Gruzia tạm dừng đàm phán gia nhập EU trong 4 năm
Ngày 28/11, Gruzia quyết định tạm dừng các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và từ chối các khoản hỗ trợ tài chính từ khối này cho đến năm 2028.
Quốc kỳ Gruzia và cờ Liên minh châu Âu. Ảnh: Emerging-europe.com/TTXVN
Quyết định này đã gây ra làn sóng phản đối trên khắp cả nước và làm dấy lên nhiều lo ngại từ cộng đồng quốc tế. Thủ tướng Irakli Kobakhidze đưa ra thông báo này ngay sau khi ông và đảng cầm quyền Georgian Dream tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội gây tranh cãi vào tháng trước. Phe đối lập và các tổ chức quan sát quốc tế cho rằng cuộc bầu cử này có dấu hiệu gian lận, với sự can thiệp từ Nga nhằm giữ Gruzia trong quỹ đạo của Moskva thay vì hướng tới châu Âu.
Căng thẳng đã leo thang khi hàng ngàn người dân Gruzia đổ ra đường biểu tình tại thủ đô Tbilisi và nhiều thành phố khác, bày tỏ sự bất bình trước quyết định của chính phủ. Những người biểu tình cho rằng chính quyền đã đi ngược lại nguyện vọng hội nhập châu Âu của người dân. Các cuộc biểu tình nhanh chóng trở nên căng thẳng khi cảnh sát sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán đám đông, trong khi một số người biểu tình đáp trả bằng pháo sáng và các khẩu hiệu phản đối. Bộ Nội vụ Gruzia cho biết có ba cảnh sát bị thương trong các vụ đụng độ này.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Kobakhidze chỉ trích EU và cho rằng khối này đã sử dụng các biện pháp “ép buộc và can thiệp” vào công việc nội bộ của Gruzia. Ông khẳng định chính phủ sẽ không đưa vấn đề đàm phán gia nhập EU vào chương trình nghị sự cho đến năm 2028 và từ chối nhận bất kỳ khoản hỗ trợ tài chính nào từ EU trong thời gian này. Những phát ngôn này làm sâu sắc thêm khoảng cách giữa Gruzia và EU, trong khi khối này nhiều lần bày tỏ quan ngại về các chính sách của Tbilisi mà họ cho là có tính chất hạn chế dân chủ và nhân quyền, mang dấu ấn từ Nga.
Video đang HOT
Tổng thống Salome Zourabichvili, một người luôn ủng hộ mạnh mẽ con đường hội nhập EU đã bày tỏ sự phản đối quyết liệt trước quyết định của chính phủ. Bà lên án đảng cầm quyền với cáo buộc rằng những hành động này “đi ngược lại lợi ích của người dân Gruzia” và đẩy đất nước xa rời con đường châu Âu.
Mặc dù bà Zourabichvili đã tổ chức gặp gỡ với các đại sứ EU và lãnh đạo phe đối lập để tìm kiếm giải pháp, song vai trò mang tính nghi lễ của bà khiến những nỗ lực này càng gặp nhiều trở ngại.
Quyết định tạm dừng đàm phán với EU và từ chối nhận tài trợ không chỉ gây tác động tiêu cực đến quan hệ Gruzia – EU mà còn làm dấy lên những lo ngại về định hướng tương lai của đất nước. Mặc dù đảng cầm quyền Georgian Dream khẳng định cam kết với mục tiêu hội nhập châu Âu, nhưng các động thái gần đây của chính phủ đã làm dấy lên sự hoài nghi trong dư luận. Những quy định mới, như luật về “các tác nhân nước ngoài” bị chỉ trích là hạn chế quyền tự do báo chí và cản trở hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, góp phần gia tăng mối lo về sự suy giảm dân chủ tại Gruzia.
Trong khi đó, Nga dường như bày tỏ sự ủng hộ với các chính sách mới của Gruzia. Tổng thống Vladimir Putin đã ca ngợi quyết định của Gruzia và gọi đây là sự “can đảm” và “độc lập” trong bối cảnh áp lực quốc tế.
