Grab đóng thuế nhiều gấp 3 lần Vinasun
Năm 2018, Grab góp vào ngân sách nhà nước hơn 441 tỷ đồng tiền thuế trong khi Vinasun chỉ nộp 144 tỷ đồng.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Giao thông Vận tải ngày 5.6, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa nêu: Grab chỉ nộp thuế gần 10 tỷ đồng cho 3 năm 2014-2016, trong khi các doanh nghiệp taxi truyền thống nộp thuế cả nghìn tỷ đồng. Đâu là giải pháp căn cơ để tránh thất thu thuế với loại hình kinh doanh vận tải mới này?
Trả lời chất vấn của đại biểu Hòa theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, 9 doanh nghiệp vận tải lớn trong đó có Grab, Fastgo Việt Nam… kê khai phải nộp 437 tỷ đồng tiền thuế và các doanh nghiệp này đã nộp 415 tỷ đồng.
Với Uber Việt Nam, năm 2017, Tổng cục thuế (Bộ Tài chính) đã chỉ đạo Cục Thuế TP Hồ Chí Minh kiểm tra thuế tại Uber giai đoạn 2015-2016, và truy thu gần 66,7 tỷ đồng. Tới 31.8.2018, doanh nghiệp này đã nộp đầy đủ.
Video đang HOT
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết đã nghiên cứu, áp dụng tối đa quy định luật thuế hiện hành để thu thuế xe hợp đồng điện tử. Hiện pháp luật về thuế đã áp dụng thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp về thuế suất, điều kiện ưu đãi, chế độ miễn giảm… Theo đó, doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí, thu nhập doanh nghiệp như Grab, Mai Linh, Vinasun… sẽ được áp dụng phương pháp kê khai thuế. Còn nhà thầu nước ngoài như Uber xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí… nên cơ quan thuế phải sử dụng phương pháp tỷ lệ ấn định trên doanh thu hoặc tỷ lệ thuế giá trị gia tăng (VAT) và thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu… Các phương pháp này, theo ông Dũng, đều đảm bảo cân bằng hoạt động trong nộp thuế của các doanh nghiệp.
Trong khi đó, dù luôn bị Vinasun và các Hiệp hội Vận tải, Hiệp hội Taxi “tố” là trốn thuế, nhưng trên thực tế, nghĩa vụ thuế Grab đóng góp vào ngân sách luôn tăng trưởng ấn tượng qua các năm. Năm 2018, công ty này đóng góp hơn 441 tỷ đồng (theo xác nhận từ cơ quan quản lý thuế trực tiếp Grab là Chi cục Thuế Quận 10, TP. Hồ Chí Minh ngày 7.1.2019). Trong khi đó, nghĩa vụ thuế Vinasun đóng góp vào ngân sách nhà nước chỉ ở mức 144 tỷ đồng (theo Báo cáo tài chính Quý 4.2018 của Công ty Cổ phần Ánh Dương – Vinasun), có nghĩa chỉ bằng 1/3 Grab.
Theo GenK
ZaloTaxi tích hợp cả FastGo, Mai Linh, VinaSun, VinaTaxi vào ứng dụng gọi xe của mình
Mới đây, trên phiên bản thử nghiệm của ZaloTaxi, người dùng thấy có sự xuất hiện của cả FastGo, công ty khởi nghiệp gọi xe của Việt Nam.
Như vậy, bên cạnh việc đưa các tổng đài gọi xe như Mai Linh, VinaSun, VinaTaxi, Dầu Khí,... tính năng gọi xe của Zalo đã tích hợp thêm nền tảng gọi xe FastGo.
Chắc chắn có sự hợp tác giữa Zalo và FastGo trong dự án này. Bởi người dùng có thể đặt xe FastGo ngay trên giao diện ứng dụng Zalo. Để làm việc này, hệ thống giữa hai bên phải thông suốt với nhau, tức có sự hợp tác tích cực giữa hai công ty khởi nghiệp của Việt Nam.
Thông thường khi đặt xe trên ZaloTaxi, người dùng chọn dịch vụ taxi của Mai Linh hay Vinasun thì ứng dụng sẽ mở giao diện cuộc gọi trên điện thoại để khách hàng gọi điện. Tức là người dùng không gọi xe trong nền tảng ZaloTaxi, thay vào đó Zalo chỉ đóng vai trò ước tính và so sánh giá các hãng taxi.
Giao diện ứng dụng gọi xe ZaloTaxi,
Khi phóng viên ICTnews thử đặt vài cuốc xe trên ứng dụng ZaloTaxi, có thể thấy giá của FastGo thấp hơn so với giá taxi khá nhiều, do đó người dùng dịch vụ chắc chắn sẽ nghiêng về gọi xe trên FastGo hơn.
Zalo bắt đầu thử nghiệm dịch vụ ZaloTaxi từ tháng 8/2018. Như đã nói, tính năng này chỉ dừng ở mức ước tính giá và giúp người dùng thuận tiện hơn một chút khi gọi taxi, chưa thực sự hoạt động như một ứng dụng gọi xe như Grab, Uber hay Fastgo.
Do đó, việc tích hợp Fastgo là cách làm giúp Zalo vẫn đầy đủ dịch vụ mà không phải xây dựng đội ngũ phát triển ứng dụng gọi xe. Việc tích hợp nhiều tính năng cho thấy mục tiêu rõ ràng của Zalo là trở thành một ứng dụng "tất cả trong một" chứ không đơn thuần tính năng chat như xưa.
Hiện tại ZaloTaxi đang cung cấp thử nghiệm dịch vụ gọi xe công nghệ đến một số đối tượng khách hàng nhất định. Hy vọng trong tương lai gần, chúng ta sẽ sớm nhìn thấy được dịch vụ gọi xe này trên thị trường.
Nguồn: ICTnews
Quản lý phát thanh - truyền hình: Lo lặp lại chuyện Grab và Vinasun? Doanh nghiệp lo ngại sẽ lặp lại câu chuyện giữa Grab và Vinasun trong lĩnh vực quản lý dịch vụ phát thanh - truyền hình. Công nghệ phát triển chóng mặt cùng với internet kéo theo. Từ mô hình đặt phòng, đặt tour online đến taxi công nghệ và lĩnh vực nội dung số. Đây là xu thế tất yếu tuy nhiên lại...