Gửi con cho mẹ chồng trông nhưng khi đến đón, tôi phát ngất vì thấy cốc sữa đậu nành để trên bàn cùng gương mặt thất thần của con gái
Mẹ chồng làm như vậy khác nào là muốn đâm vào trái tim con dâu một nhát chí mạng?
Tôi là công nhân xí nghiệp may, tự biết trình độ dân trí của mình không cao. Trước đây, vì hoàn cảnh của gia đình khó khăn nên tôi chẳng thể được đi học như bạn bè đồng trang lứa. Hết cấp 3, tôi không học tiếp lên Đại học mà lên thành phố bươn trải bằng đủ thứ nghề. Cuối cùng quyết định sẽ gắn bó với may quần áo.
Cuộc sống một vài năm khi mới đi làm quả thực rất khó khăn. Sức khoẻ của tôi không tốt, cộng thêm môi trường làm việc gay gắt khiến cho bản thân bị rơi vào một trạng thái trầm uất. Thân mình chưa lo nổi, nghĩ gì tới việc lập gia đình.
Trong công ty, tôi có kết thân các chị em cùng nhóm và cũng giữ mối quan hệ tốt với trưởng nhóm. Tất cả chúng tôi sinh hoạt trong khu trọ nghèo, đều gặp hoàn cảnh éo le nên phải nương tựa nhau mà sống.
2 năm sau khi làm ở khu công nghiệp này, chị trưởng nhóm đi lấy chồng ở một tỉnh khác. Trước khi nghỉ việc, chị đã nói khéo với cấp trên cho tôi thay thế vị trí chị ấy. May mắn thay, cơ hội này hoàn toàn nằm trong tay tôi. Từ ngày lên chức, tôi cũng đỡ vất vả, có thời gian chăm chút cho bản thân hơn và đặc biệt đãi ngộ cũng cực kỳ tốt.
Ảnh minh hoạ.
Video đang HOT
Về công việc không còn gì phải lo lắng nhiều, tôi cảm nhận nó tốt lên từng ngày. Kể cả năm vừa rồi dịch Covid-19 ập tới nhưng cũng không làm ảnh hưởng quá nặng nề.
3 năm trước, tôi phải lòng một anh lái xe vận chuyển hàng của công ty. Tình duyên của chúng tôi khá suôn sẻ. Anh ấy là người tốt bụng, chăm chỉ, chịu thương chịu khó và biết hi sinh cho tôi. Cũng đã đến tuổi cập kê và anh ấy chẳng còn trẻ, nên tôi với anh đi tới hôn nhân. Song áp lực và sóng gió từ đây mới bắt đầu xảy ra.
Chồng tôi là con trưởng, mặc định tôi phải có trách nhiệm đẻ con trai nối dõi. Nhưng như đã kể, sức khoẻ tôi không tốt, sinh nở đã là một điều gì đó khó khăn lắm rồi. Sau khi cưới anh, tôi cũng nhanh chóng mang thai nhưng từng thập tử nhất sinh trên bàn mổ. Ngặt nỗi đứa bé sinh ra lại là con gái. Mẹ chồng thất vọng ra mặt. Tôi còn nhớ bà ấy rất ít khi đến thăm cháu mà toàn là mẹ đẻ tôi. Chồng hay phải lái xe liên tỉnh không ở gần bên, tôi tủi thân cực độ mà chẳng thể chia sẻ với ai.
Dưới chồng tôi còn có một chú nữa cũng đã lấy vợ và kinh tế khá giả hơn nhiều. Vợ của chú ấy còn có xuất thân từ gia đình kinh doanh khá giả. Mẹ chồng thất vọng về dâu trưởng như tôi bao nhiêu thì lại tự hào về dâu út bấy nhiêu. Đặc biệt, em dâu còn sinh hạ được con trai nên quý lại càng thêm quý.
Biết mẹ chồng chẳng yêu thương gì con tôi nên tôi cũng không thường xuyên đưa cháu qua bà chơi. Tuy nhiên đợt dịch này, vì tôi vẫn phải đi làm mà con lại chưa thể tới lớp nên tôi đã gửi con cho mẹ chồng trông nom một vài hôm. Những ngày khác thì tôi nhờ hàng xóm đang làm việc tại nhà trông hộ.
Ảnh minh hoạ.
Ấy vậy nhưng thứ sáu tuần trước, tôi đi làm về lúc 5 rưỡi chiều và đón con ở nhà mẹ chồng thì chứng kiến một cảnh tượng không thể chấp nhận nổi.
Hôm ấy có cả cháu trai con em trai chồng, em dâu cũng ở đấy. Tôi vừa bước vào thì con gái đã mếu máo. Cứ ngỡ con bé nhớ mẹ nên mới khóc nhưng hoá ra chẳng phải. Nhìn lên bàn uống nước, tôi thấy thằng cháu trai đang uống cốc sữa đậu nành nhưng điều đáng nói là nó dùng hẳn 2 ống hút.
Khi bế con gái lên, nó mếu máo “Em không cho con uống!”. Vừa lúc đó, mẹ chồng bước từ bếp ra. Bà ấy đã đanh giọng nói lời khó nghe: “Gớm cái con này cứ khóc lóc. Sữa của anh mà đòi uống cái gì!”
Trước mặt tôi mà mẹ chồng còn thể hiện rõ sự phân biệt đối xử như vậy thì không hiểu khi tôi đi làm, bà ấy còn làm nên chuyện gì đáng sợ nữa? Khổ thân con gái tôi. Trên đường đưa con về nhà mà tôi cứ tủi thân khóc suốt.
