GuardiaN cùng Summit1g cho rằng VALORANT không có cửa so với CS:GO
Cả hai đều cho rằng trò chơi mới của Riot không phải là một tựa game FPS đúng nghĩa.
Nhiều người đồn đoán rằng Counter-Strike: Global Offensive đang “chết dần chết mòn” tại Bắc Mỹ và sắp sửa là châu Âu trong bối cảnh các giải đấu chuyển dịch từ onLAN sang online để ứng phó với mùa đại dịch COVID-19.
Thực tế thì vào tháng 10, 100 Thieves đã có lần thứ hai rút lui khỏi CS:GO đã củng cố cho luận điểm trên. Nhưng bất chấp những tranh luận tưởng chừng như không có hồi kết, pro player kỳ cựu Ladislav “ GuardiaN” Kovacs lại tuyên bố rằng, ” VALORANT là một game tệ và tôi không nghĩ nó có thể cạnh tranh với CS. ”
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, GuardiaN đã được hỏi rằng liệu VALORANT có được đánh giá quá cao hay không, player 29 tuổi đã không ngần ngại đáp rằng trò chơi của Riot Games “overrated” và không thể so sánh với CS:GO.
Theo player người Slovakia, VALORANT không thuộc thể loại FPS (bắn súng góc nhìn thứ nhất) mà anh thích chơi bởi đơn giản nó không phải là một ” game FPS thực sự ” như Quake hay Counter-Strike.
GuardiaN cảm thấy rằng VALORANT là sự kết hợp giữa Overwatch với CS:GO và chính điều này biến nó trở thành một game tệ hại, được đánh giá quá cao sơ với thực tế.
Dù vậy, GuardiaN thừa nhận thực tế rằng VALORANT chắc chắn sẽ có một môi trường chuyên nghiệp và hệ thống giải đấu của riêng nó. Vì thế, những players đang cạnh tranh mong mỏi nhà phát triển sẽ tăng tốc để tựa game nhanh chóng phát triển hơn nữa.
GuardiaN thông báo quay trở lại thi đấu CS:GO chuyên nghiệp hồi đầu tháng 9 nhưng từ đó chưa có team nào sẵn sàng đem về AWPer giàu kinh nghiệm. Hiện player sinh năm 1991 đang streaming đều đặn FPL trên Twitch và kiên nhẫn chờ đợi những lời đề nghị phù hợp.
Suy nghĩ cá nhân của GuardiaN có nhiều nét tương đồng với phát ngôn của Twitch streamer đình đám Jaryd “ Summit1g” Lazar trong buổi livestream mới đây.
Summit1g cho biết anh sẽ không streaming quá nhiều nội dung VALORANT và giải thích lý do tại sao anh cảm thấy tựa game này không thể so sánh với CS:GO.
Bên cạnh đó, streamer này nói rằng từ giờ anh sẽ surfing trong CS:GO mỗi khi bắt đầu buổi livestream vì coi đây là một sự cân bằng hoàn hảo giữa sở thích cá nhân cũng như có thêm thời gian tương tác với người xem.
Surfing là một trong những hoạt động phổ biến trong CS:GO
Tự nhận mình sẽ ” luôn là một chàng trai Counter-Strike “, Summit1g chia sẻ VALORANT không tạo ra sức hút với bản thân anh lẫn kênh chat vì ” tựa game không thú vị lắm ở góc độ của một người xem trừ khi bạn thực sự đắm chìm vào nó. ”
Điều này có thể hiểu được bởi VALORANT có tiết tấu nhanh hơn CS:GO và việc tựa game FPS của Riot sở hữu quá nhiều kỹ năng lẫn khả năng đặc biệt đi theo mỗi Agents có thể làm khó những khán giả chưa biết nhiều về trò chơi.
Theo Summit1g, người chơi CS:GO biết lúc nào nên biểu diễn kỹ năng thay vì spam liên tục trong VALORANT.
” CS thi thoảng cũng vậy nhưng VALORANT thì rõ ràng hơn với cảm giác rất hay ho trong một ngày nhưng rồi sang ngày hôm sau bạn lại chẳng muốn chơi nó thêm một lần nào trong đời nữa “, Summit1g diễn tả cảm giác lạ lẫm khi trải nghiệm một tựa game bắn súng kết hợp nhiều yếu tố như VALORANT.
Dù trên đây là những nhận định mang nặng tính chủ quan của Summit1g nhưng ít nhiều nó cũng nói lên suy nghĩ chung của nhiều người chơi.
