GS Mỹ: Chiến tranh Trung Mỹ sẽ xảy ra?
Giáo sư Michael Vlahos khẳng định trên tờ The National Interest rằng, chiến tranh giữa Mỹ – Trung Quốc gần như là điều khó tránh.
Sự tranh giành các nguồn lực giữa hai cường quốc, mối đe dọa bành trướng kinh tế và tham vọng địa chính trị ngày càng tăng từ Trung Quốc – đó là những điều mà theo ông Vlachos, giáo sư từ Naval War College (Mỹ), lâu nay đang chuẩn bị cho một xung đột quân sự bùng phát.
Giáo sư Mỹ lưu ý rằng, các phương tiện truyền thông hàng đầu của Trung Quốc không còn úp mở khi bình luận về khả năng Trung Quốc tham gia các cuộc chiến tương lai. Chính quyền Trung Quốc thực sự đang chuẩn bị về tinh thần, công tác hình thành ý kiến xã hội đã chứng tỏ điều này – Giáo sư người Mỹ nhận xét. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà ông Vlahos không hề đề cập đến vấn đề xét về phương diện kỹ thuật quân sự Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với Mỹ. Chẳng lẽ Trung Quốc sẽ mạo hiểm hành động theo nguyên tắc – quan trọng không phải sức mạnh mà là tinh thần chiến đấu?
Chiến tranh giữa Mỹ – TQ là điều khó tránh?
Video đang HOT
Theo ý kiến loạt các chuyên gia thì chẳng hề có bất cứ cơ sở cho một cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Gần như cùng lúc khi Giáo sư người Mỹ cho in bài báo trên The national Interest, Trung tâm Các nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington đã công bố báo cáo nhan đề “Giải mã chiến lược cường quốc Trung Quốc vĩ đại đang lớn mạnh ở châu Á”. Trái lại, lập luận của báo cáo này chứng minh rằng, sự đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ là vô căn cứ. Tác giả báo cáo lưu ý là trước hết giữa Mỹ và Trung Quốc không hề có tranh chấp lãnh thổ. Thứ hai, mặc dù Trung Quốc đang tăng nhanh tiềm lực quân sự, tiến hành cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ giống Liên Xô trước đây, nhưng Trung Quốc rõ ràng không có đủ sức. Đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể vì hai quốc gia này đang bị ràng buộc lẫn nhau về kinh tế, – ông Leonid Ivashov, Chủ tịch Trung tâm phân tích địa chính trị Nga nhận xét:
“Người Mỹ sẽ không thể chóng váng tái cơ cấu nền kinh tế và ngành công nghiệp để đảm bảo cho thị trường của mình hàng hóa giá rẻ. Người Trung Quốc cũng không thể kiếm đâu ra một thị trường béo bở hơn Mỹ. Vì thế không bên nào muốn gây hấn.”
Một câu hỏi có khả năng nảy sinh: Vậy mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là gì khi ông tập trung vào tay mình quyền lực trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, bao gồm cả quân đội? Ông thậm chí còn điều khiển nhóm cải cách quân đội. Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington nhận định rằng, những thay đổi được nêu trên xuất phát từ thực tế Trung Quốc hiện nay tập trung vào nhiệm vụ đảm bảo chủ quyền lãnh thổ và an ninh hai tuyến giao thông quan trọng vận chuyển hydrocarbon qua biển Hoa Nam /Biển Đông/ và eo biển Malacca. Theo báo cáo được nêu, tuyên bố Trung Quốc phải trở thành một cường quốc hàng hải hùng mạnh do Chủ tịch Tập thực hiện tại Hội nghị toàn thể lần thứ III Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản khóa XVIII, nên được xem xét như lời kêu gọi nâng cấp tiềm năng quốc phòng chứ không hề chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự.
Tất nhiên, Trung Quốc quan ngại trước chính sách “trở lại châu Á” của Mỹ. Nhưng trên hết, Trung Quốc sẽ tranh giành sự ảnh hưởng trong khu vực với Mỹ thông qua những đòn bẩy kinh tế. Vì vậy, không có căn cứ gì cho các hành động quân sự của Trung Quốc chống Mỹ – các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington kết luận.
