GS Đào Trọng Thi: “Thận trọng khi giám sát bí mật quốc gia”
Cho ý kiến về dự án Luật hoạt động giám sát, GS Đào Trọng Thi đề nghị phải rất thận trọng khi quy định việc giám sát những nội dung liên quan đến bí mật quốc gia. Bởi nếu cung cấp tất cả bí mật nhà nước cho đại biểu sẽ rất nguy hiểm.
Hàng loạt vấn đề quan trọng được các đại biểu trong Ủy ban Thường vụ nêu ra trong buổi thảo luận về dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân vào chiều 16/3, như đoàn giám sát có quyền đưa ra kết luận hay không, có quyền buộc tổ chức, cá nhân thi hành hay không?
GS Đào Trọng Thi lo ngại những vấn đề liên quan đến bí mật quốc gia bị ảnh hưởng qua quá trình giám sát
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – GS Đào Trọng Thi – nhận định, nếu qua hoạt động giám sát cung cấp tất cả bí mật nhà nước cho đại biểu khi giám sát sẽ rất nguy hiểm. “Làm như thế sẽ không còn là bí mật nhà nước nữa. Ngay cả với cán bộ cấp cao của nhà nước cũng chỉ được tiếp cận bí mật nhà nước ở mức nào đó thôi”, GS Đào Trọng Thi nói.
Vì vậy, ông Thi đề nghị Quốc hội thận trọng khi quy định việc giám sát những nội dung liên quan đến bí mật quốc gia. Dù đại biểu Quốc hội do dân bầu, nhưng theo GS Đào Trọng Thi thì không nhất thiết phải giao cho họ quyền lực lớn mà chỉ nên cân nhắc giao ở một mức nào đó.
Video đang HOT
Cùng quan tâm đến vấn đề bí mật quốc gia, theo ông Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng dân tộc, qua hoạt động giám sát và chất vấn thường động chạm đến bí mật. Ví dụ được Chủ tịch Hội đồng dân tộc đưa ra như sân bay Long Thành, khi đề cập đến mối quan hệ giữa sây bay A với sân bay B cũng là liên quan đến bí mật của Bộ Quốc phòng.
Liên quan đến bí mật nhà nước không hề đơn giản, do vậy ông Ksor Phước đề nghị luật nên quy định rõ, các cơ quan chỉ được cung cấp những thông tin được phép cung cấp theo quy định của pháp luật.
Đề cập đến tính pháp lý của hoạt động giám sát, ông Ksor Phước cho rằng, cần quy định các cơ quan giám sát có quyền đưa ra kết luận. Trong các chương trình giám sát, Chủ tịch Hội đồng dân tộc đều đưa ra kết luận. Kết luận đó được các cơ quan nhà nước quan tâm. Sau khi có kết luận các cơ quan sẽ kiểm tra, như vậy mới đúng là giám sát của nhân dân.
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, sau 3 lần thực hiện giám sát chuyên đề, kết quả từ hoạt động giám sát thu được rất lớn, góp phần hoàn thiện cho các dự án luật. Tuy nhiên, điều ông Giàu thấy vẫn còn tồn tại là do trong luật không quy định cụ thể nên số lượng thành viên đoàn giám sát tham gia chưa thường xuyên.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nếu đoàn đại biểu Quốc hội đến giám sát thì phải có kết luận, ra yêu cầu kiến nghị với cấp có thẩm quyền. Yêu cầu của đoàn giám sát tùy theo mức độ sự việc, nhưng khi đã có kết luận thì đoàn giám sát phải chịu trách nhiệm với kết luận của mình.
“Điều nhân dân quan tâm nhất là hiệu lực giám sát. Giám sát gì, ở đâu cũng vừa phải thôi nhưng quan trọng là phải có hiệu quả. Đừng có làm tham quá, sức đến đâu làm đến đấy, miễn là mang lại lợi ích cho dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
Quang Phong
Theo Dantri
Bộ GTVT kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý đầu tư sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. Theo đó, Thủ tướng ủy quyền cho Ban cán sự đảng Bộ GTVT báo cáo Bộ Chính trị quyết định đầu tư dự án này.
Tổng mức đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành đã giảm hơn 2,9 tỷ USD
Xét đề nghị của Ban cán sự đảng Bộ GTVT về báo cáo Bộ Chính trị việc đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng có ý kiến thông qua nội dung báo cáo Bộ Chính trị về việc đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành như đề nghị của Ban cán sự đảng Bộ GTVT; kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư giai đoạn 1 của dự án, giao Ban cán sự đảng Chính phủ tiếp tục chỉđạo thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Ban cán sự đảng Bộ GTVT thừa ủy quyền Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, thay mặt Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị xem xét quyết định về việc đầu tư Dựán Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.
Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành được Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng thừa ủy quyền của Chính phủ báo cáo bổ sung với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 35, ngày 26/2. Theo đó, tổng đầu tư dự kiến cho dự án này là 15,8 tỷ USD, giảm hơn 2,9 tỷ USD so với phương án đầu tư ban đầu.
Được biết, việc giảm tổng mức đầu tư Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành được đưa ra sau khi rà soát và tính toán chi tiết hơn trên nguyên tắc áp dụng đơn giá của các dự án có quy mô và yêu cầu kỹ thuật tương tự đã và đang triển khai trên thế giới cũng như trong khu vực, giá trị khái toán rà soát của Dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành chỉ còn 15,8 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 là 5,2 tỷ USD (tương đương khoảng 109.970 tỷ đồng). Trước đó, con số tương ứng đưa ra là 18,7 tỷ USD cho cả 3 giai đoạn và 7,8 tỷ USD (tương đương khoảng 164.589 tỷ đồng) cho riêng giai đoạn 1.
Cụ thể, khái toán chi phí đầu tư giai đoạn 1 của Dự án sau khi rà soát lại quy mô đầu tư và đơn giá tương đương khoảng 109.970 tỷ đồng (giảm 54.618 tỷ đồng). Trong số này, dự kiến vốn ngân sách nhà nước ước tính 12.149 tỷ đồng (chiếm 11,1% tổng mức đầu tư Dự án) dành cho GPMB, tái định cư, xây dựng các công trình cho các cơ quan quản lý nhà nước... Vốn ODA ước tính 29.177 tỷ đồng (chiếm 26,5%), dự kiến dành cho khu bay. Vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước ước tính 68.644 tỷ đồng (chiếm 62,4%) đầu tư các công trình có khả năng thu hồi vốn cao như nhà ga, các công trình thương mại...
Phân kỳ đầu tư hợp lý hơn sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Chính phủ quyết định chỉ xây dựng 1 đường hạ cất cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu khách/năm trong giai đoạn 1. Giai đoạn 2, sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng đường hạ cất cánh số 2 độc lập, cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đáp ứng công suất 50 triệu khách/năm.Giai đoạn sau cùng, sẽ hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu khách/năm theo mục tiêu quy hoạch.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Sân bay Long Thành: Dự án nhiều tỉ đô và những lần "nói hớ" - Một dự án sân bay tầm cỡ quốc gia nhiều lần phải nâng lên đặt xuống không chỉ vì tính cấp thiết của dự án còn nhiều tranh cãi, mà bởi nguồn vốn đầu tư xây dựng cũng quá nhiều lần phải "nói lại". Ngay khi tuyên bố dự án sân bay quốc tế Long Thành "giảm giá" của Bộ GTVT còn...