GrabBus chính thức được triển khai thử nghiệm ở Sài Gòn, bắt đầu cạnh tranh trực tiếp với xe buýt truyền thống
Khách hàng tại TP. HCM và Vũng Tàu có thể đặt vé xe buýt cho tuyến liên tỉnh sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM) – Vũng Tàu trên app của Grab.
Đây là ứng dụng vận tải mới, có thể cạnh tranh trực tiếp với xe buýt truyền thống trong thời gian tới ở nội thành TP.HCM.
Ngày 14/10, Grab Việt Nam cho biết vừa chính thức triển khai thử nghiệm dịch vụ đặt vé xe buýt (Bus) trực tiếp trên ứng dụng dành cho một số khách hàng tại TP. HCM và Vũng Tàu.
Đây là ứng dụng đặt xe mới, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn chuyến xe buýt phù hợp nhất với lịch trình của mình, đặt vé trước và theo dõi cả chuyến đi.
Bắt đầu hôm nay khách hàng tại 2 địa phương này có thể đặt vé xe buýt cho tuyến liên tỉnh sân bay Tân Sơn Nhất (TSN, quận Tân Bình, TP.HCM) – Vũng Tàu với 24 chuyến/ngày.
Video đang HOT
Bên trong xe buýt tuyến sân bay TSN – Vũng Tàu đang được Grab triển khai.
Khi đặt xe qua app, khách có thể lựa chọn các chuyến xe, xem trước thông tin chi tiết lộ trình chuyến đi, cập nhật vị trí xe mọi lúc… và thanh toán thông qua ví điện tử Moca trên ứng dụng hoặc thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế, sau đó lên xe buýt dễ dàng thông qua việc quét mã QR vé.
Thông tin trên ứng dụng cho thấy lộ trình từ Vũng Tàu đến sân bay TSN và ngược lại có giá 160.000 đồng/người, tức giá vé không thay đổi so với trước khi liên kết với ứng dụng Grab. Được biết, Grab hợp tác với một số đơn vị có xe để phát triển dịch vụ này.
Theo Grab, dự kiến trước cuối năm 2019, dịch vụ Bus sẽ bổ sung thêm tuyến nội thành Quận 7 – Quận 1 vận hành gồm 44 chuyến/ngày.
Đây được xem là giải pháp công nghệ di động mới có thể bổ trợ cho hệ thống giao thông công cộng hiện có, góp phần thay đổi thói quen người dân từ sở hữu phương tiện cá nhân sang sử dụng phương thức di chuyển chung.
Theo GenK
Thượng Hải có tuyến xe buýt đầu tiên do AI của Alibaba hướng dẫn
Thành phố ở Trung Quốc vừa triển khai các tuyến xe buýt đầu tiên được hướng dẫn bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của hãng Alibaba để xóa bỏ tắc nghẽn giao thông và cải thiện trải nghiệm đi lại của người dân.
Theo South China Morning Post, hành khách xe buýt có thể mua vé qua Alipay, dịch vụ thanh toán di động do Ant Financial quản lý. Sau đó thuật toán do Alibaba tạo ra sẽ tổng hợp dữ liệu, đặt số lượng xe buýt cần thiết và tuyến tối ưu cho dịch vụ Số 9 nối quận Song Giang và Công viên Công nghệ cao Trương Giang.
Người đi xe buýt trước hết nhập điểm khởi hành và điểm đến họ muốn vào ứng dụng Alipay. Sau đó, ứng dụng gợi ý các điểm dừng xe buýt gần nhất hoặc tạo ra tuyến đường hoàn chỉnh. Hành khách cũng có thể khóa ghế để giữ chỗ ngồi họ muốn khi đặt xe. AI có tên Bus Brain tự tạo tuyến đường dựa trên lịch sử mua sắm, bản đồ và dữ liệu thông tin giao thông của khách.
Khi dân số các thành phố lớn nhất Đại lục ngày càng đông, tắc nghẽn giao thông trở thành vấn đề cấp bách quốc gia. Tình trạng này ảnh hưởng đến môi trường lẫn thời gian làm việc của người dân. Thượng Hải là thành phố có tình hình ùn tắc giao thông tệ thứ tám ở Trung Quốc trong năm 2018, theo bảng xếp hạng được amap.com và Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc biên soạn. Thời gian đi lại trung bình của người dân là 85,27 phút/ngày.
"Bus Brain tự động thiết kế tuyến đường, trạm dừng và số lượng xe buýt trên đường. Trong khi dịch vụ chia sẻ xe taxi chỉ chở được 3-4 người thì dịch vụ chia sẻ xe buýt chở được đến 40 người", Cui Ting Ting, Giám đốc điều hành hãng Deer EV chuyên vận hành dịch vụ Số 9 cho hay.
Hệ thống quản lý giao thông AI City Brain của Alibaba được sử dụng ở Hàng Châu
Thời gian di chuyển ước tính trên cả chuyến đi của dịch vụ Số 9 là khoảng 1,5 tiếng, nhanh hơn so với thời gian di chuyển bằng tàu điện ngầm và rẻ hơn nhiều so với giá taxi trung bình là 150 nhân dân tệ, hay 12 USD.
Tình trạng kẹt xe giữa quận Song Giang và Công viên Trương Giang trong giờ cao điểm là cực kỳ tệ, theo Tân Hoa xã. Wang Jiao, Chủ tịch ủy ban công nghệ của Alibaba, từng chia sẻ về ý định đưa City Brain, hệ thống quản lý giao thông của Alibaba, đến giúp nhiều thành phố trên thế giới có cơ sở hạ tầng mới và phù hợp hơn với sự phát triển bền vững.
Trung Quốc đang thúc đẩy áp dụng cơ sở hạ tầng thành phố thông minh trong bối cảnh tăng cường cạnh tranh công nghệ AI với Mỹ. Năm 2017, hơn 500 thàNh phố áp dụng công nghệ AI vào giao thông, an ninh và tài chính. City Brain hệ thống quản lý giao thông, trong đó có đèn giao thông. Theo McKinsey Global Institute, nếu các thành phố sử dụng hệ thống giao thông thông minh thì thời gian di chuyển của người dân sẽ hạ trung bình khoảng 15% đến 20% vào năm 2025.
Hiện City Brain đã có mặt ở một số thành phố châu Á. Ở Hàng Châu, một trong các đô thị đông đúc nhất Trung Quốc và cũng là nơi đặt trụ sở Alibaba, City Brain được ứng dụng từ năm 2016. Hàng Châu đi từ vị trí đô thị có mức tắc nghẽn giao thông tệ thứ năm xuống thứ 57. Ở Malaysia, Alibaba bắt tay với chính quyền thành phố Kuala Lumpur để sử dụng City Brain từ năm ngoái.
Theo Thanh Niên
Xây dựng đô thị thông minh: Nền tảng hạ tầng là cốt lõi Hà Nội đang ở giai đoạn sơ khởi của quá trình hình thành một đô thị thông minh (ĐTTM). Việc ứng dụng nhiều mảnh ghép công nghệ nhỏ đã tạo nên hiệu quả rõ rệt trên các lĩnh vực: Giao thông, hành chính công, môi trường... Tuy nhiên nó cũng cho thấy sự cấp bách phải có một nền tảng hạ tầng thông...