Grab muốn nhảy vào lĩnh vực ngân hàng ảo Singapore?
Grab đang tìm cách nhảy vào lĩnh vực ngân hàng của Singapore khi nước này cân nhắc cho phép ngân hàng ảo (online-only) hoạt động.
Ảnh minh họa
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Reuters, Grab gần hoàn tất việc thuê một công ty cố vấn về tiềm năng ngân hàng và chuẩn bị xin giấy phép ngân hàng ảo tại Singapore nếu Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) mở lĩnh vực này. Ngân hàng ảo là những ngân hàng chỉ hoạt động trên không gian kỹ thuật số.
Hồng Kông, một trong các trung tâm tài chính của châu Á, bắt đầu cấp phép ngân hàng ảo từ đầu năm 2019.
Video đang HOT
Nếu Grab gia nhập, đây sẽ đánh dấu xáo trộn lớn nhất trong nhiều năm đối với thị trường mà DBS Group Holdings, Oversea-Chinese Banking và United Overseas Bank thống trị. MAS sẽ đưa ra quyết định trong vài tháng tới về việc có cho phép ngân hàng ảo hoạt động hay không cũng như các ứng viên phù hợp. Trong giai đoạn đầu, MAS có thể chỉ cấp 2 tới 3 giấy phép.
Sự quan tâm của Grab cho thấy các doanh nghiệp phi ngân hàng của châu Á muốn thách thức ngân hàng truyền thống nhờ tận dụng sức mạnh công nghệ và nền tảng người dùng trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng và doanh nghiệp nhỏ.
Xin được giấy phép ngân hàng ảo tại Singapore sẽ giúp Grab hưởng lợi từ dữ liệu chuyến đi, giao dịch thanh toán và hành vi tiêu dùng sẵn có. Năm 2018, Grab phối hợp với Credit Saison của Nhật để cho vay tại Đông Nam Á.
Hai nguồn tin của Reuters cho hay các công ty fintech thế giới cũng nằm trong nhóm muốn xin giấy phép ngân hàng ảo tại Singapore, một số có thể hình thành liên doanh. Hãng viễn thông SingTel cũng bị thu hút trong bối cảnh đang mở rộng dịch vụ sang các lĩnh vực như thanh toán di động, an ninh mạng.
Tại Hồng Kông, công ty con của Alibaba và Xiaomi cùng liên minh dẫn đầu bởi Standard Chartered và BOC Hong Kong Holdings giành được giấy phép ngân hàng ảo. Quy định của Hồng Kông tương đối rõ ràng. Nếu Singapore đi theo hướng này, chỉ những công ty tên tuổi mới được xin cấp phép hơn là startup. Ngân hàng ảo Singapore cũng sẽ cung cấp các dịch vụ như tiết kiệm, vay cá nhân, bảo hiểm du lịch.
Theo ITC News
Grab bị phạt 900 triệu vì mở kênh thanh toán tiền không giấy phép
Công ty TNHH Grab bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng với số tiền là 900 triệu đồng do cung ứng dịch vụ GrabPay không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trước khi bị phạt 120 triệu vì không chấp hành các thủ tục về đăng ký khoản vay nước ngoài. Grab đã từng bị 1 án phạt nặng nề hơn 900 triệu đồng - 1 mức phạt cao ít có,
Cuối năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với Công ty TNHH Grab (trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP. Hồ Chí Minh). Mức tiền phạt là 900 triệu đồng.
Lý do mà Công ty TNHH Grab bị xử phạt là do công ty này đã cung ứng dịch vụ GrabPay (là dịch vụ trung gian thanh toán thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện) không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vi phạm các quy định sau: Khoản 2, 3 Điều 7 và Dòng 239 Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung tại Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016); Khoản 6 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2014; Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (được bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016).
Grab bị phạt 900 triệu do cung ứng dịch vụ GrabPay không giấy phép.
Quyết định này cũng giao và yêu cầu ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty TNHH Grab Việt Nam, là người đại diện cho tổ chức vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn mà Công ty TNHH Grab không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo đúng quy định của pháp luật.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Grab với số tiền 120 triệu đồng do công ty này đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký khoản vay nước ngoài.
Cụ thể, Công ty TNHH Grab không tuân thủ quy định về thời gian gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài ngắn hạn được gia hạn thành trung, dài hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm. Hành vi trên vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 13 Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016.
Liên quan vụ việc này, phía Grab thừa nhận các lỗi trong quyết định của NHNN. Grab cho biết, đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước để khắc phục đối với hồ sơ đăng ký và nghiêm túc chấp hành các yêu cầu từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Theo GenK
Bị Alibaba đe dọa, đây là cách tự bảo vệ mình của các ngân hàng ở Singapore Trước khi những công ty fintech nước ngoài như Ant Financial tiếp cận, các ngân hàng Singapore đã sớm có những bước chuyển mình để tránh sự cạnh tranh. Năm 2014, Piyush Gupta, giám đốc điều hành của DBS - ngân hàng lớn nhất Singapore, theo dõi sự kiện Alibaba đang chuẩn bị niêm yết trên sàn New York với nỗi lo ngại...