‘Hạ bệ’ Facebook: Nhiệm vụ bất khả thi cho FTC
Joseph Simons- Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) kể từ khi nhậm chức đã luôn có những động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ người tiêu dùng Mỹ trước những hành vi thiếu tôn trọng quyền riêng tư người dùng của Facebook.
Kế hoạch chia tách gã khổng lồ công nghệ…
Tòa nhà FTC.
Joseph J. Simons giữ chức chủ tịch FTC hồi tháng 5 năm ngoái, sau khi Ajit Pai từ chức. Simons từng làm việc cho nhiều hãng luật nổi tiếng, thiết lập một bộ luật chống độc quyền mới là cả sự nghiệp mong muốn của ông.
Tháng trước Facebook tiết lộ rằng FTC đang tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào công ty, nhưng thông tin chi tiết vẫn chưa được công khai. Một số báo cáo gần đây cho thấy có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của Facebook trong 2 thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp.
Simons từ chối bàn luận về cuộc điều tra, nhưng không giấu ý định sẽ hoàn thành cuộc điều tra trước thềm cuộc bầu cử 2020. Ông còn nhấn mạnh, “bất yếu tố quan trọng nào cần làm rõ, tôi nhất định sẽ xử lý xong trước bầu cử.”
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ cho biết cơ quan này đã chuẩn bị để chia tách các công ty công nghệ lớn nếu cần thiết. Ông nhận định việc này là một thách thức lớn nhưng nó có thể là “phương thuốc” phù hợp để kiểm chế các công ty này độc quyền và khôi phục lại sự cạnh tranh.
Bốn gã khổng lồ công nghệ đang rơi vào tầm ngắm của FTC.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đang tiến hành những đánh giá rộng rãi về lĩnh vực công nghệ để xem liệu các công ty, bao gồm Facebook, có gây hại cho cạnh tranh hay không. Cuối tháng 2, Simons thành lập một đội gồm 17 nhân viên xây dựng luật chống độc quyền mới. Họ chuyên nghiên cứu những vấn đề tiềm tàng của ngành công nghệ “ cá lớn nuốt cá bé“.
Video đang HOT
“Để xây dựng luật chống độc quyền, sức mạnh thị trường và quyền lực độc quyền là hai nhân tố cần lưu tâm nhất. Tuy nhiên, các nền tảng trong thời đại số rất khó để có cái nhìn toàn diện”, Simons nói.
…vấp phải khó khăn
Đầu năm nay, Facebook đã công bố kế hoạch hợp nhất WhatsApp, Messenger và Instagram, được cho là sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng gửi tin nhắn qua lại mà không phải chuyển ứng dụng.
Facebook đã công bố kế hoạch hợp nhất WhatsApp, Messenger và Instagram.
Nếu ông chủ Facebook Mark Zuckerberg quyết tâm hợp nhất 3 thương hiệu của công ty truyền thông xã hội làm một thì sẽ làm phức tạp tình hình và mọi cố gắng của FTC sẽ gần như trở nên vô nghĩa.
Chủ tịch FTC Simons nói nói với tờ Financial Times ngày 19/8, kế hoạch tích hợp chặt chẽ hơn Instagram và WhatsApp của Facebook có thể cản trở mọi nỗ lực chia tách gã khổng lồ truyền thông xã hội.
Việc gom tất cả vào sẽ khiến mọi thứ rối tung. Lúc này các nhà đầu tư khó lòng rút tiền về trong đám hỗn độn đó.
Mark Zuckerberg trong một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ.
Facebook đã mua Instagram vào năm 2012 và WhatsApp vào năm 2014. Hiện tại mỗi ứng dụng này được hơn 1 tỷ người sử dụng. Một số báo cáo gần đây cho thấy có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của “người khổng lồ mạng xã hội” trong 2 thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp.
Tháng trước, Facebook cho biết họ sẽ trả khoản tiền phạt 5 tỷ USD để giải quyết một cuộc điều tra của chính phủ Mỹ về hoạt động bảo mật và tăng cường bảo vệ dữ liệu người dùng. Giới phân tích cho rằng án phạt và yêu cầu đối với Facebook là không đủ nghiêm khắc, không thể ngăn chặn việc công ty này tiếp tục vi phạm quyền riêng tư của người sử dụng trong tương lai.
Nhiều người đã chỉ trích con số này chỉ như “vết muỗi cắn” với Facebook. Đây là mức phạt lớn nhất từ trước tới nay mà FTC đưa ra nhưng nó chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận Facebook thu được.