Theo Kiến Thức
The Diplomat: "Trung Quốc đừng mơ trở thành Mỹ"
The Diplomat vừa phân tích một bài viết trên Tạp chí The National Interest (Mỹ) của ông David Shambaugh, một học giả nổi tiếng về Trung Quốc, với những lập luận để trả lời cho câu hỏi: Trung Quốc có phải là một cường quốc toàn cầu hay không?
Tác giả đưa ra kết luận rằng, Trung Quốc không phải là một cường quốc toàn cầu, ít nhất là bây giờ. Lập luận mà ông Shambaugh đưa ra là Trung Quốc vẫn còn chưa đạt 5 tiêu chí quan trọng của một "cường quốc toàn cầu". Đó là ngoại giao quốc tế, khả năng quân sự, văn hóa, sức mạnh kinh tế và hệ thống chính trị.
Theo ông Shambaugh, quan niệm cho rằng Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu là sai.
Theo The Diplomat, lập luận của ông Shambaugh có nhiều điểm được cho là đúng. Ví dụ, ông chỉ ra rằng, từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn luôn ít tích cực và tỏ ra bàng quan trước các vấn đề toàn cầu.
Đây là một nhận định chính xác về Trung Quốc trong 3 thập kỉ qua, kể từ khi Trung Quốc bắt tay vào công cuộc "cải cách và mở cửa" vào năm 1978. Học thuyết nổi tiếng "ẩn mình, chờ thời" của Đặng Tiểu Bình về cơ bản đã trở thành chiến lược lớn của Trung Quốc trong hàng chục năm qua, khiến ngoại giao của Trung Quốc trở nên khó hiểu. Trung Quốc hiện vẫn đang thể hiện bản thân một cách phức tạp trên trường quốc tế.
Ông Shambaugh đặc biệt đúng khi nói rằng: "Trung Quốc chưa thể đứng đầu, Trung Quốc chưa thể định hình ngoại giao quốc tế, chưa thể định hướng chính sách của những nước khác, chưa thể kêu gọi sự đồng thuận toàn cầu, chưa thể tạo ra liên minh và giải quyết các vấn đề quốc tế".
Tuy nhiên, theo The Diplomat, trong bài viết, ông Shambaugh đã không hợp lý khi sử dụng hình ảnh của Mỹ để định nghĩa một cường quốc toàn cầu. The Diplomat cho rằng, ảnh hưởng của Mỹ đối với các quốc gia khác là chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Do đó, việc dùng Mỹ để đánh giá Trung Quốc là không công bằng.
Trung Quốc không thể trở thành một cường quốc như Mỹ vì một loạt lý do về lịch sử, văn hóa và xã hội. Việc đánh giá Trung Quốc có phải là một "cường quốc toàn cầu" hay không, chỉ nên dựa trên các mối quan hệ của Trung Quốc với nhiều quốc gia khác nhau.
Năm 1999, học giả người Anh Gerald Segal đã có một bài viết nổi tiếng trên tạp chí chính sách đối ngoại Foreign Affairs của Mỹ với tiêu đề "Does China Matter?" (Tạm dịch: Trung Quốc có làm nên chuyện?). Nhưng giờ đây, dường như không còn ai đặt câu hỏi "Trung Quốc có làm nên chuyện?" hay không nữa vì không thể phủ nhận rằng nước này đã trở thành một cường quốc theo nhiều khía cạnh. Có thể trong vòng 15 đến 20 năm tới, các học giả và chuyên gia sẽ không còn đặt câu hỏi "Trung Quốc có phải là một cường quốc toàn cầu?" nữa mà thay vào đó là: "Trung Quốc nên làm thế nào để đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng thế giới?".
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. The Diplomat bắt đầu ra mắt từ năm 2002 và cho đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bình luận, nhà hoạch định chính sách và các học giả chuyên sâu về các vấn đề trong khu vực này.
Theo Infonet
Đoàn TQ sang Nga bàn mua giấy phép Su-35 để triển khai ở Biển Đông? Người đứng đầu Tổng bộ trang bị PLA đã sang Nga bàn về chuẩn bị hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, có thể mua giấy phép sản xuất. Đoàn quân sự Trung Quốc sang Nga đàm phán về Su-35, S-400 Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 19 tháng 6 đưa tin, vào thứ Năm vừa qua,...