Google và những thất bại đáng quên
Những thành công của Google có thể được nói đến rất nhiều, nhưng bên cạnh đó còn phải nhắc đến các thất bại đáng quên của gã khổng lồ.
Google catalogs
Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên của Google khi hãng muốn chen chân vào thị trường bán lẻ. Dường như những người đứng đầu công ty muốn tìm kiếm một nguồn lợi nhuận “thực tế” hơn thay vì chỉ đến từ các quảng cáo. Khi lấn sân sang lĩnh vực này, Google đã khá mạo hiểm với việc phải cạnh tranh với các đối thủ có tên tuổi như Amazon. Hãng đã xây dựng một công cụ tìm kiếm riêng biệt, tổ chức quảng cáo online có liên kết tới các đường link bán lẻ trực tuyến…
Tuy nhiên, thật không may khi dịch vụ này chẳng thể nào khá khẩm lên được. Nó vẫn chỉ ở trong cái mác phiên bản Beta suốt từ ngày ra mắt năm 2001 đến khi dừng hoạt động năm 2009.
Google Wave
Đúng ra vẫn còn hơi sớm để phán xét sản phẩm này của Google, bởi lẽ nó còn chưa thực sự kết thúc. Song tương lai của Google Wave cũng chả có gì sáng sủa hơn những sự nghèo nàn đã qua.
Ý tưởng đằng sau công nghệ này là cung cấp một công cụ cộng tác và giao tiếp thời gian thực tích hợp trong trình duyệt web của người sử dụng. Nó cũng hỗ trợ các tính năng khá hay như cho phép các khách hàng liên lạc trực tiếp với nhau và có thể truyền tải file từ máy tính của mình.
Tuy nhiên, bất chấp sự nhiệt thành của Google và sự ủng hộ hết mình của fan hâm mộ, Wave vẫn chưa thể được đón nhận rộng rãi. Sau đó, tháng 8 năm 2010, Google tuyên bố sẽ không phát triển dịch vụ này nữa, cho dù vẫn duy trì nó đến cuối năm.
Video đang HOT
Google Video Player
Đây là nỗ lực của Google khi tấn công vào lĩnh vực video trực tuyến. Cũng là một minh chứng điển hình cho triết lý của hãng: “Nếu bạn không đánh bại được công ty nào đó, hãy mua nó”. Mặc dù Google vẫn tiếp tục duy trì dịch vụ video của mình sau khi mua Youtube năm 2006, song Youtube mới là nhân vật chính trên thị trường.
Sự thất bại này có thể đổ lỗi cho rất nhiều lý do, nhưng có một yếu tố chủ yếu là khách hàng không thể truyền tải nội dung video sang các thiết bị di động của họ. Cùng với đó là hệ thống tổ chức video nghèo nàn và sự rắc rối trong quy trình thanh toán.
Nói về vụ việc mua lại Youtube, giám đốc điều hành của Google Eric Schmidt cho hay: “Đội ngũ của Youtube đã xây dựng lên một nền tảng truyền thông mạnh mẽ và thú vị, bổ sung nhiệm vụ của Google để tổ chức thông tin của thế giới và khiến nó trở nên hữu ích hơn”.
Google Knol
Ý tưởng của Knol là xây dựng một phương thức cho những người sử dụng khác nhau cùng bán tán, tranh luận về các vấn đề của thế giới trên mọi lĩnh vực. Đây có lẽ là mục tiêu quá cao và đúng là kể từ khi ra mắt tháng 7 năm 2008, công cụ này vẫn còn là một mớ hỗn độn.
Có lẽ sẽ tốt hơn nếu những người dùng thực sự đọc các trang viết này. Song ngay cả với động cơ tìm kiếm thu nhập thông qua đóng góp các ý kiến, điều này cũng còn quá khó khăn. Nó hoàn toàn cho phép bạn viết bất cứ điều gì, trong bao lâu và dài bao nhiêu… Tuy nhiên lại không cung cấp một sự bảo đảm về doanh thu , và điều này đã khiến người ta e ngại khi tham gia.
Google Buzz
Màn lấn sân nữa của Google khi nó tham gia vào lĩnh vực mạng xã hội. Tuy vậy, phải nói rằng đây là một sự pha trộn không thật hợp lý. Vấn đề ở đây là Buzz hoạt động trên nền của Gmail, một dịch vụ vốn đã phải chịu khá nhiều chỉ trích từ phía người sử dụng.
Giao diện chính của Buzz không quá tệ, tuy nhiên các nhà cung cấp nội dung vẫn còn đang trong giai đoạn thăm dò, trong khi người dùng lại dè dặt với hy vọng vào một mạng xã hội năng động hơn. Có thể sẽ là quá sớm để nói về Buzz, nhưng có lẽ với mô hình hiện tại, thật khó để hy vọng nó có thể tiến được xa hơn.
Theo PLTP
Xem video trực tuyến không phải chờ load
Nếu thường xuyên theo dõi phim trực tuyến trên mạng thì chắc chắn "buffering" là điều bạn ghét nhất rồi.
Nếu là fan cuồng nhiệt của các video trên Youtube hay thường xuyên xem phim trực tuyến thì hẳn bạn sẽ rất khó chịu với hiện tượng tốc độ tải video không theo kịp tốc độ xem, mà cộng đồng mạng gọi là "buffering".
Trong trường hợp bạn muốn xem đoạn clip trên Youtube mà không bị giật hình, SpeedBit Video Accelerator sẽ có thể làm được điều ấy.
SpeedBit Video Accelerator là một phần mềm tăng tốc độ load phim bằng cách mà chương trình Download Accelerator Plus (một chương trình hỗ trợ download) đang sử dụng. Phương pháp này giúp các đoạn clip trên Youtube và hơn 100 trang xem trực tuyến khác chạy nhanh và ổn định hơn, giảm gần như không còn hiện tượng "buffering" hay đứt hẳn kết nối khi đang load.
Dù bạn dùng bất kì đường truyền cao thấp loại nào thì SpeedBit Video Accelerator đều hỗ trợ cải thiện tốc độ load phim nhờ cơ chế tải dữ liệu bằng nhiều luồng từ server của Speedbit thay cho hình thứctải thẳng về máy bằng 1 luồng từ Youtube.
Chương trình tương thích đầy đủ các trình duyệt Internet Explorer, Firefox, Google Chrome, Opera, Netscape, Flock và nhiều trình duyệt khác nữa. Các bạn có thể tải Speedbit Video Accelerator tại đây.
Speedbit Video Accelerator có 2 phiên bản là miễn phí và trả phí. Với bản miễn phí, bạn có thể tăng tốc được các đoạn video ở chuẩn SD thông thường, còn với bản Premium thì người dùngsẽ tăng tốc được cả các đoạn phim chuẩn chất lượng cao (HD) trên Youtube.
Theo như thử nghiệm thực tế thì SpeedBit Video Accelerator cho phép load nhanh gấp 3 đến 4 lần cách tải thông thường.
Nếu tạm hài lòng với các đoạn phim chuẩn SD trung bình thì bạn có thể tạm quên đi khái niệm đáng ghét mang tên"buffering" rồi đấy.
Theo GameK
Showmatch MYM vs LOST: Trận đấu của những gã khổng lồ Trận đấu giữa MYM và Lost.ru sẽ được diễn ra vào lúc 1h sáng ngày 30 tháng 8 với phiên bản DotA mới nhất: DotA 6.68c. 4 hero mới sẽ được quyền pick cho nên các bạn không nên bỏ lỡ màn trình diễn của các game thủ mà mình yêu thích điều khiển Io hay Thrall. Các bạn có thể xem trực...