Gửi gắm bao nhớ thương vào con đường mang tên Đại tướng
Thêm nhiều lời ngợi khen được dư luận dành cho sự nhanh nhạy của TPHCM, dù UBND mới thống nhất chủ trương trình HĐND xem xét đặt tên đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại kỳ họp lần thứ 12 khóa VIII dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9 – 12/12.
TPHCM dùng tên của nhiều lãnh đạo để đặt cho các con đường đẹp mới hoàn thành của thành phố (ảnh minh họa: Tùng Nguyên)
Thỏa nỗi chờ mong
Sự nóng lòng mong sớm có ngay con đường mang tên Đại tướng ở thành phố mang tên Bác Hồ có vẻ như được đáp ứng phần lớn, khi đã có lịch trình cụ thể thảo luận việc làm thỏa ước nguyện của toàn dân này:
“Rất nhiều lĩnh vực TPHCM luôn đi tiên phong trong đổi mới, cả về cải cách hành chính cũng như cải cách kinh tế. Hà Nội tiếng là Thủ đô nhưng tôi thấy luôn tỏ ra chậm chạp hơn… Thật đáng mừng cho TPHCM và cũng hơi đáng buồn cho HN!’ – Hoàng Chương: hoangchuong37@yahoo.com
“Thật mừng là người dân và các cơ quan chức năng của TPHCM đã thể hiện tấm lòng của mình với Đại tướng bằng hành động cụ thể rất kịp thời” - Trần Mạnh Cảnh: canh_tranmanh@yahoo.com.vn
“Không phải người dân TPHCM nhưng thấy TP thật tuyệt vời. Tôi yêu thành phố mang tên Bác” – Dat Bui: datbui007@gmail.com
“Hoan hô TPHCM đã có cái nhìn tích cực và tỏ ra nhanh nhạy hơn trong việc hiện thực hóa ước nguyện lòng dân với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. HN và các TP khác trong cả nước cần noi theo…” – Tang:ctangthecong@yahoo.com
“Nên có nhiều công trình mang tên Đại tướng hơn nữa. Một nhân cách vĩ đại, một tài năng thiên bẩm kiệt xuất, một huyền thoại của nhân loại…” - Quang Anh: phuonganhhoang22@gmail.com
“Chúng ta cần chọn con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp và có nhiều công trình lớn mang tên Người để thể hiện sự tôn kính của nhân dân. Đây là việc làm thật sự rất rất cần thiết cho việc giáo dục truyền thống yêu nước của thế hệ hôm nay và mãi mãi mai sau. Tôn vinh Đại tướng là tôn vinh, ghi nhận công lao của Đảng, của Bác Hồ và hàng triệu Anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ và nhân dân đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. Tôi nghĩ các thành phố lớn khác như Hà Nội, Đà Nẵng….cần học tập cách làm nhanh nhạy của TPHCM” – Minh Nhà: hamipharm2007@yahoo.com.vn
“Cứ nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp là mọi người, nhất là các bạn trẻ luôn dành cho Người những lời tốt đẹp nhất. Xin cảm ơn thế hệ trẻ đã luôn ghi nhớ công ơn của các bậc lão thành cách mạng…” – Le Cam Hoai:quangtan24.4@gmail.com
Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy… (ảnh: Nguyễn Tuấn Tú)
Con đường mong đợi
Video đang HOT
Tương tự như với Thủ đô Hà Nội, danh sách các “ứng tên” được người dân TPHCM đề xuất “tranh cử” con đường mang tên Đại tướng cũng khá dài. Bên cạnh địa chỉ nổi bật nhất cũng có khá nhiều cái tên khác được nêu ra:
“Rất đồng ý với các bạn có cùng ý kiến. Xa lộ Hà Nội là hợp lý nhất mang tên Đường Võ Nguyên Giáp. Đây là tuyến đường cửa ngõ tiến vào TP, rất ý nghĩa…” – Nguyễn Hải Dương: haiduong@gmail.com
“Nhất trí với ý kiến của các bạn. Hội đồng Nhân dân TPHCM nên lấy ý kiến nhân dân để lựa chọn con đường hiện nay đang mang tên xa lộ Hà Nội được đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp. Con đường này được kết nối điểm đầu tại cầu Sài Gòn với đường Điện Biên Phủ là tuyệt vời nhất” – Trần Trung Tứ: tutt.bdgl@vnpost.vn
