GrabNow Cú đấm kết liễu của xe ôm công nghệ với xe ôm truyền thống?
Sau khi bành trướng và có lực lượng tài xế “đông như quân Nguyên” trải khắp các đô thị lớn, Grab giờ đây đang chuẩn bị tính năng để kết liễu nghề xe ôm.
Những khu vực bến xe đông đúc thế này, thì việc đặt GrabBike rồi xế và khách tìm nhau rất bất tiện
Với GrabNow, người dùng thay vì gọi và chờ tài xế nhận cuốc và di chuyển đến đón, thì có thể tìm tài xế GrabBike gần đó và kết nối và đi luôn. Điều này trở nên dễ dàng hơn gọi GrabBike như bình thường ở chỗ: Một số địa điểm hot với nhu cầu đi xe ôm cao là nhà ga, bến xe, các khu đô thị lớn, các ngã tư lớn,… hiện đã rất đông bóng áo xanh lá của Grab.
Nếu như khách hàng ở khu vực không thấy bóng GrabBike nào, thì việc gọi và chờ tài xế đến đón là rất tiện dụng. Ngược lại, với các khu vực đông đúc và nhiều tài xế Grab đứng, thì việc gọi GrabBike và tìm tài xế giữa biển người là khó hơn và mệt mỏi hơn. Thường khi gọi GrabBike ở bến xe chẳng hạn, sẽ tốn 2 – 3 cuộc điện thoại để tìm thấy tài xế của mình để xác nhận: “Em đang đứng ở biển quảng cáo A nè”, “Em đang mặc áo màu xanh, đeo balo đen”… Cực kỳ rắc rối! Khi đó, chưa chắc mức cước rẻ và khuyến mại của GrabBike đủ hấp dẫn khách hàng mất công đặt trên app, mà sẽ dễ khiến khách tìm một tài xế xe ôm “cho tiện”.
Với GrabNow, nhu cầu giá rẻ và tiện lợi đều được thoả mãn. Vì thế, chẳng có lý do gì khách phải tìm kiếm xe ôm truyền thống, chỉ nhanh hơn đôi chút, nhưng giá cuốc đắt hơn và không có ai quản lý thái độ làm việc của bác tài cả.
Video đang HOT
GrabNow đã giải quyết thông minh vấn đề khi mà cả nhu cầu (khách đi xe) và nguồn cung (xế GrabBike) đều đông và hỗn loạn. Việc đặt lộ trình, chờ xế nhận, xế và khách tìm nhau rồi di chuyển khó khăn hơn là; đặt lộ trình rồi tự tìm xế và di chuyển. Một cách giải quyết linh hoạt bài toán O2O (Online to Offline) mềm dẻo, từ Online (đặt cuốc) tới Offline (kết nối với tài xế và di chuyển) và kết thúc ở Online (hoàn thành chuyến tiền trừ vào tài khoản GrabPay, hoặc tiền mặt).
Một điểm cần lưu ý khác: Ở các khu vực có nhu cầu xe ôm cao, xuất hiện rất nhiều “Grab giả”, họ là những tài xế bị Grab khoá tài khoản, hoặc một anh xe ôm bình thường nhưng mặc áo Grab để “có thương hiệu, tăng uy tín”, dễ bắt khách. Nên là GrabNow với chính sách kết nối bằng app Grab sẽ khiến các tài xế giả danh Grab khó hoạt động hơn, vì họ không có app tài xế Grab.
Sau khi hấp dẫn người dùng bằng chính sách khuyến mại lớn, lực lượng tài xế đông đảo, chỉ tốn 2 – 3 phút (ở nội đô) là có xế GrabBike đón tận cửa. Thì giờ đây Grab đang len dần vào những cửa sống nhỏ hẹp còn sót lại của xe ôm truyền thống.
Hình ảnh các bác xe ôm truyền thống đã vắng sẽ lại càng vắng bóng hơn?
Liệu các bác tài xế xe ôm truyền thống còn sót lại sẽ làm gì trong cuộc chuyển đổi số này? Bởi vì sau Grab, đối thủ Go-Viet đang lớn mạnh cũng rất có thể ra mắt tính năng tương tự.
