Gửi hồ sơ đầu tư công bằng công văn, địa phương không phải ‘chạy lên trung ương’ để tiết kiệm
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ ngành, địa phương về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, tổ chức ngày 28-9.
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về đầu tư công – Ảnh: VGP
Theo Bộ Tài chính, 8 tháng đầu năm giải ngân được 183.320 tỉ đồng, đạt 39,74% kế hoạch; dự kiến đến 30-9, số vốn giải ngân 218.550 tỉ đồng, đạt 47,38% kế hoạch.
Việc giải ngân chậm, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư Nguyễn Chí Dũng, do công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu; thay đổi chính sách và quy định; năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; việc tránh thanh toán vốn…
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh – tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng – cho biết trong 2.511 dự án năm 2021, có 2.021 dự án chuyển tiếp từ các năm trước, 490 dự án khởi công mới. Với hơn 80 vướng mắc được tổ công tác tiếp nhận, có tới quá nửa là do cách hiểu không đúng, hiểu khác của các địa phương.
Một nguyên nhân khác là tình trạng chuẩn bị dự án sơ sài nên khi thực hiện khó khăn, có dự án rồi thì lãnh đạo địa phương không tham gia mà giao hết cho các ban quản lý dự án, trong khi ban quản lý không đủ năng lực, “gặp vướng mắc thì cứ để đấy, trông chờ”.
Giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch – đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ ngành tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện, trình Thủ tướng ban hành kết luận hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh cần phải nâng cao nhận thức hơn nữa về tầm quan trọng của nguồn lực quan trọng này bởi chỉ có 4 bộ và 11 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt hơn 60%.
Video đang HOT
Có 76/114 ban, bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (47%), có cơ quan chưa giải ngân được đồng nào.
Đồng tình với các lý do khách quan đã nêu, Thủ tướng cho rằng vấn đề vẫn là ở khâu thực hiện, yếu tố chủ quan như việc xây dựng các dự án, chuẩn bị đầu tư tính toán không kỹ càng, dàn trải; thiếu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và không đúng bản chất đầu tư công là đầu tư cho phát triển, thiếu quyết liệt, sâu sát, đặc biệt là khâu kiểm tra, giám sát…
Các địa phương tham dự hội nghị trực tuyến về đầu tư công – Ảnh: VGP
Biểu dương những đơn vị có tỉ lệ giải ngân đạt hơn 60%, nhưng cũng phê bình nghiêm khắc đơn vị có tỉ lệ giải ngân dưới 40%, Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền cần kiểm điểm nghiêm túc, chỉ ra hạn chế, rút kinh nghiệm, còn trì trệ, vi phạm thì phải xử lý nghiêm khắc với tinh thần “khen chê rõ ràng, phân minh, khách quan, xuất phát từ kết quả cụ thể, nếu không sẽ dẫn tới trì trệ”.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh cần nhận thức rõ khó khăn do đợt bùng phát dịch thứ 4 nên càng phải tập trung khắc phục những hạn chế trong đầu tư công. Từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 tháng nữa, còn hơn 50% nguồn vốn (tương đương 250.000 tỉ đồng) phải giải ngân là thách thức rất lớn.
Vì vậy cần tăng cường lãnh đạo chỉ đạo, linh hoạt sáng tạo và xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng để đạt tỉ lệ giải ngân cao nhất, chống tham nhũng tiêu cực.
Bộ ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tăng cường kiểm tra, giám sát để xử lý vi phạm, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, xem đây là một tiêu chuẩn đánh giá cán bộ cuối năm, chủ động điều chỉnh vốn nếu chậm giải ngân.
Cùng với các giải pháp kiểm soát dịch bệnh, việc giao vốn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, lựa chọn đúng các công trình trọng tâm, trọng điểm, dẫn dắt và kích hoạt đầu tư, huy động nguồn lực.
