Gửi tiền tiết kiệm dài hạn kiếm lời nhiều hơn gửi ngắn hạn
Với lạm phát kỳ vọng là 4% cả năm 2020, thì những người gởi tiết kiệm thời hạn dài sẽ hưởng lãi suất thực dương trên 4%/năm. Trong khi gởi ngắn hạn, chỉ đạt mức lời rất nhỏ.
Theo Tổng cục Thống kê, sau bảy tháng tăng mạnh liên tiếp do khan hiếm nguồn cung thịt heo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tháng 2 giảm trở lại. Chỉ số CPI tháng 2 giảm 17% so với tháng 1 và tăng 5,4% so với cùng kỳ.
Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), khả năng CPI có thể sẽ vẫn duy trì ở mặt bằng cao trong nửa đầu năm 2020 trước khi hạ nhiệt dần về cuối năm. Việc dịch bệnh Covid 19 lan rộng trên toàn cầu sẽ gây áp lực lên giá dầu thế giới, qua đó khiến giá nhóm hàng giao thông tiếp tục giảm trong các tháng tới, giúp kéo giảm mặt bằng CPI về mức thấp hơn.
Do đó, Bảo Việt dự báo lạm phát trung bình cho cả năm 2020 sẽ dao động quanh mức 4%.
Trong khi đó, trong tháng 2, các ngân hàng thương mại đang đưa ra mức lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn 12 tháng trở lên có mức lãi suất từ 7-8% trở lên. Còn các kỳ hạn ngắn từ 6 tháng trở xuống dao động quanh mức trên 4% cho đến 6%.
Như vậy, với lạm phát kỳ vọng như Bảo Việt dự báo là 4% thì người gởi tiền tiết kiệm có lãi suất thực dương. Nhưng người gởi tiết kiệm dài hạn sẽ kiếm lời nhiều hơn người gởi tiết kiệm ngắn hạn.
PHƯƠNG MINH
Theo plo.vn
Video đang HOT
Nâng giảm trừ gia cảnh ảnh hưởng thế nào tới thuế thu nhập?
Theo mức giảm trừ gia cảnh đề xuất, người có thu nhập 15 triệu/tháng (1 người phụ thuộc) sẽ không phải nộp thuế, trong khi người có thu nhập 100 triệu sẽ được giảm 700.000 đồng.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế Thu nhập cá nhân. Trong đó, cơ quan soạn thảo đề xuất điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng, và giảm trừ người phụ thuộc từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng.
Tại sao lại là 11 triệu đồng?
Theo lý giải từ Bộ Tài chính, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh và người phụ thuộc sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng so với thời điểm năm 2013 (Luật thuế TNCN có hiệu lực).
Theo cách tính mới, mọi đối tượng nộp thuế sẽ được giảm một phần tiền thuế. Trong đó, mức độ giảm thuế của nhóm bậc thuế thấp sẽ cao hơn so với những người nộp thuế ở bậc cao.
Thực tế, tính từ ngày 1/7/2013 khi Luật thuế TNCN có hiệu lực đến cuối tháng 10/2019, chỉ số CPI đã tăng hơn 20%, và đến cuối năm 2019 đã là 23,2%.
Mức giảm trừ bản thân và người phụ thuộc mới được tính theo số tăng của CPI từ tháng 7/2013 đến cuối năm 2019. Ảnh: Hoàng Hà.
Quy định tại Luật thuế TNCN, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
Với cách tính giảm trừ mới, mức tăng giảm trừ bản thân từ 9 triệu lên 11 triệu, tương đương tăng 22,2%, và giảm trừ người phụ thuộc từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng cũng tương đương mức tăng của chỉ số CPI trong thời gian qua.
Theo dữ liệu trên hệ thống tập trung của ngành thuế năm 2019, số người nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công hiện vào khoảng 6,89 triệu người. Tổng số thu Ngân sách Nhà nước từ nguồn thuế này cũng đạt trên 79.219 tỷ đồng (năm 2019).
Như vậy, với đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh trên, số thu về từ thuế TNCN một năm sẽ giảm khoảng 10.300 tỷ (tương đương giảm 13% số thu ngân sách riêng từ thuế TNCN năm gần nhất).
Thu nhập bao nhiêu được giảm thuế nhiều nhất?