“Theo ý kiến của tôi, xa lộ Hà Nội là đường đẹp nên được mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã chỉ huy đánh thắng trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, vì vậy đi theo xa lộ Hà Nội tiến về cầu Sài Gòn là tới Điện Biên Phủ, có ý nghĩa không? Hơn nữa theo tôi biết, xa lộ Hà Nội chỉ là tên tạm thôi….con đường vẫn đang chờ bác Giáp kính yêu của chúng ta” - Hoàng: traminhhoang@yahoo.com
“Đường xa Lộ Hà Nội rộng, đẹp, cảnh quan 2 bên đường nhiều đoạn trông rất sầm uất nữa, xứng đáng được vinh dự mang tên Đại tướng. Phần nữa đoạn đường nối thẳng vào đường Điện Biên Phủ, không con đường nào hợp lý hơn! Chỉ hơi tiếc là thế thì phải bỏ tên con đường mang tên Thủ đô!” - Saobien17: hlongac@gmail.com
“Xa lộ Hà Nội được đặt cách nay gần 30 năm rồi (từ 1984), nhân dân cũng đã quen tên gọi. Nếu mà lấy lại đặt tên Đại tướng cũng tốt, nhưng nên xét kĩ vì dễ gây lẫn lộn về sau. Do vậy để tôn vinh công lao và đức độ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo tôi nên lấy con đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Dây mà đặt tên Đại tướng. Tôi nghĩ con đường này dài, rộng, hiện đại, sắp hoàn thành. Từ TPHCM tới Dầu Dây (55 km) đi chính trung tâm kinh tế trọng điểm quốc gia vùng Đông Nam bộ, đi cạnh sân bay quốc tế Long Thành – một sân bay tương lai là hiện đại, cũng nên đặt tên là sân bay quốc tế Võ Nguyên Giáp thì mới xứng tầm với cả trong nước và quốc tế” – Lê Xuân Thủy: lexuanthuy1962@yahoo.com
“Tôi thấy nên đổi tên đường Điện Biên Phủ thành đường Võ Nguyên Giáp, vì đây là một con đường lớn lại nằm trong thành phố sẽ có nhiều người đi lại, nhắc nhở thường xuyên, tên cũ cũng đã gắn liền với Đại tướng do đó cũng rất phù hợp. Chứ nếu chờ đến khi có con đường lớn xứng với tầm của Đại tướng thì có lẽ sẽ là khá lâu” – Vinh Nguyen: vnguyenthanh65@yahoo.com
“Nên lấy con đường vành đai Tân Sơn Nhất vừa khánh thành, tôi nghĩ là hợp lý và ý nghĩa nhất” – Nguyễn Thị Hương: huongnam28480@yahoo.com.vn
“Nên chọn đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Kế hoạch của Sở VHTT trình đường xa lộ Hà Nội, giao cắt Mai Chí Thọ, theo tôi là không hay. Tên Bác Giáp phải đặt cho 1 con đường rộng, dài và đẹp” – Minh Tran: minh.tran@gmail.com
“Tôi xin góp ý với tư cách một người cộng sản từ Bắc vào TPHCM công tác. Ý kiến của tôi là nên đặt tên đường Võ Nguyên Giáp bắt đầu từ cầu Điện Biên Phủ, dọc theo xa lộ Hà Nội đến trạm cầu Đồng Nai. Vì sao? Vì trận Điện Biên Phủ, rồi trận “Điện Biên Phủ trên không” tiến tới chiến thắng 1975 thống nhất đất nước. Ta thấy logic ở chỗ từ TPHCM đi ra Bắc hết đường Điện Biên Phủ là kề cận tới vị danh tướng lẫy lừng làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc Võ Nguyên Giáp. Ngược lại khi từ Bắc vào TPHCM đi hết đường Võ Nguyên Giáp là tới đường Điện Biên Phủ, cho thấy lịch sử phải có trước có sau, phải có mối tương quan logic. Xin cảm ơn vì đã để tâm đến ý kiến của tôi. Tôi hy vọng với ý kiến của tôi cũng góp phần xây dựng cho xã hội tiên tiến hiện đại, nhưng không quên truyền thống và bản sắc của dân tộc ta”- Hoàng Thanh Tuyền: congannhandanvn@gmail.com…
Niềm tiếc thương Đại tướng phần nào đươc khuây khỏa, khi ước nguyện lòng dân có lẽ sẽ được biến thành hiện thực sớm nhất từ thành phố mang tên Bác Hồ:
