GS. Ngô Bảo Châu: Bỏ mô hình trường chuyên THCS là điều đáng tiếc
Chiều 15/8, tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định), hơn 500 học sinh, sinh viên có buổi giao lưu cùng GS. Ngô Bảo Châu và GS. Phùng Hồ Hải, Phó viện trưởng Viện Toán học Việt Nam (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), Phó Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam.
GS. Ngô Bảo Châu và các bạn trẻ tại buổi giao lưu. (Ảnh: H. Văn)
Các bạn trẻ đặt câu hỏi xung quanh vấn đề phương pháp học Toán hiệu quả; đổi mới giáo dục; các mô hình Đại học phi lợi nhuận; phương pháp học trực tuyến mở; kỹ năng học tập và rèn luyện để ra trường không sợ thất nghiệp…
Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng việc cải cách, đổi mới giáo dục là cần thiết nhưng phải hết sức thận trọng không nên phá những cái tốt đẹp nhất trong nền giáo dục VN. GS Châu dẫn chứng việc bỏ mô hình trường chuyên THCS là điều đáng tiếc.
Theo GS. Phùng Hồ Hải, một trong những vấn đề quan trọng của giáo dục Việt Nam là thay đổi tư duy người học, cách học. Cách học trực tuyến thông qua mạng là mô hình giáo dục hiệu quả, tiết kiệm thời gian mà thế giới đã áp dụng rất nhanh nhưng Việt Nam vẫn còn dè dặt. Ở VN tâm lý “học để thi” vẫn nặng nề nên chưa thể phát triển được.
Giáo sư Hải chia sẻ, ông không đồng tình với sự thay đổi về kỳ thi năm nay. Bộ cho rằng đó tiết kiệm thời gian và kinh phí của nhân dân, điều đó chưa kiểm chứng được bởi kết quả thì Bộ chưa tổng kết. Song cũng cần rút kinh nghiệm sao cho đề thi có tính chọn lọc cao hơn. Đề toán hơi dễ, điểm bị ép lại. Khi xét nguyện vọng rất khó phân biệt học sinh giỏi và học sinh khá, nhất là cho các trường top đầu.
Video đang HOT
Cũng cần thay đổi cả trong nhận thức về giáo dục đại học. “Giáo dục đại học nếu coi đó là hình thức kinh doanh, nếu là vì lợi nhuận thì thất bại hoàn toàn. Nếu lấy đích là lợi nhuận, nói đúng hơn đó là cách mua bán bằng cấp thôi”- GS Hải nhấn mạnh. Vấn đề lợi nhuận đang gây áp lực rất nặng nề cho các trường tư khi họ lấy đó là mục tiêu đầu tiên, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Giáo sư khẳng định, việc đầu tư cho KHCN luôn luôn là đầu tư có hiệu quả nhất. Nếu chúng ta không cam chịu vị trí làm gia công, khai thác tài nguyên, chỉ có lựa chọn đầu tư mạnh mẽ vào KHKT để đưa đất nước Việt Nam tiến lên. Nhiều nước trên thế giới ban đầu muốn phát triển công nghiệp nặng, nhưng khi phát triển rồi họ tìm cách đẩy CN nặng vì hủy hoại môi trường mà chuyển sang đầu tư KHCN, giáo dục thành công như Singapore.
Về phương pháp học tập nói chung, sinh viên VN vẫn đang thụ động so với SV nước ngoài. Nó không xấu nhưng là rào cản trong quá trình đi tìm việc làm. Điều này có thể khắc phục khi sinh viên tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện có tổ chức là cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm, đồng thời là đóng góp cho xã hội.
Phía nhà trường, các trường ĐH VN cần tích cực, nỗ lực vận động làm môi giới giữa sinh viên và những người tuyển dụng. Ở Mỹ, họ chủ động liên lạc với phụ huynh đề cập tới việc xin việc.
Tri thức là phần quan trọng trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo GS. Ngô Bảo Châu cho rằng bảo vệ chủ quyền biển đảo bên cạnh nâng cao khả năng quốc phòng, không thể thiếu nâng cao hiểu biết, kiến thức lịch sử, chính trị… Phải hiểu về mình và biết được các nước láng giềng. Chỉ có thể xây dựng đất nước vững chắc trên một cơ sở một nền kiến thức vững chắc. Do vậy việc tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thực sự là cách để xây dựng đất nước.
