Grab bắt tay ứng dụng thanh toán di động Moca, ra dịch vụ mới vào tháng 10
Grab hôm 11/9 thông báo quan hệ hợp tác chiến lược với dịch vụ thanh toán di động Moca tại Việt Nam.
Động thái của Grab nhằm củng cố vị trí của hãng taxi công nghệ tại Việt Nam. Thanh toán di động và dịch vụ tài chính là một phần quan trọng trong chiến lược của Grab tại khu vực Đông Nam Á, nơi một bộ phận lớn dân chúng vẫn chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng, mang đến cơ hội lớn để triển khai các dịch vụ tài chính.
Grab đánh giá quan hệ với Moca là cột mốc quan trọng tại Việt Nam
Trong cuộc phỏng vấn với báo chí hôm 11/9, đồng sáng lập Grab Tan Hooi Ling đánh giá cao Moca ở công nghệ và giải pháp. Bà hi vọng khi kết hợp với chuyên gia của Grab, họ có thể thực sự “đưa Việt Nam tiến tới nền kinh tế phi tiền mặt”. Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, CEO Grab Việt Nam, cho biết: “Hợp tác chiến lược với Moca đánh dấu cột mốc quan trọng đối với Grab tại Việt Nam trong bối cảnh chúng tôi tìm kiếm tăng trưởng tại một trong các nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á”.
Hai công ty không cung cấp thêm chi tiết về quan hệ hợp tác nhưng tiết lộ sẽ giới thiệu dịch vụ vào tháng 10. Moca và Grab sẽ tận dụng công nghệ và mạng lưới đối tác của nhau để cung cấp các dịch vụ thanh toán đến hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối tác của Moca sớm được hưởng lợi từ cơ sở khách hàng rộng lớn của Grab, bao gồm cả tài xế lẫn hành khách. Ngược lại, khách hàng của Grab sớm được sử dụng trọn bộ dịch vụ thanh toán do Moca phát triển, bao gồm thanh toán hóa đơn, nạp tiền vào tài khoản trả trước (airtime topup), trả tiền tại các cửa hàng bán lẻ như McDonalds, 7-Eleven.
Theo ông Trần Thanh Nam, đồng sáng lập kiêm CEO Moca, Moca được phép cung cấp dịch vụ thanh toán năm 2016 và có 11 ngân hàng đối tác. Trong khi đó, Grab nói đã có 175.000 tài xế taxi và xe máy trên toàn quốc. Tháng trước, đối thủ GoJek của Indonesia cũng vào Việt Nam, tham gia cuộc chiến tranh giành thị phần với Grab.
Video đang HOT
Theo Genk
Ứng dụng thanh toán di động của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam
Không thể kiểm soát được giao dịch, khó bắt được quả tang là những khó khăn của cơ quan quản lý trong việc kiểm soát các giao dịch thanh toán trực tuyến trái phép thông qua những ứng dụng thanh toán như Alipay, WeChat.
Trung Quốc đang tích cực hoàn thiện hệ thống lý luận mới với tên "Bố cục chiến lược 4 toàn diện". Trọng tâm cơ bản và đầu tiên của chiến lược này là xây dựng một xã hội khá giả toàn diện. Điều này dẫn tới sự gia tăng mạnh của giới siêu giàu và tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, quốc gia này đang phải đối mặt với một làn sóng di cư khổng lồ. Nhiều chương trình nhập cảnh đầu tư của các nước phương Tây bị quá tải do lượng người nhập cư đến từ Trung Quốc.
Những thống kê gần đây cũng cho thấy, có tới 90% visa tạm trú của Úc được cấp cho giới Hoa kiều. Không chỉ vậy, khi đời sống người dân được nâng cao rõ rệt, Trung Quốc đã và đang đóng góp một lượng khách khổng lồ cho ngành du lịch thế giới. Dù rời quê hương với mục đích gì, những nhóm người này cũng góp phần quan trọng vào việc gia tăng tầm ảnh hưởng và sức mạnh mềm Trung Quốc.
Dù sở hữu một hệ sinh thái số vững vàng, có một thực tế là rất khó để các ứng dụng Trung Quốc như WeChat, Weibo xen vào đời sống của người dân ở các nước phương Tây. Tuy nhiên với người Hoa ở nước ngoài, tình hình lại hoàn toàn khác.
Người Trung Quốc ở nước ngoài có xu hướng sử dụng mã QR trên WeChat để thanh toán thay vì dùng Apple Pay. Nhóm người này cũng thích dùng Alipay hay UnionPay thay thế cho hệ thống thẻ VISA, Master Card. Đây chính là cầu nối đưa sản phẩm, dịch vụ của Trung Quốc tới Mỹ, Châu Âu hay thâm nhập vào các quốc gia đang phát triển tại khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh sự tiện lợi dành cho một số ít người dân Trung Quốc, làn sóng này dẫn tới những nguy cơ gây mất chủ quyền số nghiêm trọng đối với các quốc gia khác trên thế giới. Chủ quyền này lại càng quan trọng hơn trong bối cảnh một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm như ngành tài chính, ngân hàng.