Sinh con gái còn gì sai lầm cơ chứ, tại sao mẹ chồng lại sống ích kỷ như vậy? Rồi sau này nhỡ chẳng thể đẻ con trai, tôi liệu có bị cả nhà chồng ruồng rẫy hay không… Tôi bất lực quá và cảm thấy mệt mỏi, tủi thân vô cùng…
Khi tình cảm được đong đếm bằng tiền
Đọc câu chuyện của bạn, tôi quả thực cảm thấy rất buồn. Xưa nay, không ít người vẫn đong đo tình cảm bằng bạc tiền như vậy.
Cho nên cứ nói tình cảm không mua được bằng tiền là sai. Nghèo không phải là cái tội, nhưng nó dẫn đến sự mất kính nể là có thật.
Bà nội tôi cũng có tư tưởng giống như bố mẹ chồng bạn vậy. Bà có bốn người con trai hai người con gái, bố tôi là cả. Bố tôi nghỉ học sớm, ở nhà làm nông phụ bố mẹ nuôi các chú các cô ăn học. Các chú được học hành đến nơi đến chốn nên kinh tế khá hơn. Bố tôi ở gần, khó khăn, chỉ biết dùng cái công, cái tình của mình mà báo hiếu mẹ già, còn việc gì đụng đến tiền thì có các chú lo.
Vì không có tiền, nên mọi việc quyết định lớn nhỏ trong nhà đều không đến lượt bố tôi ý kiến. Lúc đầu bố tôi có nói nhưng nói mà không có tiền lo thì ai ủng hộ? Sau rồi bà nội nói: "Đứa nào lo được việc gì thì nghe theo ý kiến đứa đó". Vì bà nội không coi bố tôi ra gì, nên các chú cũng vậy thôi. Mẹ tôi nhiều lần bất bình: "Anh là anh cả, sao việc gì cũng phải cun cút nghe theo các chú ấy?". Bất bình là bất bình, nhưng nghèo thì vẫn phải chịu thôi. Ở trong gia đình, khi mà cha mẹ đối với các con đã có sự rạch ròi coi trọng coi khinh, thì ra xã hội đòi hỏi công bằng là điều xa xỉ quá.
Tôi kể chuyện nhà mình để thể hiện rằng tôi rất đồng cảm với nỗi ấm ức này của bạn. Con cái một nhà, đứa nọ đứa kia. Người có thể kiếm tiền mà lo toan mọi thứ chắc chắn nhẹ nhàng hơn người phải bỏ công bỏ tâm ra mà chăm sóc lo lắng. Nhưng dù cực nhọc thế nào, chỉ cần mẹ cha hiểu cho là được. Đằng này còn nói "tốt" không bằng "có tiền", thật sự không thể không bất bình, ấm ức.
Nhưng nói gì thì nói, đạo làm con chữ hiếu vẫn phải tròn. Như bố tôi luôn nói: "Bà nội các con có thể sai, nhưng bố vẫn phải làm tròn chữ hiếu để bản thân không áy náy". Sau này bà nội tôi mất đi, các chú các cô về khóc lóc này kia, bố tôi không khóc một chút nào. Bố bảo bố đã dồn hết tâm sức để chăm lo cho bà, chưa từng làm điều gì khiến bản thân phải nuối tiếc hay hối hận.
Tôi nhớ có lần tôi và một cô bạn thân đi làm thêm về, đêm đông giá rét thấy một ông cụ bên đường bới rác kiếm thức ăn. Lúc đó trong túi tôi thật sự không có một xu nào để mua cho ông cụ dù là một ổ bánh mì. Lúc đó bạn tôi nói: "Thật ra muốn làm người tốt cũng phải có tiền cậu nhỉ. Ví dụ như ông cụ kia, giờ mình chạy đến rơi nước mắt mà nói: "Cụ ơi, con thương cụ lắm, cụ chịu khó vượt qua nhé", và một người nữa cho cụ ấy một ổ bánh mì và bảo "cụ ăn đi cho đỡ đói". Vậy thì trong suy nghĩ ông cụ, ai là người tốt?".
Vậy nên bạn ạ, cuộc sống này đôi khi vẫn có những chuyện đáng buồn như thế. Tiền không phải là tất cả, nhưng không có nó chúng ta sẽ vất vả rất nhiều. Cho nên vào những lúc khó khăn, người ta dễ lấy tiền bạc ra để làm thước đo cho lòng tốt.
Bạn có thể buồn, có thể ấm ức, nhưng không nên vì thế mà bỏ mặc bố mẹ chồng. Chồng bạn có thể đã nói những lời khó nghe, vì đó là bố mẹ của anh ấy. Bạn không sang xin lỗi bố mẹ chồng cũng không sao, vì cơ bản bạn cũng chẳng nói gì sai quấy cả. Chồng bạn, anh ấy cũng bất lực như bạn vậy, vì cuộc sống khó khăn quá mà đôi khi chấp nhận mình trở nên nhỏ bé đi. Hãy cứ sống bình thường, đối đãi bình thường, chí thú nghĩ cách làm ăn cho cuộc sống bớt phần khốn khó.
Chỉ cần mình thấy mình sống như vậy là đúng là ổn, chẳng cần để tâm những lời nói vô tình cho mệt người bạn nhé.
Tôi điếng người khi biết được mục đích mẹ chồng đòi giữ lợn đất của cháu gái Tôi chết sững. Đây chính là mục đích của mẹ chồng tôi khi dỗ cháu mang lợn sang cất ở phòng bà. Tốt nghiệp đại học xong, tôi lấy chồng và sinh con luôn. Con gái ra đời trong niềm vui và hạnh phúc của gia đình và dòng họ. Là con đầu cháu sớm, con gái tôi được ông bà nội và...