Tiếp tục tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu cho đầu tư, địa phương thực hiện giãn cách tranh thủ làm ngay thủ tục cho các dự án, để sau ngày 30-9 có lộ trình phù hợp, mở cửa trên tinh thần thích ứng an toàn.
Cần tăng cường trao đổi, làm việc trực tuyến, hồ sơ giấy tờ gửi theo đường công văn, “các địa phương không phải cầm hồ sơ trực tiếp chạy lên các bộ ngành trung ương” để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phiền hà, tiết kiệm cho dân cho nước.
Rút ngắn thời gian kiểm soát thanh toán, rút vốn từ các nhà tài trợ nước ngoài, công khai tiến độ giải ngân hằng tháng để khen chê kịp thời, minh bạch.
Với những vướng mắc về thể chế, Thủ tướng yêu cầu tổng hợp, rà soát để báo cáo các cấp, lấy ý kiến các cơ quan liên quan để tạo đồng thuận cao.
Sắp diễn ra Hội nghị trực tuyến Chính phủ với doanh nghiệp
Theo tin mới nhận từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sáng ngày 26/9 tới, tại Hà Nội, sẽ diễn ra hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp cùng các địa phương bàn về những giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.
Ngày 8/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Hội nghị được thực hiện theo đề xuất của VCCI để lắng nghe những kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh sống chung với đại dịch COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ đã giao VCCI chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ cùng các cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng tham gia tổ chức hội nghị này với các nội dung chủ yếu như báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19 cùng các khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp, kiến nghị đột phá; báo cáo tình hình triển khai, thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua.
Hiện nay, sự bùng phát mạnh của làn sóng COVID-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương thuộc khu vực phía Nam.
Theo số liệu kinh tế - xã hội tháng 8 do Tổng cục Thống kê công bố, số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Cụ thể, tính chung 8 tháng, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng có tới 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
Đáng chú ý, trong số doanh nghiệp rời khỏi thị trường, có 43.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,9%; 30.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5% và 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, các chỉ tiêu về số doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký, số lao động trong tháng 8 đều giảm mạnh so cùng kỳ năm 2020.
Theo tổng hợp của VCCI, tính đến thời điểm 15h ngày hôm nay (24/9), VCCI đã nhận báo cáo và kiến nghị của hơn 100 hiệp hội doanh nghiệp và hàng trăm doanh nghiệp liên quan đến ứng phó dịch bệnh COVID-19. Trên cơ sở tổng hợp các báo cáo và kiến nghị, VCCI cũng sẽ có một Báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đề xuất, kiến nghị với Chính phủ.
Hội nghị sẽ thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không "than nghèo, kể khổ". Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế; không để kinh tế suy giảm nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, chống dịch bệnh trong sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống an sinh xã hội.
Trước đó, ngày 17/9, VCCI đã ra mắt Hội đồng hợp tác doanh nghiệp ứng phó COVID-19 để có thể tiếp nhận, hỗ trợ một cách nhanh nhất các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp. Hội đồng đã cho ra mắt website tại https://covid19.vcci.com.vn và đặc biệt là đưa vào hoạt động nền tảng tương tác trực tuyến 24/7 để doanh nghiệp có thể liên tục phản ánh các vấn đề khó khăn gặp phải và đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, địa phương.
Các hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp ngay bây giờ có thể đặng ký tham gia làm thành viên hội đồng qua website trên và gửi các đề xuất, kiến nghị liên quan đến nội dung Hội nghị Thủ tướng gặp cộng đồng doanh nghiệp để VCCI tổng hợp, báo cáo Thủ tướng và các cơ quan liên quan.
Thủ tướng: Yêu cầu nghiên cứu, đề xuất 'cách ly, giãn cách ở mức nhỏ nhất' Đó là nội dung thông báo 256/TB-VPCP ngày 23-9 kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp với các nhà khoa học về phòng, chống dịch COVID-19. Không thể kiểm soát dịch tuyệt đối nên cần có biện pháp thích ứng an toàn với dịch - Ảnh: TỰ TRUNG Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất, góp ý với...