Gorbachev và Yeltsin bị nghi tiết lộ bí mật quốc gia
Ngày 17.12, Phòng Công dân Nga yêu cầu Tổng Công tố viện xác minh có hay không hành vi phản quốc và tiết lộ bí mật quốc gia của Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin qua điện đàm với Tổng thống Mỹ năm 1991.
Tổng thống Nga Boris Yeltsin (phải) và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tại cuộc họp Xô viết tối cao Liên bang Nga ngày 23.8.1991 – Ảnh: Reuters
Ngày 10.12, báo Sự thật Komsomol (Nga) đăng nội dung cuộc điện đàm giữa các ông Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin với tổng thống Mỹ George H.W. Bush (Bush cha), vào các ngày 8.12 và 25.12.1991, mới được giải mật gần đây. Trong những lần điện đàm với Tổng thống Mỹ, các ông Yeltsin và Gorbachev đã “thông báo” cho ông Bush biết họ đã lãnh đạo đất nước như thế nào và tại sao Liên Xô tan rã.
Ông Yeltsin đã gọi điện cho tổng thống Bush ngày 8.12.1991, ngay sau khi ký kết Hiệp định Belovezh (hiệp định xác nhận chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập – SNG), dành 28 phút để thông báo với Bush về sự kiện này và về kế hoạch tương lai. Ngày 25.12.1991, ông Mikhail Gorbachev cũng gọi điện thoại cho ông Bush để thông báo tình hình.
Sau nhiều năm, giờ đây mọi chuyện đã được làm sáng tỏ: cả hai cuộc điện đàm này đều được mật vụ Mỹ ghi âm, đưa vào lưu trữ mật, và chỉ được giải mật vào năm 2008. Sau đó, bản sao băng ghi âm đã được chuyển giao cho Trung tâm tưởng niệm Yeltsin mới được thành lập gần đây tại thành phố Yekaterinburg của Nga.
Video đang HOT
Những nội dung không rõ ràng, đa nghĩa trong hai cuộc điện đàm này của các vị cựu tổng thống Liên Xô và Nga này đã khiến phó chủ nhiệm Phòng Công dân Liên bang Nga, ông Georgy Fyodorov, thắc mắc đến mức phải gửi công văn đến Tổng Công tố viện.
Công văn có đoạn: “Căn cứ nội dung các cuộc điện đàm được công bố thì trên thực tế, Boris Yeltsin và Mikhail Gorbachev đã báo cáo chi tiết với Tổng thống Mỹ về các yếu tố dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô viết. Chúng tôi yêu cầu Quý viện kiểm tra để làm rõ: nội dung của các cuộc điện đàm này có phạm vào những điều khoản quy định về tội “phản quốc” và “ tiết lộ bí mật quốc gia” hay không; nếu có vi phạm, nhất thiết phải truy tố”.
Ngày 18.12, trả lời phỏng vấn Sự thật Komsomol về việc này, ông Georgy Fedorov cho biết: “Qua bài viết của báo, tôi biết được nội dung các cuộc đàm phán giữa Gorbachev và Yeltsin với Bush về sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Những thông tin này khiến tôi rất bức xúc nên đã yêu cầu Tổng Công tố viện kiểm tra xem đó có phải là hành vi phản quốc, cố tình tiết lộ bí mật quốc gia và phối hợp hành động với ngoại bang hay không. Tôi đã thực hiện việc này trong khuôn khổ các điều kiện pháp lý cho phép”.
Theo luật định, trong thời hạn 30 ngày Tổng Công tố viện phải trả lời các cá nhân, tổ chức đã gửi yêu cầu, về những biện pháp sẽ được viện này thực hiện. Vì vậy, vụ việc vẫn chưa kết thúc tại đây.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
2 tướng Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt vì "phản quốc"
Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 3 quan chức cấp cao của Lực lượng Hiến binh với cáo buộc "phản quốc và làm gián điệp" do tham gia vào việc kiểm tra các xe tải chở vũ khí của một cơ quan tình báo đang trên đường vận chuyển tới Syria.
Theo RT, ngày 28.11, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ Thiếu tướng Ibrahim Aydin Gendarmerie - Tư lệnh Lực lượng Hiến binh Ankara, Thiếu tướng Hamza Celepoglu - cựu Tư lệnh Lực lượng Hiến binh Adana và Đại tá Burhanettin Cihangiroglu - Cựu Trưởng phòng thí nghiệm hình sự của Lực lượng Hiến binh.
Một tòa án ở Istanbul đã ra lệnh bắt khẩn cấp 3 nghi phạm trên ngay sau nửa đêm, đầu giờ sáng ngày 30.11 với cáo buộc "phản quốc và làm gián điệp" sau khi Lực lượng Hiến binh Thổ Nhĩ Kỳ chặn đoàn xe tải của Cơ quan Tình báo Quốc gia (MIT) đang trên đường tới Syria.
Hiến binh Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra một đoàn xe tải trên đường cao tốc.
Sau khi kiểm tra, Lực lượng Hiến binh phát hiện các xe chở một lượng lớn vũ khí, được cho là đang được chuyển tới chiến trường Syria. Mở nắp một thùng kim loại được dán nhãn "cẩn thận dễ vỡ", các thanh tra phát hiện vũ khí được giấu phía dưới các hộp thuốc.
Vụ bắt giữ 3 quan chức cấp cao của Lực lượng Hiến binh Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra ngay sau khi một tòa án ở Istanbul ra lệnh bắt giữ hai nhà báo của hãng truyền thông Cumhuriyet với cáo buộc đã tiết lộ các mối liên hệ giữa cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm cực đoan ở Syria, theo RT. Hai nhà báo trên cũng phải đối mặt với tội phản quốc và làm gián điệp.
Trước đó, hãng truyền thông Cumhuriyet từng phát sóng đoạn video các xe tải của MIT bị kiểm tra và phát hiện chở theo hơn 80.000 viên đạn các cỡ khác nhau, khoảng 1.000 đạn súng cối và hàng trăm loại đạn khác dành cho súng phóng lựu.
Biểu tình bên ngoài trụ sở hãng truyền thông Cumhuriyet ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29.11 sau khi hai nhà báo của cơ quan này bao gồm Tổng biên tập Can Dundar bị bắt với cáo buộc làm gián điệp và tuyên truyền cho khủng bố.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ giải thích rằng, số đạn dược trên là hàng viện trợ cho lực lượng nổi dậy người Turkmen Syria. Tuy nhiên, hãng tin RT dẫn lời một trong các nhà báo của hãng truyền thông Cumhuriyet cho hay, số vũ khí trên cuối cùng sẽ rơi vào tay các chiến binh tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Damascus cáo buộc, Ankara đã tăng cường cung cấp đạn dược, vũ khí cũng như các thiết bị quân sự khác cho các nhóm khủng bố đang hoạt động tại Syria để đổi lấy dầu mỏ khai thác lậu.
Theo Danviet
Điệp viên Nga dùng phụ nữ và vodka gài bẫy chính trị gia Na Uy Các điệp viên Nga bị tố dùng phụ nữ và rượu vodka dụ dỗ, tống tiền các quan chức Na Uy nhằm ép những người này phải khai ra các bí mật quốc gia. Điệp viên Nga bị tố dùng phụ nữ và vodka dụ dỗ các chính trị gia Na Uy rồi ép họ phải khai ra bí mật quốc gia -...