Gửi Apple và OnePlus: đừng bình thường hóa chuyện âm thầm bóp hiệu năng
Một số nhà sản xuất điện thoại gần đây luôn tìm cách bình thường hoá mánh khoé bóp hiệu năng không cho người dùng biết trước.
Hôm thứ ba tuần trước, trang tin AnandTech đã bóc trần điều mà các fan OnePlus chưa từng nghĩ công ty này sẽ làm: bóp hiệu năng của mẫu smartphone flagship mới, OnePlus 9 Pro. Theo đó, khi nhận thấy thiết bị bỗng chậm lại theo cách không thể lý giải được, các chuyên gia tại AnandTech liền tìm hiểu và phát hiện ra chiếc điện thoại này liên tục đẩy một loạt các ứng dụng phổ biến ra khỏi các nhân hiệu năng cao trên con chip Snapdragon 888 của nó. Lý do mà công ty đưa ra là gì? Tất cả là nhằm tiết kiệm pin thôi!
Mới đây, OnePlus một lần nữa khẳng định tuyên bố ban đầu của họ bằng một bài viết dài hơn, nêu ra những luận điểm có vẻ cực kỳ thuyết phục. “Trong vài năm trở lại đây, hiệu năng của các SoC smartphone đã đạt đến mức sức mạnh của chúng đôi lúc thừa thãi trong một vài tình huống nhất định” – OnePlus viết như vậy. Họ như thể đang đổ lỗi cho Qualcomm vì… làm ra những con chip quá tốt.
“Chính vì lý do đó, đội ngũ phát triển của chúng tôi đã tinh chỉnh nó để thay vì cung cấp hiệu năng thuần tuý sẽ chỉ cung cấp hiệu năng vừa đủ mà bạn trông chờ từ các thiết bị của chúng tôi, đồng thời giảm lượng điện năng tiêu thụ và lượng nhiệt toả ra” – OnePlus nói thêm.
Hợp lý quá! Nhưng có 3 vấn đề với lập luận nêu trên.
Đầu tiên, OnePlus từ trước đến nay luôn bán ra những thiết bị mà họ quảng cáo là mang lại cho người dùng hiệu năng thuần tuý, và mặc cho trọng tâm của OnePlus 9 Pro là cụm camera mang nhãn hiệu Hasselblad, thiết bị này không phải là ngoại lệ. Khẩu hiệu của công ty là “Never Settle” (Không bao giờ yên vị), và công ty hứa hẹn một “trải nghiệm Nhanh và Mượt mà không lỗi lầm” với OnePlus 9 Pro. “Bạn sẽ đi trước mọi người một bước”, công ty đảm bảo với người dùng như vậy trong buổi ra mắt sản phẩm, gọi con chip Snapdragon 888 trên điện thoại của họ là “con rồng mạnh mẽ nhất trong vương quốc”.
Video đang HOT
OnePlus hứa hẹn hiệu năng tối thượng trên OnePlus 9 Pro với Snapdragon 888
Thứ hai, nếu AnandTech đúng, bạn có vẻ đang bị lừa. Trang tin này phát hiện ra OnePlus 9 Pro có tốc độ phản hồi kém hơn Galaxy S21 Ultra trong những bài test đặt hai máy cạnh nhau, nhưng lại có thời lượng pin kém hơn kể cả khi đều dùng cùng chip và cùng công nghệ màn hình. Tình trạng chậm chạp cũng “xảy ra với gần như mọi thứ mà bạn thấy phổ biến trên Play Store”.
Thứ ba, và quan trọng nhất, OnePlus không thông báo trước cho bất kỳ ai. Và nay, công ty đang tìm cách khiến việc âm thầm bóp hiệu năng thiết bị trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
Quả là một suy nghĩ nguy hiểm. Nếu chúng ta tán thành việc một nhà sản xuất điện thoại có thể âm thầm bóp hiệu năng thiết bị với lý do vì người dùng, thì điều gì ngăn cản được họ làm điều đó bất kỳ khi nào họ muốn? Trong nhiều năm trời, đã có vô số thuyết âm mưu nổi lên rằng các nhà sản xuất thiết bị cố tình làm chậm hoặc khiến thiết bị hư hỏng để buộc người dùng nâng cấp, và nhiều hãng đã phủ nhận thuyết âm mưu này cho đến khi Apple bị phát hiện đang làm chính điều đó.
Nhớ lại thời điểm đó, Apple cũng đưa ra một lời giải thích đầy thành ý rằng bóp hiệu năng để tiết kiệm pin cho điện thoại người dùng, nhưng sự thật không thể chối cãi là công ty đã che giấu hành vi đó trước người dùng, khiến không ít người nâng cấp điện thoại sớm hơn dự định. Công ty đã dàn xếp được hai vụ kiện (một vụ với chi phí 500 triệu USD, và một vụ với chi phí 113 triệu USD), đồng thời thêm tính năng tắt bóp hiệu năng, nhưng hành vi của Apple vẫn góp phần đáng kể bình thường hoá suy nghĩ rằng bóp hiệu năng là chấp nhận được, và tiếp tục mang tính năng gây tranh cãi này lên các điện thoại về sau.
