‘Gót chân Achilles’ của Trung Quốc trong ngành công nghiệp bán dẫn
Trung Quốc đã thất bại ở điểm tạo ra những sản phẩm cạnh tranh hàng đầu trong một lĩnh vực thiết yếu đó là bán dẫn – ngành công nghiệp vốn đã tạo ra danh tiếng cho Thung lũng Silicon.
Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ bán thiết bị và công nghệ cho Huawei.
Bất chấp những nỗ lực nhằm tự thân phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Trung Quốc phụ thuộc nặng nề vào chip máy tính nhập khẩu và đây có thể là “ gót chân Achilles” khiến nước này dễ bị Mỹ khai thác trong cuộc chiến thương mại hiện nay.
Theo nhận định của tờ New York Times, trong tất cả các nỗ lực nhằm vươn mình trở thành thế lực toàn cầu về công nghệ cao có khả năng thách thức Mỹ, Trung Quốc đã thất bại ở điểm tạo ra những sản phẩm cạnh tranh hàng đầu trong một lĩnh vực thiết yếu đó là bán dẫn – ngành công nghiệp vốn đã tạo ra danh tiếng cho Thung lũng Silicon.
Năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu hơn 300 tỷ USD chip máy tính – bộ xương sống trong tất cả các sản phẩm kỹ thuật số. Con số này còn lớn hơn số tiền mà Bắc Kinh bỏ ra để nhập khẩu dầu mỏ. Washington giờ đây đã khai thác sự phụ thuộc của Trung Quốc vào ngành siêu chip của Mỹ trong cuộc chiến nhằm vào Huawei – tập đoàn Viễn thông khổng lồ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Bộ Thương mại Mỹ trong tuần trước đã ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ bán thiết bị và công nghệ cho Huawei nhằm cắt đứt đáng kể khả năng tiếp cận phần mềm của Google, chip của Qualcomm và nhiều hơn thế. Theo Bộ Thương mại Mỹ, Huawei có 90 ngày để tiếp tục giao dịch với các nhà cung cấp Mỹ nhằm ngăn chặn sự đứt gãy các mạng lưới di động sử dụng thiết bị của Huawei.
Vậy nhưng động thái của Washington vẫn đánh trúng điểm yếu của Trung Quốc vốn là thứ mà giới lãnh đạo Bắc Kinh luôn trăn trở trong nhiều thập kỷ qua.
Khát khao giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, chính quyền Trung Quốc đã cam kết đầu tư hàng chục tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp chip nội địa. Ước mong của Bắc Kinh trở thành bá chủ trong ngành công nghiệp bán dẫn lại được tiếp thêm động lực từ căng thẳng thương mại với Mỹ – nước muốn Bắc Kinh giảm quy mô cái mà Washington coi là “hỗ trợ không công bằng” dành cho các công ty Trung Quốc.
Video đang HOT
Mỹ đã tìm được lý lẽ để trừng phạt trực tiếp một hãng chế tạo chip được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đó là Công ty vi mạch phức hợp Phúc Kiến Tấn Hoa (Fujian Jinhua Integrated Circuit Company). Sau khi hãng Công nghệ Micron Technology, công ty đối thủ đến từ Mỹ, cáo buộc Phúc Kiến Tấn Hoa ăn cắp thiết kế chip, Bộ Thương mại Mỹ đã chặn đối tác Trung Quốc này mua các sản phẩm của Mỹ.
Thành quả Trung Quốc tạo được trong cuộc đua về chế tạo chip hiện còn mờ nhạt. Thị phần của các công ty Trung Quốc trong chuỗi sản phẩm bán dẫn thuộc diện bé nhỏ nhất so với hầu hết các ngành khác. Với những mẫu chip phức tạp nhất, Trung Quốc phải nhập khẩu gần như toàn bộ.
Một vài nhà sản xuất được nhà nước chống lưng trong lĩnh vực chế tạo chip nhớ, sản phẩm chuyên lưu dữ số liệu, đã công bố những kế hoạch sản xuất lớn. Thế nhưng, thị trường toàn cầu về chủng loại chip này đã bão hòa.
Trước việc Trung Quốc đã đạt được vị thế nhà lắp ráp điện tử hàng đầu thế giới, cùng với đó là thị trường tiêu dùng nội địa rộng lớn cho các sản phẩm điện tử, nhiều nhà quan sát tin rằng chắc chắn sẽ đến lúc Trung Quốc thu hút hoặc tự phát triển được các loại chip hiện đại.
Theo các nhà quan sát này, Trung Quốc đã từng có thể chạy đua thành công trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi, rồi đến điện thoại, thì tại sao lại không thể làm vậy đối với các sản phẩm bán dẫn.
Tuy nhiên, để có thể tồn tại mà không cần đến chip của Mỹ sẽ là bài kiểm nghiệm khắc nghiệt đối với Huawei, bất chấp những bước tiến gần đây của tập đoàn này trong việc phát triển các bộ xử lý cho riêng mình.
Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Huawei, ông Nhậm Chính Phi nói rằng trong “thời kỳ hòa bình”, Huawei nhập một nửa số chip từ các công ty Mỹ, nửa còn lại là do tập đoàn tự phát triển. Huawei đã mua tích trữ chip để đề phòng những tình huống khẩn cấp như hiện nay, ông Nhậm nói thêm. Thế nhưng ông cũng thừa nhận Huawei có thể không bao giờ từ bỏ hoàn toàn được công nghệ Mỹ.
Trung Quốc chập chững bước vào lĩnh vực chế tạo chip trong những năm 1990, thời điểm Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan nổi lên là những điểm sáng về lĩnh vực này. Năm 2014, Bắc Kinh đặt mục tiêu trở thành nước đứng đầu toàn cầu trong ngành công nghiệp chip vào năm 2030.