Chung cuộc thì cả CS:GO lẫn VALORANT đều đang làm tốt trong cuộc cạnh tranh của những tựa game FPS hàng đầu. Trong khi VALORANT đang liên tục giới thiệu những nội dung mới và gây dựng cộng đồng thì CS:GO vẫn đều đặn tổ chức các giải đấu lớn nhỏ bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.
Nếu vô địch tại Chung kết Thế giới, SofM và đồng đội sẽ "rinh" về nhà bao nhiêu tiền?
SofM và các đồng đội có thể không nhận được nhiều tiền thưởng như các nhà vô địch tiền nhiệm nếu họ thắng CKTG 2020.
Theo Riot Games công bố, quỹ tiền thưởng cho CKTG 2020 sẽ được trích ra 25% để trao cho đội vô địch, thay đổi từ tỉ lệ 37,5% như các năm trước. Quỹ tiền thưởng cố định Riot trích ra là 2,225 triệu USD. Như vậy nếu vô địch, SofM và các đồng đội sẽ "chỉ" nhận được số tiền 556.250 USD (khoảng 12,9 tỷ đồng).
Quy định chia tiền thưởng năm nay của Riot Games khiến đội vô địch mất kha khá tiền so với các năm trước
Tuy nhiên, đó chỉ là phần thưởng ban đầu, chưa kể đến phần trích thêm doanh thu từ việc bán skin Leblanc Quán Quân. Nếu tính thêm cả phần doanh thu này, đội vô địch có thể hy vọng nhận được thêm ít nhất vài trăm nghìn USD nữa.
LÊ "SOFM" QUANG DUY
Người đi rừng của Suning
Ngày sinh: 5/2/1998
Quê quán: Hà Nội
Thành tích:
- Tuyển thủ duy nhất của Việt Nam tại CKTG 2020
- Người Việt Nam đầu tiên bước vào trận Chung kết của một kỳ CKTG
- Được mệnh danh là thần đồng số 1 của LMHT nước nhà khi nắm giữ vị trí top 1 máy chủ Việt Nam trong nhiều mùa giải, sở hữu nhiều tài khoản top 1 Thách Đấu
- Thành tích lọt vào top 10 Thách Đấu Hàn Quốc với mức ping cao hơn 100 (trên thế giới chưa ai làm được)
- Là game thủ LMHT đầu tiên của Việt Nam xuất ngoại thi đấu tại một môi trường chuyên nghiệp hàng đầu thế giới như LPL - giải đấu cao nhất của LMHT Trung Quốc
- Tân binh xuất sắc nhất LPL 2016
Vì tổng quỹ thưởng cho năm nay vẫn chưa được công bố, nên ta có thể tạm lấy tổng quỹ thưởng năm 2018 (6.450.000 USD) làm mốc. Như vậy, dự đoán phần thưởng giải của Riot trao cho đội vô địch có thể rơi vào con số 1,612 triệu USD (hơn 37 tỷ đồng).
Trang phục Leblanc Quán Quân sẽ quyết định độ dày ví của các đội tham gia CKTG 2020
Nhưng đó chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Nếu vô địch, SofM và các đồng đội còn nhận được vô số lợi ích khó có thể tính được khác như trang phục riêng, danh tiếng "khủng" cùng hàng loạt hợp đồng "béo bở". FPX sau chức vô địch 2019 đã nhận được nhiều hợp đồng tài trợ hơn, tiêu biểu là BMW và họ đang mở rộng phát triển sang game CS:GO cũng như VALORANT.
Với số tiền thưởng và lợi ích "khủng" và trên hết là vinh quang cùng sự ủng hộ của người hâm mộ, hy vọng SofM và các đồng đội tại Suning sẽ có được màn trình diễn mãn nhãn và giành được kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của họ trong trận đấu tới.
[CS:GO] GuardiaN thổ lộ vẫn muốn thi đấu và vô địch Major Dù rất nóng lòng muốn quay trở lại, những AWPer kỳ cựu vẫn sẽ chờ đợi "thời cơ thích hợp xuất hiện." Ladislav "GuardiaN" Kovács, huyền thoại AWPer Counter-Strike: Global Offensive, nói rằng anh đã sẵn sàng quay trở lại sau vài tháng giải quyết việc cá nhân - theo bài viết được đăng tải trên trang Dexerto vào hôm 08/9. GuardiaN vẫn...