Khi OnePlus nhận ra họ muốn chuyển ưu tiên khỏi việc “đơn giản là mang lại hiệu năng thuần tuý”, họ lẽ ra phải làm điều đó trên sân khấu, trước khi mọi người bỏ tiền mua điện thoại, và nên có một tuỳ chọn để người dùng tắt hoặc bật theo ý muốn.
Đó là mối quan hệ mà các fan sành công nghệ của công ty kỳ vọng có được với OnePlus. Đó là thương hiệu mà OnePlus xây dựng được. Nay, thương hiệu đó đăng đứng trước nguy cơ xói mòn niềm tin nghiêm trọng.
Hãy đừng vờ như bóp hiệu năng là chuyện bình thường hoặc chấp nhận được với OnePlus, hay với bất kỳ nhà sản xuất nào khác!
OnePlus thừa nhận bóp hiệu năng của 300 ứng dụng Android phổ biến trên OnePlus 9 và 9 Pro
Vụ bê bối này rất giống với sự việc Apple bóp hiệu năng của iPhone cách đây nhiều năm.
Những chiếc smartphone OnePlus luôn thu hút người dùng, nhờ được trang bị cấu hình flagship cao cấp, nhưng giá bán lại rất hấp dẫn so với các hãng smartphone Android khác. OnePlus 9 và OnePlus 9 Pro mới ra mắt được trang bị chip xử lý Snapdragon 888, là một trong số những smartphone Android mạnh mẽ nhất hiện nay.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của AnandTech đi sâu vào việc tìm hiểu xem liệu điểm hiệu năng khi thử nghiệm của OnePlus 9 và OnePlus 9 Pro có khớp với hiệu năng thực tế khi sử dụng hay không. Và đáng tiếc, câu trả lời là không.
Trong khi OnePlus cho phép các ứng dụng đo hiệu năng có thể đạt hiệu suất đầy đủ của chip xử lý Snapdragon 888, thì các ứng dụng Android phổ biến khác lại bị hạn chế hiệu suất. Báo cáo cho biết rằng OnePlus làm như vậy để cải thiện thời lượng pin. Vấn đề lớn là OnePlus không hề thông báo điều này cho khách hàng của mình biết.
Anandtech đã thử nghiệm hàng chục ứng dụng Android phổ biến nhất trên Play Store, tất cả đều bị giới hạn hiệu suất. Ngay cả một số ứng dụng cài đặt sẵn cũng bị OnePlus hạn chế tận dụng sức mạnh của thiết bị.
Không lâu sau khi Anandtech công bố báo cáo của mình, Geekbench đã xóa các kết quả thử nghiệm hiệu năng của OnePlus 9 và 9 Pro. Thậm chí, Geekbench tuyên bố sẽ tiến hành điều tra những chiếc smartphone trước đây của OnePlus, để xem có hành động gian lận tương tự hay không.
Geekbench tuyên bố xóa bỏ kết quả đo hiệu năng của OnePlus 9 và 9 Pro, đồng thời tiến hành điều tra những thiết bị cũ của OnePlus.
Đại diện của OnePlus cũng đã có phản hồi, và thừa nhận rằng có khoảng 300 ứng dụng Android phổ biến nhất đã bị bóp hiệu năng. Dưới đây là đầy đủ phản hồi của OnePlus:
"Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời nhất trên những sản phẩm của chúng tôi, một phần dựa trên việc hành động nhanh chóng trước phản hồi quan trọng của người dùng. Sau khi ra mắt OnePlus 9 và OnePlus 9 Pro, một số người dùng đã góp ý về việc chúng tôi có thể quản lý để cải thiện thời lượng pin và nhiệt độ của thiết bị.
Kết quả là nhóm R&D của chúng tôi đã làm việc để tối ưu hóa hiệu suất của 300 ứng dụng Android phổ biến nhất, bằng cách điều chỉnh bộ vi xử lý với sức mạnh phù hợp nhất. Điều này giúp mang lại trải nghiệm mượt mà, đồng thời giảm mức tiêu thụ điện năng.
Mặc dù điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị trong một vài ứng dụng đo hiệu năng, nhưng trọng tâm của chúng tôi là làm những gì có thể để cải thiện trải nghiệm của người dùng".
Đại diện OnePlus nhấn mạnh rằng với bản cập nhật trong tương lai, người dùng có thể tùy chỉnh việc các ứng dụng có sử dụng toàn bộ hiệu năng của bộ vi xử lý hay không.
Điều khó hiểu là OnePlus cho biết việc tối ưu hóa có thể làm ảnh hưởng đến các ứng dụng đo hiệu năng, nhưng thực tế lại không phải vậy. Theo Anandtech, các ứng dụng đo hiệu năng vẫn tận dụng hết công suất của bộ vi xử lý, nhưng các ứng dụng khác thì lại bị hạn chế.
Camera vivo X60 Pro hợp tác với Zeiss, chất lượng ảnh có gì khác biệt không? Khi ra mắt X60 Pro, vivo tự hào khoe rằng họ đã hợp tác với Zeiss để phát triển chất lượng chụp ảnh. Vậy trải nghiệm thực tế thế nào? Câu chuyện hợp tác giữa các sản phẩm điện thoại với hãng máy ảnh nổi tiếng đã không còn xa lạ trong những năm gần đây, thậm chí nó đã trở thành trend...