Khi các dịch vụ thanh toán Trung Quốc tràn vào Việt Nam
Thời gian qua, tại các địa phương có đông đảo khách du lịch quốc tế như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), xuất hiện tình trạng một số chủ cửa hàng lén lút sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến trái phép. Những dịch vụ này được sử dụng để hoàn tất các giao dịch mua bán hàng hóa với khách nước ngoài, đặc biệt là các khách hàng Trung Quốc.
Vào tháng 5/2018, lực lượng chức năng Quảng Ninh đã bắt quả tang một cửa hàng đang dùng máy POS (Point of Sale - Máy thanh toán) trái phép để giao dịch hơn 200.000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 700 triệu đồng. Đối tượng giao dịch ở đây là các khách du lịch đến từ Trung Quốc.
Ba chiếc máy POS dùng làm công cụ thanh toán các ứng dụng Trung Quốc bị thu giữ tại Quảng Ninh.
Theo ghi nhận của Pv, hoạt động thanh toán này được thực hiện chủ yếu qua 2 ứng dụng WeChat và Alipay. Nếu như Alipay là công cụ thanh toán trực tuyến của Alibaba thì WeChat được biết đến với vai trò một ứng dụng nhắn tin OTT có tích hợp tính năng thanh toán trực tuyến. Đây cũng là 2 ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến tại Trung Quốc.
Hoạt động thanh toán trái phép của WeChat và Alipay khi chưa có sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một hành vi bất hợp pháp. Lý do bởi Alipay hay WeChat không hề được kết nối với các trung tâm thanh toán của Việt Nam.
Bản chất của sự việc là khách Trung Quốc mua hàng tại Việt Nam, nhưng dòng tiền lại được chuyển từ tài khoản du khách ở nước ngoài sang tài khoản của chủ cửa hàng Việt Nam mở tại ngân hàng nước ngoài.
Đa số các cửa hàng có hành vi kinh doanh trái phép đều là các hộ kinh doanh cá thể. Những cơ sở kinh doanh này chỉ thực hiện việc nộp thuế khoán theo mức doanh thu được ấn định một cách áng chừng. Trong thực tế, mức doanh thu này thường không chính xác và thấp hơn nhiều so với số tiền mà đáng lẽ các hộ kinh doanh phải bị áp thuế.
Không thể phủ nhận sự tiện ích của phương thức thanh toán qua mã QR. Tuy nhiên đối với hành vi thanh toán chui do chưa được cấp phép, không kết nối với các trung tâm thanh toán của Việt Nam, các cơ quan quản lý cần vào cuộc mạnh tay để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian số. Ảnh: Trọng Đạt
Chính phủ các nước trên thế giới luôn khuyến khích thanh toán phi tiền mặt nhờ đảm bảo tính minh bạch do hoạt động giao dịch được ghi lại và kiểm soát bởi các ngân hàng.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các ứng dụng thanh toán trái phép như WeChat Pay hay Alipay, dòng tiền sử dụng trong giao dịch thanh toán tại Việt Nam lại chảy trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Do vậy mà cơ quan quản lý Việt Nam không thể kiểm soát được dữ liệu về quy mô và số lượng giao dịch. Điều này gây ra nguy cơ cao về việc thất thu thuế.
Trước thực tế này, Cục thuế các địa phương đang thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát tình hình thanh toán qua máy POS tại các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, bán hàng cho khách nước ngoài.
Tuy nhiên, do hình thức thanh toán thông qua mã QR được thực hiện thông qua thiết bị di động của người bán và người mua, việc kiểm tra, giám sát, phát hiện hành vi vi phạm là hết sức khó khăn. Để chấm dứt tình trạng thanh toán trực tuyến trái phép, rất cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều ban ngành.
Bên cạnh việc thất thu thuế, sự xuất hiện của các ứng dụng thanh toán trực tuyến Trung Quốc cũng sẽ gây tác động đến chủ quyền số của Việt Nam. Do đó, các cơ quan quản lý và các bộ ngành cần vào cuộc một cách tích cực để sớm giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm, giành lại chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến.
Theo VietNamNet
Facebook giảm 4 tỷ lượt truy cập hàng tháng Trong vòng hai năm trở lại đây, lượt truy cập Facebook đã giảm mạnh dù lượng người dùng trên ứng dụng di động vẫn tăng. Theo công ty nghiên cứu thị trường SimilarWeb chia sẻ với CNBC, lượt truy cập Facebook hàng tháng đã giảm 4 tỷ trong 2 năm vừa qua. Báo cáo cho biết, lượt truy cập Facebook không chỉ giảm...