Theo Hoài Văn
Tiền Phong
Ba bài văn học thuộc
Trước ngày thi học kỳ, cô con gái lớp 3 của chị ôn luyện bằng cách học thuộc lòng ba bài văn đã được cô chữa ở lớp một cách tỉ mỉ.
Con gái chị học tại một trường tiểu học công lập. Năm nay, trường học đã bỏ đánh giá học sinh bằng điểm số chuyển sang đánh giá bằng nhận xét. Vậy nhưng trong cả năm, các học sinh vẫn phải trải qua kỳ thi học kỳ và thi cuối năm để lấy điểm.
Trước ngày cháu thi học kỳ môn tiếng Việt, chị ngạc nhiên rồi chỉ biết lắc đầu trước cách ôn thi của con. Cháu ngồi vào bàn, đọc thuộc lòng ba bài văn do cháu làm theo đề bài ra sẵn của cô giáo.
Học thuộc bài văn mẫu - phương pháp học Văn quen thuộc ở bậc tiểu học?
Không chỉ vậy, các bài văn đã được cô giáo sửa từng ly từng tý, yêu cầu các cháu đọc thuộc bài đã chữa để ngày mai thi chỉ việc chép lại. Người mẹ băn khoăn vì biết rõ đây không phải là viết văn mà phải gọi là chép văn. Nói gì với con lúc này cháu cũng không chịu khi cô đã dặn rất kỹ lưỡng, cháu chỉ nghe lời cô.
Chị mạnh dạn trao đổi với giáo viên. Rõ ràng như cách cho học trò ôn luyện, cô trả lời rằng bài đã chữa, chỉ cần viết vậy là đủ, trẻ con biết gì đâu mà suy diễn. Chị thở dài. Lúc này chị không còn cần điểm 9, điểm 10 ở con nữa nhưng con chị vẫn cần...
Nhìn con hớn hở với điểm 10 môn tiếng Việt mà chị vui không nổi!
Hoá ra nhiều đứa trẻ ở nhiều trường học khác cùng cảnh ngộ như con chị. Vào thời điểm thi học kỳ, các em được giáo viên cho sẵn một số đề làm trước rồi lại được cô chỉnh sửa "trọn vẹn". Đến ngày thi, học trò chỉ việc chép lại.
Trẻ được đến trường, được học hành để khơi gợi sự sáng tạo, tư duy mà rồi chẳng khác nào chiếc máy chép. Đối với môn Văn còn để làm đẹp cho tâm hồn, cho trí tưởng tượng bay bổng nhưng riêng việc cô giáo yêu cầu học sinh học thuộc để đối phó với thi cử không chỉ "bóp nghẹt" mà phải nói rằng đã "bôi đen" tâm hồn con trẻ.
Từ bài văn học thuộc, trẻ được làm quen với sự dối trá; ngang nhiên "xào" chất xám của người khác trong khi "giết" sự sáng tạo của mình; hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm ở trẻ...
Sẽ có giáo viên lý giải rằng phải làm như vậy vì muốn tốt cho trẻ, do bệnh thành tích... Điều đó có nhưng cũng phải nhìn nhận, cũng rất nhiều thầy cô đang sáng tạo, mạnh dạn dạy trẻ để thoát khỏi tình trạng dạy học áp đặt, cứng nhắc. Họ đang giúp trẻ thích ứng với sự thay đổi nhanh của xã hội mà hơn hết là nhích dần đến bản chất thật sự của giáo dục.
Một khi người thầy còn cứng nhắc, lười sáng tạo, coi trọng thành tích trước hết là của bản thân thì sẽ còn... đổ lỗi. Họ đang đi ngược với sự chuyển mình của đổi mới giáo dục.
Bệnh thành tích là điều đáng sợ nhất trong giáo dục. Nhưng đáng sợ hơn hiện không ít người triệt để xem "bệnh thành tích" làm bệ đỡ cho tất cả sự ì ạch, trì trệ, gian dối... của mình. Và họ đang góp sức lớn cho việc kìm hãm chính bản thân trước khi "triệt tiêu" sự sáng tạo của học trò.
Hoài Nam
Theo Dantri
Tại sao "dân thường" Ngô Bảo Châu phải lên tiếng? Vậy là, không chỉ có một vài "dân thường" như ông Trần Đăng Tuấn quan tâm đến việc Hà Nội chặt hàng loạt cây, mà còn có nhiều "thường dân" khác lên tiếng. Một trong những thường dân ấy là GS Ngô Bảo Châu. Đúng với tư duy của một nhà toán học, GS Châu đưa ra hàng loạt câu hỏi khó gần...