Guide Hero 7.24: Ursa – “Chú gấu lực điền”
Ursa là một trong số rất ít các carry có thể trở nên cực kỳ hữu ích trong toàn bộ thời gian của game đấu. Nhờ những thay đổi gần đây của skill 1 Earthshock, Ursa đã trở nên linh hoạt hơn rất nhiều.
Kỹ năng cho phép Ursa hủy diệt đối thủ của mình ở giai đoạn đi lane và chủ động hơn trong giai đoạn Early và Mid Game.
Vai trò trong game
Ursa thường được chơi ở vị trí carry. Chú gấu này thường được pick để counter hero melee offlane đối phương và có thể dễ dàng đối đầu với Carry với tầm đánh gần của đối thủ. Ursa rất giỏi trong việc tạo ra nhịp độ cao trong game đấu nhờ khả năng tiêu diệt Roshan rất dễ dàng từ rất sớm. Với Aegis of the Immortal, con gấu điên này hoàn toàn có thể phô diễn sức mạnh của mình ở giai đoạn Mid Game và tạo ra nhiều khoảng trống cho các Core Hero đồng minh khác trong việc farm và kiếm thêm những Item quan trọng.
Ursa là một Hero khá dễ chơi và không khó để trở thành một con quái vật trong game
Skill build
- Earthshock: là một skill slow AoE mạnh mẽ gây sát thương. Kể từ bản update gần đây, skill này cũng cung cấp hiệu ứng nhảy, giúp hero này tiến về phía trước với khoảng 250 range. Điều đó giúp bạn đảm bảo những hit đánh cuối cùng và quấy rối đối thủ của bạn ở lane. Bạn có thể sử dụng khả năng này để vượt qua các vách đá hoặc để thu hẹp khoảng cách giữa bạn và đối thủ.
- Overpower: cho Ursa một tốc độ đánh điên cuồng. Nếu tính toán thời gian cooldown hợp lý bạn có thể hit hero địch tới 14 lần trong một khoảng thời gian rất ngắn.
- Fury Swipes: Kỹ năng làm nên thương hiệu của Ursa. Bạn sẽ gây càng nhiều sát thương lên đối thủ qua từng hit đánh. Kết hợp với Fury Swipes cùng Enrage cho phép Ursa có khả năng ăn Roshan từ rất sớm.
- Enrage: là tuyệt chiêu cuối cùng của Ursa. Kỹ năng này giúp Ursa giảm sát thương lên bản thân cũng như debuff khi sử dụng.
Item build
- Việc build item cho Ursa rất đơn giản. Ursa không có quá nhiều item để lựa chọn bởi hero này sẽ cần một số vật phẩm cụ thể để trở nên mạnh mẽ và trụ vững trong Combat.
- Ursa sẽ khởi đầu trận đấu bằng cách mua 6 chiếc Tangoes, Healing Salve, 2 trái xoài Enchanted Mango để có thể trụ vững trong quá trình đi Lane. Đương nhiên là cũng đừng quên Quelling Blade để có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về Damage của Ursa ở Early Game nhé.
- Ursa cũng có thể mua Orb of Venom một món trang bị giúp Hero này nâng cao khả năng harash đối phương và có thể dễ dàng có mạng khi thực hiện những pha Aggro.
- Cho đến khi kết thúc Early Game, hãy cố gắng hoàn thành Phase Boots, Magic Wand và Drum of Endurance.
- Item chủ chốt của Ursa chính là Skull Basher khi đây chính là món đồ hoàn hảo để kết hợp với tốc độ tấn công khủng khiếp của Overpower. Hơn nữa, ở giai đoạn Late Game, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp Basher thành Abyssal Blade. Ursa đã từng phụ thuộc vào Blink Dagger, nhưng với những thay đổi mới nhất đối với Abyssal cùng skill 1 của Ursa cho phép bạn tiếp cận đối thủ một cách nhanh chóng.
- Những Item còn lại phụ thuộc vào game đấu của bạn. Ví dụ như, Aghanim’s Scepter sẽ là một lựa chọn tuyệt vời nếu như đối phương có quá nhiều kỹ năng Disable.
