất đầy đủ toàn bộ ba trụ cột của Basel II.
Ngoài ra, việc tăng vốn thành công cũng có ý nghĩa trọng yếu đối với sự phát triển an toàn và bền vững của SHB trong bối cảnh hiện nay.
Được biết, vừa qua, SHB đã lên kế hoạch thoái vốn tại công ty tài chính tiêu dùng SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài. Việc thoái vốn cũng sẽ đảm bảo đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho SHB nâng cao năng lực tài chính.
Theo SHB, mức đệm vốn được tăng cường để ngân hàng tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở duy trì các tỷ lệ an toàn, đặc biệt là tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 41, đồng thời hỗ trợ các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Về tình hình kinh doanh, do quý 1/2020, SHB không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nên ghi nhận lợi nhuận sau thuế 614 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng tài sản của SHB tính đến ngày 31/3/2020 xấp xỉ hồi đầu năm, ở mức gần 368,982 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng chiếm 282,160 tỷ đồng, tăng 6% và các khoản lãi, phí phải thu 9,641 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm.
Về nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng tại SHB cũng xấp xỉ đầu năm, ở mức gần 262,540 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/3/2020, tổng nợ xấu của SHB hơn 6,136 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm chủ yếu do nợ dưới tiêu chuẩn tăng 59% và nợ nghi ngờ tăng 63%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của SHB tăng từ 1,91% của đầu kỳ lên mức 2.17%.
Hiện SHB là nhà băng có tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm cao trong các ngân hàng. Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn cũng như vốn chủ sở hữu ở mức thấp.
Nợ xấu tăng cao có thể "uy hiếp" hệ thống tài chính Việt Nam Nợ xấu đang tăng cao, nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam và cả nền kinh tế. Quý 1/2020, tại nhiều ngân hàng, nợ nhóm 3, 4, 5 tăng, đẩy tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với đầu năm. Kienlongbank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng...