Há cảo 4 đời vỉa hè Sài Gòn giá 10.000 đồng bật mí lý do bán rẻ
Từ xe há cảo đẩy bán khắp vỉa hè Sài Gòn, đến nay há cảo Phánh ởchung cư Xóm Cải (Q.5, TP.HCM) đã truyền đến đời thứ 4 nhưng giá chỉ 10.000 đồng luôn tấp nập khách.
Món há cảo gia truyền 4 đời của nhà chồng bà Phân thu hút nhiều thực khách đến ăn gần 60 năm nay ẢNH: LÊ NGỌC THẢO
Từ lời giới thiệu khen quán há cảo vỉa hè Sài Gòn bán ngon như nhà hàng nhưng giá siêu rẻ của một người bạn, chúng tôi tìm đến quán há cảo Phánh nằm nép mình trong khu chung cư Xóm Cải (Q.5, TP.HCM).
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là ai nấy ở quán đều niềm nở, thân thiện. Trong lúc chờ món, chúng tôi kêu mấy ly trà đá, chủ quán dí dỏm nói: “Kêu ly trà đá thì tính tiền nhưng nếu gọi nguyên ca trà cho cả bàn thì không tính tiền”. Nói rồi, người này đặt xuống bàn vài chiếc ly nhựa, nhìn chúng tôi cười: “Rót mỗi người một ly rồi cụng đi ha” khiến cả bàn tôi bật cười theo.
Truyền 4 đời nuôi cả gia đình
Giải thích về tên há cảo Phánh, bà Thái Huệ Phân (48 tuổi) cho biết, thật ra xưa nay quán không có tên, nhưng vì bà là người gốc Hoa, tên Phân, phiên âm ra tiếng Việt là Phánh nên lấy tên này đặt cho quán để khách dễ nhận biết, chứ kêu tên Phân thì “hơi kỳ”.
Phần há cảo thập cẩm khiến khách mê mẩn với nhiều vị nhân khác nhau. ẢNH: LNT
Đây là món gia truyền của gia đình chồng bà Phân. Bà kể, khoảng 60 năm trước, ông ngoại bên chồng và ba mẹ chồng bà đẩy mỗi người một xe há cảo nhỏ nghi ngút khói bán khắp các ngõ hẻm Sài Gòn, rồi tới giờ tan học thường đứng trước các trường học ở Q.5 để bán cho học sinh.
“Ngày về ra mắt nhìn má chồng làm há cảo để hấp là tôi lao vào làm phụ, hơn nữa đây cũng là món ăn truyền thống của người Hoa nên việc học làm không có gì quá khó khăn. May mắn là tôi được mẹ chồng chỉ cho cái là làm được liền nên tôi nối nghiệp mẹ chồng, trở thành đời thứ ba tiếp tục bán món há cảo xíu mại gia truyền này, chắc duyên trời cho”, bà Phân chia sẻ.
Các nguyên liệu được bà Phân chuẩn bị sạch sẽ, gọn gàng và ‘đủ dùng’ ẢNH: LNT
Theo lời bà Phân, má chồng chính là người dẫn bà theo xe há cảo để buôn bán cho quen việc. Nên giờ bà truyền nghề lại cho con dâu y cách như hồi đó má chồng làm. Được nghề bà chỉ, giờ đây con dâu và con trai thuê một mặt tiền tại Q.10 rồi mở tự làm tự bán như mẹ.
Video đang HOT
Bà Phân nói: “Cả nhà tôi như được trời thương, quán con tôi mở ra khách cũng tấp nập. Có cô con dâu chịu khó học hỏi nghề từ gia đình tôi cũng mừng vì cuộc sống các con được ổn định. Nhưng quán của con tôi chỉ bán mình há cảo xíu mại, còn tôi thì bán thêm bánh hẹ, bánh xếp, hủ tiếu xào, xôi bát bửu…”.
Quán tấp nập người tới ăn và mua mang đi ẢNH: LNT
Bà Phân bật mí, hiện khu “vỉa hè” bà bán được khang trang như thế này cũng là nhờ “trời thương”, thu nhập từ xe há cảo và quầy bán nhỏ lâu năm, ngoài lo lắng được mọi chi tiêu sinh hoạt cho gia đình và những người cùng đứng bán, bà đã tích cóp mua được căn nhà ở mặt đất để tiện vừa bán há cảo vừa bán nước lúc sáng sớm.Vì sao chỉ bán 10.000 đồng?
Chủ quán cho biết quán mở cửa từ 10 giờ trưa đến 18 giờ tối, khách tới đông nhất là 11 giờ trưa và 16 giờ là học sinh tan học ngồi chật kín hết bàn. Các khung giờ khác, khách khắp nơi và shipper vẫn tới lai rai đủ để những người bán không ngơi tay.
Một phần há cảo chỉ có giá 10.000 đồng ẢNH: LNT
Trong khi tô hủ tiếu gõ rẻ nhất Sài gòn đã khoảng 15.000 đồng thì quán há cảo này vẫn chỉ bán 10.000 đồng một dĩa 4 viên. Bật mí lý do bán rẻ, bà Phân không ngại ngần chia sẻ: “Quán tôi bán được nhiều lắm, cả lẻ rồi bỏ mối nữa, bao nhiêu người thương nên bán rẻ rồi tôi lấy số lượng làm lời. Bán vậy tụi học sinh mới ghé ăn được, còn người lớn thì có thể ăn mỗi thứ một ít mà không bị ngán”.
Hằng ngày, bà cùng 5 người họ hàng khác dậy từ 6 giờ sáng để chuẩn bị nhào nhân, chuẩn bị nguyên liệu sẵn đủ cho một ngày bán. Bà Phân cho hay, làm lâu năm quen tay nên chỉ cần nhào thịt là bà biết thịt tươi hay không. Mỗi lần nhào thịt không vừa ý bà gọi hẳn người giao đến để trả thịt lại.
Sau này, để có được những viên há cảo chất lượng nhất, bà chấp nhận trả mức giá cao hơn giá thông thường để yêu cầu người bán thịt giao cho bà miếng thịt ngon nhất.
Khách từ Long An mỗi lần lên Sài Gòn đều ghé quán ăn ẢNH: LNT
Đặc biệt nhất ở quầy hàng của bà Phân có lẽ chính là nước chấm chan vào há cảo, bánh xếp, bánh hẹ,… Đó là loại nước chấm được ông ngoại chồng chỉ lại cách pha chế với tỉ lệ cân đo đong đếm tỉ mỉ, vừa ăn, thơm thơm, ngọt thanh không gắt và cũng vừa đủ để lăn qua lăn lại viên há cảo đến cuối cũng không bị mặn.
Anh Quan Đạt Hòa (28 tuổi, con rể bà Phân) là người đứng bán thường xuyên tại đây cũng cho biết, anh là người gốc Hoa, ăn há cảo nhiều nơi nhưng “mủi lòng” há cảo của mẹ vợ vì quá ngon và rẻ.
“Nhân tươi và được nêm nếm gia vị vừa đủ trước khi hấp nên hấp xong cắn miếng há cảo ngọt vị thịt ngay đầu lưỡi thấy mê rồi. Đặc biệt nhất ở đây phải nói đến nước chấm, gia truyền có một không hai, khách nào cũng ghiền đó”, anh Hòa nhận xét.
Những món có bán tại quán há cảo của bà Phân ẢNH: LNT
Anh Võ Lý Hoàng Vinh (19 tuổi, ngụ Q.6) – khách quen của quán đi cùng một nhóm bạn đến ăn há cảo khi đã quá trưa cho biết: “Tôi ăn ở đây không chỉ vì món ăn ngon mà vì cô Phân rất vui vẻ, thân thiện lại tốt tính nữa. Ngày trước tôi không có việc làm, cô nhận tôi vào làm cho có tiền sinh hoạt, làm được một năm thì tôi nghỉ nhưng giờ vẫn quay lại ăn thường xuyên ủng hộ cô”.
Ông Từ Vân (69 tuổi, ngụ Long An) cho biết ông là “mối ruột” của quán gần 10 năm nay. Nhà ở Long An nhưng có con gái ở chung cư gần đây nên cứ vài tuần lại lên thăm con, lần nào lên đúng ngay buổi trưa là ông đều ghé đây ăn vì… ghiền cái vị của quán.
Con rể bà Phân đang nối nghiệp mẹ vợ bán hàng tại quán ẢNH: LNT
Ngoài há cảo, bà Phân còn bán thêm hủ tiếu xào, mì xào,… tất cả đều làm theo cách của người Hoa ẢNH: LNT
Viên há cảo ú nu, ngon ngọt thu hút thực khách ẢNH: LNT
“Mỗi lần lên tôi đều ghé ăn và còn mua đem về dưới Long An nữa. Các món ăn ở quán vừa rẻ, vừa ngon lại gần như đúng với khẩu vị của người Hoa gốc. Tôi ăn ở đây cũng được gần chục năm rồi, từ hồi còn 2.000 đồng một dĩa đến nay chỉ lên 10.000 đồng. Quá rẻ cho những món ngon như này”, ông Vân tấm tắc khen.
Một điều đặc biệt nữa ở quán là hiện tất cả người phục vụ, đứng bán đều là người trong gia đình như: chồng, em trai, con rể, mợ… của chủ quán. Chính vì vậy mà quán lúc nào cũng rôm rả tiếng nói cười. Bà Phân bộc bạch: “Quán há cảo này đã tạo được việc làm cho những người trong gia đình, họ hàng, ai cũng có tiền, có niềm vui cũng như cả nhà thấy gắn bó với nhau hơn”.
Đến phở Tàu Bay, làm "tô xe lửa"
Sài Gòn có phở Tàu Bay, ăn tô xe lửa cả ngày... chán cơm". Quán phở nổi tiếng trên đường Lý Thái Tổ, tiếp lượng khách đông khủng khiếp hàng ngày.
"Những ai qua phố Hậu Hiền
Hễ có đồng tiền ăn phở Tàu Bay
Giá tuy đắt đắng đắt cay
Ngon chẳng đâu tày, nức tiếng Thủ đô"
Phở Tàu Bay hương vị thơm ngon, trứ danh Hà Nội.
Phở Tàu Bay là một trong những quán phở trứ danh của Hà Nội, xuất hiện ở Sài Gòn vào những đợt di dân năm 1954, quán phở nằm trên đường Lý Thái Tổ và nhanh chóng tạo nên tiếng vang bởi hương vị thơm ngon, kèm theo sự "bảo thủ" của chủ quán.
Một tô phở xứng đáng với cái tên phở thì phải có mùi hương đi trước, mùi thơm thoang thoảng cùng màu vàng mơ, trong vắt của nước dùng, bánh phở to và dày hơn một chút, nước lèo nấu đúng kiểu miền Bắc, khi ăn mùi vị của gừng nướng trên lửa đã đạt đến độ khô vừa phải. Với tô phở được mệnh danh là tô phở bự nhất Sài Gòn, thực khách vẫn thường tới thưởng thức và có thể thử sức ăn của mình với "tô xe lửa", "tô tàu thủy".
Trước đây, Phở nấu theo kiểu miền Bắc nên không có rau thơm, giá trụng ăn kèm, gia vị cũng chỉ có chai nước mắm chứ không có tương đen, tương đỏ, chanh ớt nhưng do lượng khách người nam ngày càng đông và có yêu cầu nên chủ quán đành chiều lòng khách. Tuy nhiên, thực khách chiếm phần lớn vẫn là người Bắc nên đa phần đều không đụng đến một cọng rau thơm hay ngò tây nào, dù chủ quán vẫn dọn ra sẵn.
Phở nổi tiếng với hương vị thơm ngon, kèm theo sự "bảo thủ" của chủ quán.
Chủ quán chia sẽ: "Ông cụ tôi sợ thêm rau, giá vào sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của phở. Sau khi ông cụ mất, bà cụ nhà tôi vì muốn chiều ý khách nên bảo cho thêm rau giá". Tôi cũng thử nghiệm rồi, rõ ràng khi cho giá vào nó sẽ làm nhạt cái vị của nước phở nên cuối cùng quyết định chỉ cho thêm rau không thêm giá".
Phở Tàu Bay hiện có hai quán sát bên nhau, đều là người cùng gia đình nhưng quán cũ với bảng hiệu vàng sẽ phục vụ đúng gốc phở truyền thống miền Bắc, sẵn sàng phục vụ của thực khách cả nước.
Dù là phở Bắc nhưng quán đã trở nên quen thuộc với người dân Sài Gòn vài chục năm nay, đến nỗi người ta có câu:
"Sài Gòn có phở Tàu Bay, ăn tô xe lửa cả ngày... chán cơm"
Hàu sữa chiên trứng Phùng Hưng nổi danh Sài Gòn Đã nửa thế kỷ trôi qua, xe hàu Phùng Hưng ở khu Chợ Lớn vẫn tồn tại, an nhiên thách thức mọi của ngon vật lạ giữa đất Sài Gòn phồn hoa. Từ vài chục năm nay, xe hàu chiên trứng ở đường Phùng Hưng, quận 5 vẫn đều đặn phục vụ một món ăn ngon lạ. Bán từ từ 6h30 chiều đến...