Gửi tinh trùng chuột lên vũ trụ bằng… bưu thiếp
Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát triển một phương pháp bảo quản tinh trùng chuột dễ dàng và tiện dụng, phù hợp để đưa lên trạm vũ trụ.
Một con chuột được sinh sản bằng mẫu tinh trùng gửi qua bưu thiếp. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCITECHDAILY
Để đưa tinh trùng chuột lên trạm vũ trụ nghiên cứu, các nhà khoa học trước nay bảo quản tinh trùng trong các lọ thủy tinh nhỏ. Các lọ thủy tinh này thường bị vỡ trong quá trình phóng tên lửa khiến mẫu tinh trùng bị hỏng. Các nhà khoa học phải sử dụng đệm để bảo đảm lọ thủy tinh không bị vỡ nên chiếm nhiều diện tích.
Nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của ông Teruhiko Wakayama thuộc Đại học Yamanashi (Nhật Bản) đã tìm ra phương pháp mới tiện lợi hơn. Theo đó, họ sấy lạnh tinh trùng của chuột trên một mẩu nhựa mỏng nhỏ rồi dán chúng lên các trang giấy cân, theo trang SciTechDaily ngày 6.8.
Các mẫu tinh trùng được dán lên miếng nhựa nhỏ và dán lên trang giấy. Các trang giấy được đóng thành cuốn sổ. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCITECHDAILY
Các trang giấy này được đóng lại thành cuốn sổ và mỗi cuốn sổ có thể chứa hàng ngàn mẫu tinh trùng. Để thử nghiệm khả năng sống sót của tinh trùng, các nhà nghiên cứu đã cho một số mẫu vào bưu thiếp và gửi cho nhau. Kết quả là những mẫu tinh trùng này vẫn còn sống và cho tỷ lệ sinh sản cao sau khi được cấy vào chuột mẹ.
Ông Daiyu Ito, tác giả đại diện của dự án từ Đại học Yamanashi cho biết: “Tôi rất ấn tượng khi chuột con đã thực sự được sinh ra từ tinh trùng được gửi qua bưu thiếp. Chiến lược này dễ dàng và rẻ hơn so với bất kỳ phương pháp nào khác”.
Các mẫu tinh trùng chuột được gửi bằng bưu thiếp dễ dàng. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCITECHDAILY
Ngoài lợi ích trong việc đưa tinh trùng lên vũ trụ, đây còn là phương pháp có ích trong việc bảo quản nguồn gien trên Trái đất vì tính an toàn và cần ít không gian lưu trữ.
Các nhà khoa học tin rằng một khi “sổ tinh trùng” và phương pháp gửi tinh trùng qua bưu thiếp được hoàn thiện, sẽ tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực bảo tồn gien trên toàn thế giới. Mục tiêu tiếp theo của họ là có thể bảo quản chúng trong ít nhất một tháng ở nhiệt độ phòng. Trong tương lai, họ cũng hy vọng sẽ phát triển một phương pháp giúp tinh trùng đã sấy lạnh sống lại và tự thụ tinh khi gặp nước.
“Phi hành gia” 7 tuổi vì sao được gửi đồ lên mặt trăng?
Phi hành gia đi bộ ngoài không gian để thay pin năng lượng Mặt Trời
Các phi hành gia Pháp và Mỹ đã đi bộ ngoài không gian 6 giờ để lắp đặt các tấm pin Mặt Trời mới, nhằm tăng cường khả năng cung cấp năng lượng cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
"Mỗi lần làm việc này đều yêu cầu nỗ lực rất lớn từ cả đội và không thể hạnh phúc hơn khi thấy Shane Kimbrough trở lại", Guardian dẫn lại lời của phi hành gia người Pháp Thomas Pesquet hôm 20/6.
Phi hành gia Shane Kimbrough thuộc NASA và phi hành gia Thomas Bisquet làm việc cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
Hai người đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào cuối tháng 4, đã bật nguồn điện (pin) trên bộ quần áo du hành để bắt đầu cuộc đi bộ vào lúc 11 giờ 42 GMT.
Sau khi mở khóa cửa ISS, họ sẽ tiến hành định vị và lắp đặt 6 tấm pin Mặt Trời thế hệ mới, được gọi là iROSA, cho giàn năng lượng chính của trạm vũ trụ.
Trạm Vũ trụ Quốc tế được trang bị tất cả 8 cánh năng lượng Mặt Trời, mỗi bên có 4 tấm, cung cấp năng lượng lên tới 120 kilowatt cho 8 mạch điện chính của trạm.
Khi chuyến đi bộ ngoài không gian kéo dài 6 tiếng rưỡi kết thúc, phi hành gia Kimbrough, người có 3 đứa con, đã gửi lời chúc nhân ngày "Ngày của cha" đến tất cả nhân viên trung tâm vũ trụ. "Cảm ơn vì đã làm việc với chúng tôi vào chủ nhật".
Các phi hành gia đi bộ ngoài không gian để thay pin năng lượng mặt trời cho trạm vũ trụ. Ảnh: NASA.
Pin năng lượng Mặt Trời mới sẽ giúp trạm vũ trụ cũ kỹ tăng cường điện, đáp ứng nhu cầu cho các hành khách bỏ tiền ra đặt chỗ ghé thăm trạm vũ trụ hoặc làm thí nghiệm. Mở đầu cho những chuyến ghé thăm này là đoàn làm phim Nga vào mùa thu tới.
Được SpaceX vận chuyển lên vũ trụ vào đầu tháng này, những tấm pin mặt trời thế hệ mới sẽ được lắp đặt và thay thế dần các tấm pin sản xuất điện lâu đời nhất của trạm, hoạt động liên tục trong hơn 20 năm.
Trung Quốc lại phóng phi thuyền xây trạm vũ trụ Trung Quốc vừa phóng thành công tên lửa mang theo tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 2, vụ phóng thứ 2 trong chuỗi sứ mệnh nhằm xây dựng trạm vũ trụ của nước này. Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 2 từ Hải Nam . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH HOÀN CẦU THỜI BÁO Theo Tân Hoa xã, tên lửa đẩy...