Cách chơi
Lối chơi của Ursa cũng đơn giản như skill build. Điều quan trọng là bạn sử dụng skill 1 một cách hợp lý ở giai đoạn đi lane cùng Orb of Venom để tạo áp lực cho offlaner đối phương. Khi bạn đã hoàn thành Drum of Endurance, bạn có thể xem xét việc di chuyển cùng đồng đội. Mục tiêu chính của Ursa ở mid game là có được chiếc khiên hồi sinh Aegis of the Immortal, vì vậy hãy nhờ cậy đồng đội hỗ trợ cho bạn để có thể tiêu diệt Roshan nhanh nhất có thể hoặc hãy di chuyển một cách âm thầm, đúng lúc đúng thời điểm để đảm bảo cho đối phương không phát hiện ra bạn. Aegis chính là Core Item đối với Ursa bởi vật phẩm này cho phép “con gấu điên” có thể càn lướt thỏa thích trong giai đoạn mid game.
Ursa và Aegis là 2 thứ không thể tách rời
Sự càn quét của Ursa ở Late Game sẽ không còn được duy trì như trước, nhưng với sự trợ giúp của Abyssal Blade cùng Overpower, Ursa vẫn có thể kết thúc bất cứ Hero nào của đối phương một cách nhanh chóng. Vì vậy, bạn sẽ cần phải lưu ý hơn với những bước di chuyển của mình cũng như luôn luôn đảm bảo rằng bạn có thể tiễn ít nhất một vị tướng bên phía đối thủ với dàn Combo của mình.
Theo Game TV
TOP 10 sai lầm chí mạng của đại đa số người chơi trong Đấu Trường Chân Lý
Đấu Trường Chân Lý không phải chỉ là một trò chơi nhân phẩm, ai may mắn hơn thì người đó sẽ thắng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các tính toán cũng như chiến thuật hợp lý của các bạn.
Đó là lý do vì sao có người leo lên được các rank cao như Kim Cương hay Thách Đấu còn bạn thì vẫn mãi lẹt đẹt ở Bạc, Đồng.
Để cải thiện điều này, hôm nay mời các bạn cùng Xemgame.com bọn mình đến với TOP 10 sai lầm chí mạng của người chơi rank thấp trong Đấu Trường Chân Lý được chia sẻ và đúc kết từ 1 game thủ Thách Đấu.
1. Bị mấy cái buff hệ/tộc lừa
Đa số người chơi elo thấp đều cố gắng kích hoạt nhiều buff hệ nhất có thể trong khi điều kiện thắng thực ra chỉ cần tăng cường bảo kê và những buff có lợi xoay quanh vị tướng chủ lực của mình.
Ví dụ chúng ta có Azir là carry chinh thì không cần thiết nhét thêm Kha'zix vào lấy Cát làm gì vì nó chủ yếu sát thương phép, thêm tank hoặc thêm bí ẩn sẽ tối ưu hơn.
2. Cay cú, roll hết tiền chỉ để tìm 1 con duy nhất
Chắc hẳn không ít các bạn đã dành hẳn 50 vàng thậm chí là 100 vàng rồi roll cháy máy chỉ để tìm 1 con còn thiếu trong đội hình. Liệu như vậy có xứng đáng với số tiền bỏ ra?
Thay vì làm như thế thì mỗi khi lên cấp xác định trước mình roll để tìm những con gì, chỉ nên tất tay khi vừa up cấp 7 và có 3 cặp đợi up 2 sao trở lên, vì tỷ lệ có thể tăng tiến sức mạnh nó cao hơn nhiều.
Và khi roll thì cứ lấy cả những con 3, 4 vàng hệ khác ngon như Kindred, Azir, Yorick, Malphite... để lỡ không ra bài đang cần tìm thì còn có tướng mà đổi bài, hoặc ra đúng bài cần tìm rồi thì bán đi, không mất mát gì cả.
3. Quá quan trọng việc thắng thua vài round đầu
Nhiều bạn luôn muốn thắng tuyệt đối từ đầu đến cuối game và nhất là những round đầu tiên bằng việc up cấp với roll quá sớm dẫn đến việc về sau trở thành "nhà tranh vách lá" nghèo rớt mồng tơi khổ không có vàng mà roll tướng.
Nếu đã trong chuỗi thua thì hãy cố chịu đến chuỗi thua 4 để lấy lợi tức, rồi sau đó up cấp roll tướng bật lại, chứ đang chuỗi thua 3 mà up cấp thêm tướng vào rồi vẫn thua thì xác định toang hẳn, mà thắng thì vẫn thọt tiền.
4. Áp dụng quá máy móc việc tích tiền
Không ít các trường hợp ôm một cục vàng rồi xuống suối vàng mà chẳng mần ăn được gì. Phải nhìn xem trong phòng 7 người chơi còn lại mạnh yếu ra sao, nếu ai cũng mạnh thì mình cũng phải up cấp mà roll nhẹ để nâng cấp đội hình lên (ở vòng 3).
