Guinea-Bissau tố Bồ Đào Nha “âm mưu lật đổ” chính phủ
Guinea-Bissau ngày 21/10 đã cáo buộc Bồ Đào Nha, Cộng đồng các quốc gia tiếng Bồ Đào Nha và cựu thủ tướng ủng hộ cho một nỗ lực đảo chính sau vụ đấu súng khiến ít nhất 7 người thiệt mạng tại một đơn vị quân đội
Quân đội Guinea Bissau đi tuần ở thủ đô sau vụ đột kích vào doanh trại quân đội ngày 21/10.
Các tay súng đã tiến hành một cuộc đột kích trước bình minh vào doanh trại của một đơn vị quân đội tinh nhuệ gần sân bay thủ đô, gây ra một cuộc đấu súng dữ dội, làm bất ổn hơn nữa đất nước vốn chưa bao giờ bình yên ở tây Phi này.
Các nhân chứng cho hay vụ đột kích do đại tá Pansau N’Tchama, người đứng đầu một đơn vị đặc nhiệm đã ám sát Tổng thống Joao Bernardo Vieira vào năm 2009, dẫn đầu.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ vì sao ông N’Tchama lại tiến hành vụ tấn công, song ông từng là thành viên của liên minh chính phủ bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 12/4 vừa qua.
Cuộc đảo chính khi đó đã lật đổ chính phủ Gomes Junior, làm gián đoạn cuộc bầu cử tổng thống khi đó đang chuẩn bị bước vào vòng hai. Ông Gomes Junior đã dẫn đầu sau vòng một.
“Chính phủ xem Bồ Đào Nha, Cộng đồng các quốc gia tiếng Bồ Đào Nha (CPLP) và Carlos Gomes Junior là chủ mưu của lần gây bất ổn này”, tuyên bố của Bộ trưởng Truyền thông Fernando Vaz đọc cho biết.
Mục đích là nhằm lật đổ chính phủ chuyển giao, phá hoại tiến trình chính trị, đưa ông Gomes Junior trở lại nắm quyền và hợp thức lực lượng “bình ổn” quốc tế, tuyên bố cho biết.
Vụ tấn công hôm chủ nhật xảy ra vào 4h sáng. Các binh sỹ “mũ nồi đỏ” trong doanh trại đã đáp trả trong khoảng 1 giờ và đẩy lùi được những kẻ tấn công.
N’Tchama, cũng từng là thành viên “mũ nồi đỏ”, đã từ Bồ Đào Nha trở về vào tuần trước. Ông đã được huấn luyện quân sự tại Bồ Đào Nha từ tháng 7/2009.
Sau vụ tấn công nhiều giờ tình hình ở thủ đô Bissau khá yên tĩnh.
Hiện chưa rõ số thương vong trong vụ tấn công.
Kể từ khi Guinea-Bissau giành độc lập từ Bồ Đào Nha năm 1974, quân đội và nhà nước của quốc gia với chỉ 1,6 triệu dân này liên tục phải trải qua các cuộc xung đột. Sự bất ổn của nước này đã cho phép bọn buôn lậu ma túy hoạt động mạnh, và biến nơi đây thành trung tâm trung chuyển ma túy giữa Nam Mỹ và châu Âu trong những năm gần đây. Nhiều quan chức quân đội cấp cao được cho là có liên quan đến hoạt động buôn ma túy.
Theo Dantri
Guinea Bissau: Nhất trí về người đứng đầu chính phủ
Ngày 11/5, các thủ lĩnh đảo chính của Guinea Bissau và những nhà trung gian hòa giải đến từ Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) đã nhất trí để Chủ tịch Quốc hội Manuel Serifo Nhamadjo sẽ lãnh đạo chính phủ chuyển tiếp tại Guinea Bissau, loại trừ khả năng trở lại của nhóm đảo chính.
Chủ tịch Quốc hội Manuel Serifo Nhamadjo. (Ảnh: Getty)
Ông Nurudeen Mohammad, Quốc vụ khanh phụ trách đối ngoại của Nigeria đồng thời là người đứng đầu nỗ lực hòa giải của ECOWAS, cho biết sẽ không có khả năng khôi phục chính phủ tiền nhiệm, đồng nghĩa với việc cựu Thủ tướng Carlos Gomes và cựu Tổng thống lâm thời Raimundo Pereira sẽ không có cơ hội trở lại chính trường.
Vào cuối tháng 4 vừa qua, nhóm quân sự đảo chính đã chỉ định Chủ tịch Quốc hội Nhamadjo lãnh đạo chính phủ chuyển tiếp, song ông từ chối, nói rằng chỉ định đó không hợp pháp. Tuy nhiên, với sự chấp thuận của ECOWAS, nhân vật này đã đồng ý.
Phát biểu ngày 11/5, ông Nhamadjo cho biết sẽ tiếp tục tìm sự đồng thuận về chức thủ tướng lâm thời, người sẽ gánh vác nhiệm vụ thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Trong phản ứng của mình, đảng châu Phi vì Độc lập của Guinea và Cabo Verde (PAIGC) của cựu thủ tướng Gomes, cho rằng việc ông Nhamadjo trở thành nhà lãnh đạo lâm thời là hành động "vi hiến." Một thủ lĩnh của PAIGC là Augusto Olivais tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không công nhận một tổng thống không được bầu một cách dân chủ."
Tại vòng một cuộc bầu cử tổng thống trước đó, ông Nhamadjo đứng thứ ba với 15,75% số phiếu, trong khi ông Gomes đứng đầu với 49% phiếu bầu./.
Theo TTXVN
EU áp đặt biện pháp trừng phạt với Guinea Bissau AFP đưa tin, ngày 3/5, Liên minh Châu Âu (EU) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt, theo đó phong tỏa tài sản và cấm đi lại trong EU đối với sáu thủ lĩnh đảo chính của Guinea Bissau. Trong một tuyên bố, EU cho biết: "Với tính chất nghiêm trọng trong diễn biến gần đây ở Guinea Bissau, Hội đồng ngày...