Quá khó để hạ bệ Facebook
Tính cả 3 ứng dụng khác là Instagram, WhatsApp và Messenger, Facebook có tới 2,1 tỷ người dùng hàng ngày và 2,7 tỷ người dùng hàng tháng. Nếu kế hoạch hợp nhất Instagram, Whatapps và Facebook làm một thành công thì FTC sẽ gần như không thể làm gì Facebook nữa.
Facebook vẫn tăng trưởng mạnh về lượng người sử dụng. Mạng xã hội này cho biết có 1,59 tỷ người dùng hàng ngày, 2,4 tỷ người dùng hàng tháng, tăng 8% so với năm ngoái dù liên tục bị chỉ trích thiếu tôn trọng người dùng.
Mạng xã hội Gapo.
Tại Việt Nam thời gian qua, đã có những mạng xã hội mới ra đời như Gapo, Vcnet, rồi sắp tới là Lotus rất hứa hẹn và tiềm năng. Nhưng việc tranh giành thị phần người dùng với gã khổng lồ mạng xã hội như Facebook gần như là “nhiệm vụ bất khả thi”.
Theo Công Luận
Cuốn sách yêu thích của Mark Zuckerberg gây ngạc nhiên
CEO Facebook Mark Zuckerberg đang trở thành đề tài chế giễu từ cộng đồng mạng vì tôn vinh một nhân vật sử dụng tất cả quyền lực có thể để duy trì sự 'độc tài' của mình.
Theo Business Insider, nhà báo Dylan Byers từ mảng tin tức NBC News đã quyết định thực hiện một cuộc phỏng vấn nhỏ về những cuốn sách đáng đọc.
Những nhân vật được nhà báo này lựa chọn gồm các CEO công nghệ khá nổi bật như Tim Cook (Apple), Evan Spiegel (Snap) và thậm chí còn có Mark Zuckerberg (Facebook).
Như phần lớn những gì Zuckerberg thường làm, vị CEO này đã tạo ra một cơn sốt trên mạng xã hội Twitter với lựa chọn cá nhân là "The Last Days of Night".
Tiểu thuyết về cuộc chiến Dòng điện "The Last Days of Night" của Graham Moore .
"Mark Zuckerberg nói rằng anh ấy đang đọc một quyển sách về cuộc chiến 'một mất một còn' để giành quyền kiểm soát hạ tầng một loại công nghệ quan trọng", cây viết công nghệ David McCabe cho biết.
"The Last Days of Night" được chấp bút bởi Graham Moore, nhà biên kịch và tác giả người Mỹ nổi tiếng với tiểu thuyết "The Sherlockian" năm 2010 cũng như giải Oscar năm 2014 cho kịch bản bộ phim "The Imitation Game".
Tiểu thuyết này thuộc thể loại giật gân và được dựa trên những sự việc có thật trong lịch sử về bản chất của các thiên tài, cái giá cho tham vọng và cuộc cạnh tranh giữa 3 nhân vật Thomas Edison, Nikola Tesla, George Westinghouse.
Sự thú vị trong lựa chọn này nằm ở việc chính Zuckerberg cũng đang phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự với đế chế của mình trong mảng truyền thông xã hội.
Trước đó, những ứng viên tổng thống như nữ nghị sĩ Elizabeth Warren hay cả đồng sáng lập Facebook Chris Hughes cũng đều thống nhất việc Facebook nên bị "xé nhỏ" và cho rằng Zuckerberg sở hữu quá nhiều quyền lực ở vị trí của mình.
Ngoài ra, Facebook còn bị cáo buộc sử dụng quá nhiều quyền lực và khiến các đối thủ gặp khó bằng cách sao chép các tính năng đặc biệt (như trong trường hợp của Snapchat) hoặc mua lại hoàn toàn chính các công ty đó.
Ví dụ điển hình cho việc này là khi Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012 và hơn 75 công ty nhỏ lớn khác trong 15 năm qua.
Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đang điều tra Facebook vì vi phạm các điều luật chống độc quyền. Trước đó, Facebook cũng đã phải ra điều trần trước FTC về một vấn đề khác liên quan đến vi phạm quyền riêng tư và đồng ý nhận án phạt kỷ lục 5 tỷ USD.
Theo Zing
YouTube bị phạt 170 triệu USD: Thêm một thất bại cho chính quyền Mỹ Những án phạt theo kiểu 'giơ cao đánh khẽ' trên cho thấy thất bại của chính quyền Mỹ trong nỗ lực kiểm soát quyền lực ngày càng lớn của các đại gia công nghệ. Hãng tin Mỹ CNBC ngày 4/9 bình luận việc YouTube chỉ bị phạt 170 triệu USD cho những vi phạm quyền riêng tư trẻ em, cho thấy chính phủ...