Thường thì lên 7 rồi tất tay là đẹp nhất, nhưng khi các đối thủ quá mạnh và mình đang thua liên tục thì lên 6 ở vòng 3-2, 3-3 rồi roll còn tầm 20 vàng thì dừng chứ cứ ôm tiền khư khư đợi 7 là chết ngắc không kịp comeback.
5. Để dành đồ không xài, đợi tướng, đợi mảnh đồ
Mình chơi để ý rất nhiều bạn hay để một đống đồ mà không xài mà chờ cho vị tướng trong mơ ra hoặc chờ các mảnh ghép khác ngon hơn. Thế nhưng chưa kịp ghép thì máu đã tụt không phanh rồi đến lúc đó mới ghép vội ghép vàng cũng không giúp bạn quay trở lại với ván đấu nữa.
Do đó đừng đợi, sau round quái ghép được gì ngon cứ ghép luôn lên những con tướng xác định sẽ bỏ thay vị tướng khác. Ví dụ xạ thủ thì ghép đồ cho Ezreal, pháp sư thì Neeko với Zyra hay Nasus cầm đồ lúc đầu cũng ổn. Một số món mà team nào cũng xài tốt là Giáp Thiên Thần, Dây Chuyền Solari, Phong Thần Kiếm, Quỷ Thư, Giáp Gai và Găng Công Lý.
6. Dồn quá nhiều tiền vào việc up tướng 3 sao
Việc up lên tướng 3 sao luôn là mơ ước của các game thủ trong Đấu Trường Chân Lý và cũng là để thể hiện nhân phẩm so với người chơi khác. Tuy nhiên việc dồn quá nhiều tiền vào up tướng 3 sao để rồi thọt cấp mãi có khi còn chả lên được 3 sao. Do đó up cấp là thượng sách, 1 team đồng đều 2 sao và có nhiều buff ngon sẽ hơn team ít tướng chỉ có 1 con 3 sao và hết tiền.
Trong meta hiện tại, trừ team mãnh thú ra thì chả có team nào đáng để hyperroll cả, cứ up cấp lấy thêm thịt đè người hay hơn.
7. Cố ép 1 team ngay từ những round đầu
Rất nhiều game thủ chơi theo kiểu sách giáo khoa luôn build theo 1 đội hình mình hay chơi hoặc xây dựng theo tướng lụm được ở Vòng đi chợ để cố ép 1 team ngay từ những round đầu thay vì chơi những con được cho sẵn đã up 2 sao. Đầu game đồ đạc chưa có, ai nhiều 2 sao hơn thì thắng chứ không phải ai nhiều buff hệ hơn thì thắng.
8. Đổi bài quá vội khi những con chủ lực mới 1 sao
Ví dụ bạn chơi xạ thủ đang dùng Ezreal 2 sao carry, roll ra được 1 con Twitch hay Ashe cái là bán luôn Ezreal lắp đồ cho 2 con đó. Điều này chẳng giúp team bạn mạnh lên mà còn có thể đi sớm, hãy cứ để mấy con carry 1 sao ngồi dự bị đã, bao giờ lên được 2 sao hẵng thay.
9. Coi thường bí ẩn
Dù đối thủ có chơi team gì thì cũng có sát thương phép, nhiều là đằng khác vì các kỹ năng đa số sát thương phép, nên cứ kẹp được 2 bí ẩn vào là mạnh hơn ngay, cuối game xem các đối thủ còn lại nhiều sát thương gì mà chuyển thành 4 bí ẩn hoặc thêm gió.
10. Giữ quá nhiều tướng 3 tiền ở những round đầu
Việc ôm quá nhiều tướng 3 tiền để "để dành" lúc sau chơi thay vì bán lấy lợi tức ở những round đầu. Ôm 1 con Sion để "có gì tý nữa chơi bóng tối" nó không ngon bằng bán đi được thêm 1 vàng lợi tức, 1 vàng đấy round sau lãi mẹ đẻ lãi con thành 2 vàng, dần dần giá trị của 1 vàng đấy có thể mua được 3 - 4 con Sion ở thời điểm chốt team bóng tối đấy.
Theo Xem Game
Cooman sau khi "chia tay" Dendi: "Tôi đã cảm thấy rất tệ vì quyết định rời B8" Carry của Virtus.Pro thời điểm hiện tại - Zaur "Cooman" Shakhmurzaev đã có những phát biểu đầu tiên kể từ khi đột ngột rời bỏ B8 cách đây không lâu. Hãy cùng lắng nghe những suy nghĩ của game thủ người Nga về lý do tại sao anh quyết định nói lời chia tay với những người đồng đội và cảm xúc của...