Grab được định giá 14 tỷ USD, sau khi nhận 4,5 tỷ USD đầu tư từ SoftBank, Microsoft và Toyota
Grab sẽ sử dụng số tiền đầu tư này sẽ để xây dựng và phát triển nhiều dịch vụ mới, bên cạnh nền tảng ứng dụng cho đi nhờ xe.
Grab cho biết trong vòng gọi vốn mới nhất, startup này đã kêu gọi được 4,5 tỷ USD đầu tư từ nhà sản xuất ô tô Toyota và Hyundai, gã khổng lồ phần mềm Microsoft, quỹ đầu tư Ping An Capital của Trung Quốc và OppenheimerFunds của Mỹ. Tuy nhiên nhà đầu tư lớn nhất là SoftBank, với 1,46 tỷ USD được trích từ quỹ Vision Fund.
Theo một nguồn tin của CNBC, sau vòng gọi vốn mới nhất này, Grab đang được định giá là 14 tỷ USD. Chủ tịch Ming Maa cho biết: “Grab đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu, với cả sự ủng hộ về vốn đầu tư và chiến lược hợp tác”.
Video đang HOT
Grab cho biết số tiền đầu tư này sẽ được sử dụng để xây dựng và phát triển nhiều dịch vụ mới, bên cạnh nền tảng ứng dụng cho đi nhờ xe. Bên cạnh đó là mở rộng thị trường đối với các dịch vụ hiện có như tài chính, giao đồ ăn, vận chuyển và thanh toán kỹ thuật số.
Hồi đầu năm nay, Grab tiết lộ mối quan hệ hợp tác với startup Hooq trong lĩnh vực livestream, cho phép người dùng có thể phát trực tuyến video, phim và các chương trình truyền hình trên ứng dụng Grab.
Cuối năm ngoái, Grab đã thành lập một công ty liên doanh với nền tảng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Ping An Good Doctor tại Trung Quốc. Mục đích là cung cấp các dịch vụ y tế trực tuyến, như tư vấn sức khỏe, đặt lịch khám và giao thuốc tận nhà.
Có thể thấy Grab đang ngày càng mở rộng các dịch vụ mới trên nền tảng ứng dụng của mình, không chỉ đơn thuần liên quan đến vận chuyển hay giao đồ ăn. Trên thực tế, người dùng cũng có xu hưởng chỉ sử dụng một số ít ứng dụng thường xuyên mỗi ngày, và họ muốn có thể làm được tất cả mọi việc trên cùng một ứng dụng.
Tham khảo: cnbc
Grab huy động được thêm 4,5 tỷ USD từ các nhà đầu tư chiến lược
Mới đây, Grab đã có thêm 4,5 tỷ USD được huy động từ các nhà đầu tư chiến lược như: Vision Fund, Softbank, Hyundai Motor, Toyota, Microsoft.
Khoản tiền mới được đầu tư sẽ được Grab sử dụng cho biệc bổ sung và mở rộng danh sách các dịch vụ của mình.
Trọng tâm mà startup này hướng đến là dịch vụ tài chính, giao hàng, vận tải. Đây cũng là nền tảng duy nhất có giấy phép hoạt động liên quan đến dịch vụ tài chính, ví điện tử tại 6 nước lớn nhất trong khu vực.
Grab đã có thêm 4,5 tỷ USD được huy động từ các nhà đầu tư chiến lược như: Vision Fund, Softbank, Hyundai Motor, Toyota, Microsoft.
Được biết, Grab được thành lập vào năm 2012 và hoạt động chính tại thị trường Đông Nam Á với dân số khoảng 650 triệu người.
Grab đã ghi nhận sự tăng trưởng rất lớn kể từ tháng 3 năm 2018 khi họ mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á. Thậm chí ngay tại Indonesia, quê hương của một startup lớn khác là Go-Jek, Grab cũng có thị phần lớn hơn.
Đến cuối năm 2018, Grab cũng thành lập liên doanh với một dịch vụ chăm sóc sức khỏe với mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế trực tuyến. Có thể thấy trong thị trường khu vực hiện nay, đây là dịch vụ duy nhất đang cho phép người dùng giải quyết nhiều nhu cầu trong cùng một ứng dụng.
Theo thuonghieuvaphapluat
Amazon Web Services đưa ra bộ xử lý ARM cho đám mây của mình, hứa hẹn giá cả có thể thấp đến 45% so với trước Đây cũng là lần đầu tiên các bộ xử lý máy chủ kiến trúc ARM được sử dụng trên đám mây, bên cạnh tùy chọn truyền thống dùng chip Intel. Sau nhiều năm chờ đợi ai đó có thể thiết kế nên bộ xử lý máy chủ ARM có thể hoạt động trên quy mô đám mây, cuối cùng Amazon Web Services AWS...