Theo cơ quan soạn thảo, với mức giảm trừ mới, phần lớn người dân nộp thuế ở bậc 1 sẽ nằm trong diện không phải nộp thuế, tương tự những người nộp thuế ở các bậc còn lại đều được giảm số tiền phải nộp.
Hiện nay, người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 9 triệu/tháng và không có người phụ thuộc chưa phải đóng thuế. Tương tự người có thu nhập 12,6 triệu (1 người phụ thuộc) và 16,2 triệu (2 người phụ thuộc) cũng không phải tính thuế Thu nhập cá nhân.
Tại mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ nâng lên là 11 triệu (0 người phụ thuộc); 15,4 triệu (1 người phụ thuộc); và 19,8 triệu (2 người phụ thuộc).
Với nhóm không có người phụ thuộc, thu nhập 15 triệu/tháng đang phải nộp 350.000 đồng tiền thuế thu nhập, tương ứng 2,3% tổng thu nhập. Mức tính mới sẽ giảm xuống còn 200.000 đồng, tương đương giảm 150.000 đồng (43%) so với số tiền phải nộp hiện tại.
Số tiền thuế được giảm theo các mốc thu nhập:
Thu nhập (triệu/tháng) Thuế phải nộp hiện tại (triệu đồng) Thuế phải nộp theo cách tính mới (triệu đồng) Số thuế được giảm (triệu đồng) Tỷ lệ được giảm 10 0.05 0 0.05 100% 15 0.35 0.2 0.15 43% 20 0.90 0.65 0.25 28% 25 1.65 1.35 0.3 18% 30 2.55 2.15 0.4 16% 35 3.55 3.15 0.4 11% 40 4.55 4.15 0.4 9% 50 7 6.5 0.5 7% 70 12.45 11.85 0.6 5% 80 15.45 14.85 0.6 4% 90 18.5 17.85 0.65 4% 100 22 21.3 0.7 3%
Với nhóm có người phụ thuộc, hiện tại, người có thu nhập 15 triệu/tháng và có 1 người phụ thuộc đang có mức thu nhập tính thuế là 2,4 triệu (trừ 9 triệu giảm trừ bản thân và 3,6 triệu người phụ thuộc), tương ứng số tiền thuế phải nộp là 120.000 đồng (0,8% thu nhập).
Theo mức giảm từ gia cảnh mới, những người có mức thu nhập này sẽ không phải nộp thuế, tức giảm 100% số tiền nộp.
Tương tự, người có thu nhập 20 triệu/tháng và 1 người phụ thuộc, hiện phải nộp 490.000 đồng tiền thuế mỗi tháng (2,5% thu nhập). Mức tiền phải nộp tính theo giảm trừ gia cảnh mới sẽ là 230.000 đồng (1,2% thu nhập), giảm hơn 48%.
Với những người nộp thuế ở bậc cao, như thu nhập 70 triệu/tháng và có 1 người phụ thuộc, hiện nộp tổng cộng 11,37 triệu tiền thuế thu nhập (16,2% thu nhập), khi chuyển sang mức giảm trừ mới, số tiền phải nộp sẽ giảm xuống 10,53 triệu (15% thu nhập), tương đương giảm hơn 7%.
Theo tính toán, người có thu nhập thấp hơn sẽ có tỷ lệ thuế được giảm trên số thuế phải nộp hiện tại cao. Trong khi nhóm người có thu nhập càng cao, tỷ lệ này sẽ càng thấp, nhưng số tiền được giảm tuyệt đối lại cao hơn.
Cụ thể, người có thu nhập 11 triệu đồng (0 người phụ thuộc) được giảm 100.000 đồng theo cách tính mới, tương đương 100% số thuế phải nộp hiện tại, còn người có thu nhập 100 triệu đồng được giảm tới 700.000 đồng tiền thuế nhưng chỉ tương đương giảm 3% số tiền phải nộp hiện tại.
Theo news.zing.vn
Thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát Mới đây, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý IV và cả năm 2019, triển vọng 2020. Nếu như năm 2019, tăng trưởng GDP của Việt Nam vượt qua dự báo của các tổ chức quốc tế (7,02% so với 6,5%), thì năm 2020 tình hình được đánh giá vẫn...