“Xa lộ Hà Nội là phương án hợp lý. Phải công nhận là TPHCM luôn nhanh nhạy và quyết đoán. Rất vui vì thành phố Bác Hồ có con đường Bác Giáp bên cạnh” – Nguyễn Thị Trang: pandavnht@yahoo.com
…
Khánh Tùng
Theo Dantri
Thành ủy Hà Nội: Chọn đường xứng đáng nhất mang tên Đại tướng
Ngày 7/10, chia sẻ với Đất Việt ông Phan Đăng Long - Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - thành viên Hội đồng đặt tên đường phố Hà Nội khẳng định: "Hà Nội chắc chắn sẽ có đường mang tên đại tướng".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hà Nội lựa chọn con đường xứng đáng nhất mang tên đại tướng
Ông Long cho hay, việc nghiên cứu lựa chọn, đặt tên đường mang tên đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Hà Nội dự liệu từ rất lâu. Đại tướng là một vị tướng đặc biệt có những cống hiến, công lao to lớn xuyên suốt bề dày lịch của Việt Nam.
Theo quy chế đặt tên đường đối với danh nhân phải sau khi mất 10 năm mới được đặt tên, nhưng trong trường hợp đặc biệt có thể ngoại lệ mà không phải theo quy chế này. Như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một ví dụ.
"Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là nhân vật lịch sử đặc biệt, được Hà Nội quan tâm, dư luận quan tâm. Việc dành một còn đường hiện đại, xứng đáng, có ý nghĩa nhất hiện nay mang tên đại tướng là điều chắc chắn.
Hà Nội đang nghiên cứu để đưa ra quyết định lựa chọn con đường nào để đưa ra quyết định trong thời gian sớm nhất", ông Long cho biết.
Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng đặt tên đường phố Hà Nội - bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng chia sẻ mong muốn được lấy tên Đại tướng để gắn với một tuyến đường phố của thủ đô.
Bà Ngọc cho hay, "Với một người có nhiều đóng góp cho đất nước như Đại tướng, nếu nhận được đề xuất TP sẽ nghiên cứu ngay. Và ngay cả khi không có đề xuất, Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu và nếu điều kiện cho phép sẽ lựa chọn những con đường xứng tầm để xin ý kiến đặt tên đường Võ Nguyên Giáp. Chúng tôi sẽ nghiên cứu thận trọng và nghiêm túc về việc này".
Hội Sử lựa chọn tuyến Nội Bài - Nhật Tân
Trước sự quan tâm của dư luận cũng như mong muốn của nhiều nhà khoa học và người dân thủ đô, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cũng đưa ra mong muốn lựa chọn tuyến đường cao tốc từ Nội Bài - đến cầu Nhật Tân, nối sân bay vào trung tâm Thành phố để đặt tên đường mang tên Đại tướng.
"Đó là phương án lựa chọn tối ưu nhất" - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định.
GS Ngọc cho biết thêm, Hội sử học Hà Nội và hội khoa học lịch sử Việt Nam chắc chắn sẽ có đề xuất, đề xuất ngay. Tinh thần các thành viên Hội sử học hiện đầu ủng hộ phương án này.
Theo GS, việc đề xuất tên đường mang tên danh nhân, bao giờ cũng phải tuân thủ theo quy trình, từ đề xuất từ phía các hội khoa học, các nhà khoa học lịch sử rồi Hội đặt tên đường phố Hà Nội mới họp bàn và đề xuất lên HĐND thành phố thông qua.
Quy trình là như vậy, nhưng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì không thể so sánh với những trường hợp khác. Đây là vị anh hùng dân tộc có những đóng góp, ghi những dấu ấn đặc sắc nổi bật trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc ta (từ 1945) vì vậy, đối với Đại tướng thì không cần phải tuân theo quy định đó.