Tình hình hiện tại đặt ra những thách thức lớn đối với Gruzia. Mâu thuẫn giữa chính phủ và người dân cùng với sự giám sát chặt chẽ từ cộng đồng quốc tế đã tạo nên viễn cảnh đầy bất ổn về tương lai của quốc gia Nam Kavkaz này. Để đạt được mục tiêu hội nhập châu Âu mà phần lớn người dân mong đợi, Gruzia cần có những cam kết rõ ràng hơn đối với việc bảo vệ dân chủ, nhân quyền và xây dựng lòng tin từ các đối tác quốc tế.
Gruzia rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị sau cuộc bầu cử quốc hội
Cuộc khủng hoảng này không chỉ đe dọa sự ổn định trong nước mà còn làm lu mờ cơ hội gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Gruzia.
Cử tri Gruzia bỏ phiếu tổng tuyển cử ở vùng Kakheti, ngày 26/10/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo AFP ngày 27/10, cuộc bầu cử quốc hội tại Gruzia vào cuối tuần qua đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính trị mới, khi phe đối lập cáo buộc đảng cầm quyền "gian lận kết quả bầu cử". Cuộc bỏ phiếu này được coi là phép thử quan trọng về nền dân chủ của quốc gia vùng Kavkaz và có thể ảnh hưởng đến cơ hội gia nhập EU của nước này.
Công bố từ Ủy ban Bầu cử Trung ương Gruzia cho thấy, với hơn 99% phiếu bầu được kiểm đếm, đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia đã giành chiến thắng với 54,08% số phiếu. Trong khi đó, liên minh bốn đảng đối lập thân phương Tây chỉ đạt 37,58%.
Kết quả này mang lại cho đảng Giấc mơ Gruzia 91 ghế trong quốc hội 150 thành viên. Số ghế này đủ để họ điều hành chính phủ nhưng không đạt đa số tuyệt đối để thông qua các lệnh cấm theo hiến pháp đối với các đảng đối lập.
Thủ tướng Irakli Kobakhidze tuyên bố đây là "chiến thắng ấn tượng" và cáo buộc phe đối lập "phá hoại trật tự hiến pháp của đất nước". Tuy nhiên, điều đáng chú ý là kết quả trên hoàn toàn trái ngược với dự đoán của công ty thăm dò ý kiến Mỹ Edison Research.
Phe đối lập đã ngay lập tức phản đối kết quả bầu cử. Tina Bokuchava, lãnh đạo Phong trào Thống nhất Quốc gia (UNM), tuyên bố kết quả bầu cử đã bị "làm giả" và đây là "nỗ lực đánh cắp tương lai của Gruzia". Trong khi đó, Nika Gvaramia, lãnh đạo đảng tự do Akhali, gọi đây là "cuộc đảo chính hiến pháp".
Theo nhà phân tích Gela Vasadze từ Trung tâm Phân tích Chiến lược Gruzia, quốc gia này đang "lao vào tình trạng bất ổn chính trị không xác định thời hạn" và hy vọng gia nhập EU đang "mờ nhạt". Ông cũng nhận định rằng phe đối lập thiếu những nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn để chuyển hóa sự bất mãn của người dân thành làn sóng phản đối hiệu quả.
Đảng Giấc mơ Gruzia, nắm quyền từ năm 2012, đã từng theo đuổi chính sách thân phương Tây nhưng lại thay đổi hướng đi trong hai năm qua. Họ đã thông qua luật "ảnh hưởng nước ngoài" gây tranh cãi, khiến Brussels phải đóng băng tiến trình gia nhập EU của Gruzia và Mỹ áp đặt trừng phạt với nhiều quan chức nước này.
Thủ tướng Gruzia dự báo thời điểm kết thúc xung đột ở Ukraine Theo Thủ tướng Gruzia Irakli Kobakhidze, nếu ứng cử viên đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ, cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc trong vòng một năm. Thủ tướng Gruzia Irakli Kobakhidze.( Ảnh: AFP/TTXVN) Thủ tướng Gruzia Irakli Kobakhidze dự đoán xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc vào năm 2025. Theo ông Kobakhidze, nếu...