Từ thời điểm đó, đầu tư của chính phủ và các địa phương Trung Quốc vào lĩnh vực bán dẫn bắt đầu bùng nổ. Mặc dù vậy, những kết quả được thể hiện trong sản phẩm của các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc còn chưa rõ ràng.
“Giải phẫu” một chiếc điện thoại thông minh của Huawei cho thấy các công nghệ tiên tiến đã thực sự đạt đến độ toàn cầu hóa ở mức cao. Đơn cử như trong mẫu điện thoại hàng đầu P30 của Huawei, các công ty Mỹ cung ứng nhiều cấu thành chủ chốt, trong đó có các thiết bị giúp xử lý tín hiệu radio chuyển cuộc gọi và dữ liệu qua không trung.
Chip nhớ của P30 là do Micron (Mỹ) và Toshiba (Nhật Bản) cung cấp. Công nghệ Camera đến từ Sony. Bộ xử lý, bộ não của điện thoại, do Huawei tự phát triển.
Bộ phận chế tạo bán dẫn của Huawei – hãng HiSilicon – đã khiến giới quan sát trong ngành bất ngờ khi đạt được những bước tiến trong phát triển bộ xử lý và các chip baseband chuyên kết nối điện thoại với các mạng dữ liệu. Thế nhưng, ngay cả HiSilicon có thể cũng chịu ảnh hưởng từ lệnh cấm của Mỹ. Bởi các công ty Mỹ chiếm phần lớn trong số các nhà cung cấp hàng đầu về phần mềm thiết kết chip.
Huawei cũng không có nhiều lựa chọn khi tính đến giải pháp thay thế các nhà cung cấp đối với một số thiết bị thiết yếu giúp điện thoại thông minh xử lý tín hiệu radio. Các công ty Mỹ, đặc biệt là Skyworks và Qorvo, là những hãng dẫn đầu thị trường các sản phẩm “tần số radio” – đều là những bộ phận đầy thách thức về công nghệ trong chế tạo.
Liam K. Griffin, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Skyworks, nói: “Đây là lĩnh vực rất khó. Chúng tôi có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này”.
Theo Bnews
Nhà sáng lập Huawei 'nịnh' Apple: Không có họ thì chúng ta không nhìn thấy được vẻ đẹp của Thế giới
Giữa những biến cố của công ty mình, ông Nhậm Chính Phi vẫn tỏ ra bình tĩnh và còn đưa ra lời khen với công ty đối thủ.
Tại Trung Quốc, làn sóng tẩy chay Apple đang đến hồi đỉnh điểm khi người dân muốn chính phủ phải đưa 'Táo' vào danh sách đen, như một cách để trả thù cho những gì chính phủ Mỹ đã làm với Huawei. Thế nhưng, người đứng đầu Huawei là nhà sáng lập Nhậm Chính Phi lại có một cách nhìn trái ngược hoàn toàn.
Ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông hết lời khen ngợi nhà sản xuất iPhone, nói rằng Apple chính là 'người thầy' đã đưa Huawei lên đến sự thành công hiện nay. "Là một học sinh, chúng tôi không được làm những điều phản thầy giáo."
"Apple là một hãng công nghệ hàng đầu Thế giới, nếu như không có Apple thì sẽ không có mạng lưới mạng di động toàn cầu như hiện nay. Nếu như không có Apple chỉ lối, chúng ta sẽ không thể thấy được vẻ đẹp của Thế giới này."
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có thể cấm cửa Apple như những gì Mỹ đã làm với Huawei được hay không, vì hiện nay Trung Quốc vẫn là một thị trường rất tiềm năng đối với 'Táo', ông trả lời: "Điều đó chắc chắn sẽ không xảy ra, và nếu nó xảy ra thì tôi sẽ là người đi đầu trong làn sóng phản đối."
Như đã đưa tin trong suốt tuần qua, Mỹ đưa ra lệnh cấm vận rất ngặt nghèo với Huawei, khiến cho nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 Thế giới không thể sử dụng hệ điều hành Android, cũng như mua những linh kiện cần thiết để sản xuất các sản phẩm của mình.
Đúng như lẽ thường tình, thì ông Nhậm Chính Phi đã đưa ra những lời đáp trả với tổng thống Donald Trump. "Tôi nghĩ rằng những cáo buộc qua Twitter của ông Trump thật nực cười vì luôn luôn đi ngược với nhau. Làm cách nào mà ông ta trở thành một thương nhân nổi tiếng được như hôm nay được vậy?"
Trả lời cho câu hỏi liệu Huawei có ăn cắp công nghệ từ Mỹ hay không, ông nói: "Có, tôi ăn cắp công nghệ của Mỹ nhưng mà từ tương lai! Những công nghệ đó Mỹ tại thời điểm hiện tại còn chưa có. Chúng tôi đang đi trước còn Mỹ phải theo sau, đó là lý do tại sao chính phủ ông Trump lại phải đưa ra những luật lệ để kìm kẹp chúng tôi."
Theo GenK
Báo Mỹ Wall Street: 'Huawei đã 'không từ thủ đoạn nào để đánh cắp bí quyết thương mại' Tờ Wall Street Journal Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo điều tra dài vào ngày 25/5, tiết lộ Huawei đã 'không từ thủ đoạn đánh cắp bí quyết thương mại'. Và 'cạnh tranh không lành mạnh để chiếm lấy thị trường', giải thích vì sao Huawei đã nổi lên như một hiện tượng trong ngành kỹ thuật số. Huawei đã "không...