Những cống hiến, công lao, đóng góp của Đại tướng với dân tộc là không thể chối cãi, được lịch sử ghi nhận, cả dân tộc ghi nhận vì vậy không cần phải lùi lại 10 hay 20 năm để đánh giá lại nữa.
"Việc đặt tên đường phố mang tên Đại tướng rất cần được thành phố quan tâm và hoàn toàn ủng hộ. Hà Nội nên nghiên cứu đặt tên đường mang tên cụ ngay, việc đặt tên này là làm đẹp thêm cho Thủ đô Hà Nội.
Không nên vì bất cứ lý do gì mà phải lùi lại, đặt tên đường mang tên Đại tướng hoàn toàn có đủ lý lẽ, đủ cơ sở, và phải được thực hiện ngay trong năm nay", GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh.
Đó cũng chính là đề xuất của Giáo sư sử học Phan Huy Lê. GS Lê cho rằng, trong quy chế đặt tên đường của Hà Nội, các nhân vật hiện đại sau khi mất 10 năm, mới xem xét đặt tên đường. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, đặc biệt không cần chờ đến 10 năm, sau khi mất có thể đặt tên phố ngay. Các nhân vật lịch sử như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... là tiền lệ.
Theo GS Phan Huy Lê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần đặc cách như vậy. Vấn đề là chọn con đường nào xứng đáng, khang trang tiêu biểu cho công lao cống hiến của Đại tướng đối với đất nước, Thủ đô.
Với tư duy như vậy, các nhà khoa học đưa ra lựa chọn tuyến đường cao tốc từ Nội Bài - đến cầu Nhật Tân, nối sân bay vào trung tâm Thành phố để đặt tên đường mang tên Đại tướng.
Theo các nhà khoa học, đây là con đường xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, hạ tầng cơ sở hiện đại. Cầu Nhật Tân đang gấp rút xây dựng, con đường sắp hình thành, lấy tên Đại tướng đặt tên có vẻ hợp lý.
Hà Nội nên đặt tên Đại tướng ngay
TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp UBTVQH - Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng, "không chỉ lựa chọn đặt tên đường mà còn phải tạc tượng Đại tướng đặt ơ 3 nơi ghi dấu của người".
Theo ông Thảo, đối với tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi lựa chọn tuyến đường phải lựa chọn đó là trục đường mới, hiện đại, xứng tầm với Đại tướng. Tuyến cao tốc Nội bài - Nhật Tân cũng là một lựa chọn tốt.
Ông Thảo cho rằng, với sự cống hiến của Đại tướng thì Hà Nội không chỉ lựa chọn đặt tên đường ngay trong năm nay mà còn phải đúc tượng để người dân ghi nhớ công lao của người.
"Tôi cho rằng, cần phải có một nhà tưởng niệm ở Quảng Bình, hoặc quảng trường Đồng Hới cũng cần có tượng Đại tướng. Hà Nội thì nên đặt ở công viên hoặc vườn hoa lớn. Và một tượng nữa nên đặt ở Điện Biên Phủ. Ít nhất cũng là 3 nơi có ghi nhiều dấu ấn với đại tướng", TS Thảo bày tỏ.
GS-TSKH Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh-thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội cũng nhận định việc đặt tên đường mang tên Đại tướng là điều Đó là điều rất hay, rất tốt.
Trước nguyện vọng của đông đảo nhân dân, Hà Nội nên lựa chọn một con đường xứng đáng với danh tiếng, tên tuổi của Đại tướng.
Theo Hiếu Lam (ghi)
Báo Đất Việt
Hà Nội: Người đàn ông bại liệt bị bỏ mặc trong ngôi nhà khóa cửa Sự việc xảy ra tại khu phố 8, phường Chương Dương (Hà Nội) từ nhiều tháng nay. Nhiều người muốn vào giúp đỡ vì thấy người đàn ông này có dấu hiệu bị bỏ đói nhưng đành bó tay bất lực vì ngôi nhà đã khóa trái cửa. Một người hàng xóm gần nhà ông Anh cho biết, mấy ngày nay họ nghe...