Theo Trí Thức Trẻ
Trải nghiệm ứng dụng đặt xe Go-Viet: đang đồng giá 5 ngàn/chuyến, đáng để dùng thử
Gần đây, khi di chuyển ngoài đường, mình thấy rất nhiều "những chiếc áo đỏ, nón đỏ" bên cạnh màu xanh quen thuộc của Grab. Thêm chia sẻ (đúng ra là khen) của anh em bạn bè trên Facebook, mình mới phát hiện thì ra đó là các bác Tài xế của Go-Viet - một ứng dụng đặt xe mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Sau khi trải nghiệm, mình cảm thấy ứng dụng này rất đáng dùng nên quyết định giới thiệu cho anh em bởi rất nhiều lí do như 1 người có thể đặt cùng lúc 3 chuyến, tài xế thân thiện, giao diện dễ dùng và quan trọng là đang đồng giá 5K.
Go-Viet được đăng ký với tên công ty TNHH TM Công Nghệ Go Viet, được đầu tư và chuyển giao công nghệ từ Go-Jek - Unicorn đến từ Indonesia. Unicorn dùng để chỉ các startup có khả năng phát triển rộng lớn, và họ đã được nhiều nhà đầu tư rót vốn như Google, Temasek (Singapore), Tencent.
Hiện tại, ứng dụng này vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm chưa cập nhật đầy đủ các tính năng như Go-Car để đặt xe hơi và chỉ mới có đặt xe máy Go-Bike và giao hàng Go-Send. Vì vậy, mình cũng không đưa ra quá nhiều đánh giá, nhất là về giá so với Grab Bike khi mà mọi chuyến xe đều đang đồng giá 5k cho quãng đường dưới 8km. (Mình hỏi thử bác tài thì không rõ lắm, tầm khoảng 3k6 cho 1 km hay sao ấy). Mình đã đặt thử 4 chuyến trong thời gian ngắn và có một số chia sẻ, lưu ý cho anh em.
Về ưu điểm:
Giao diện ứng dụng đơn giản, có tiếng Việt, dễ sử dụng. Những hình ảnh quảng cáo đều trông rất đơn giản và thân thiện (còn cả hình ảnh khách hàng mặc áo bà ba)
Tài xế thân thiện (có nhiều bác Tài Uber cũng về với đội Go-Viet). Mình đặt 4 bác tài đều lịch sự, thân thiện. Một bác tài còn chia sẻ một ngày Go-Viet đang nhận mấy trăm hồ sơ, nhưng vẫn tuyển kỹ lắm.
1 người có thể đặt cùng lúc 3 chuyến. Vậy là có thể đặt xe giùm người thân. Ngày xưa hay kiểu, đặt cho người thân xong thì phải ngồi đợi họ đến nơi rồi mình mới có thể đặt cho bản thân.
Có mục khiếu nại về Tài xế nếu có vấn đề ngay khi kết thúc chuyến xe với những mục có sẵn đề cập những trường hợp mà chúng ta hay gặp như Tài xế khiếm nhã, Tài xế không giống, Tài xế lái không an toàn,....
Khuyến mãi hiện sẵn bên dưới, chỉ cần bấm vào và đặt xe mà không cần nhập code.
Có hiển thị giá phải trả cuối cùng, không phải chỉ ước tính.
Giao diện cute đến cả tăng giá cũng cute (mà đang đồng giá 5k nên cũng không tăng gì)
Về nhược điểm (đến hiện tại):
Chưa có thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận thanh toán tiền mặt và vì mới nên cũng chưa có chương trình ưu đãi kiểu tích điểm khách hàng như Grab Rewards.
Mới chỉ có mặt ở 12 quận.
Chia sẻ thêm và lưu ý:
Hiện tại, Go-Viet đang đồng giá 5k một chuyến và không giới hạn số chuyến, chỉ giới hạn tối đa 8km. Bác tài được trợ giá 25k nên anh em có nhu cầu di chuyển thì cứ thử.
Theo thông tin, anh em tài xế được miễn chiết khấu 6 tháng đầu, nên anh em đang đổ về khá đông. (khâu kiểm duyệt vẫn kỹ).
Go-Send mình chưa dùng thử: nhưng bạn mình ship đồ từ Bến Vân Đồn Quận 4 sang mình khoảng 5.5km với giá 31k.
Theo Tinhte
Xe ôm công nghệ Go-Viet, đối thủ của Grab đã đến TP.HCM Hôm nay 1/8, dịch vụ gọi xe công nghệ hoàn toàn mới Go-Viet đã chính thức xuất hiện tại TP.HCM. Đây có thể xem là đối thủ lớn và khó nhằn nhất của Grab kể từ khi Uber bước chân ra khỏi thị trường Đông Nam Á. Go-Viet được xem là con đẻ của Go-Jet tại Việt Nam, dịch vụ gọi xe công...