Google và Apple cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ scandal của Facebook
Sau vụ bê bối để lộ hàng chục triệu hồ sơ người dùng Facebook, hàng loạt các công ty công nghệ khác cũng đều bị thắt chặt hơn về tính bảo mật.
Hiện nay, sự chú ý của giới công nghệ đều tập trung vào vụ bê bối rò rỉ dữ liệu Facebook – Cambridge. Các chuyên gia cho hay sự kiện này có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều các công ty công nghệ ngay cả khi họ không phạm lỗi như Facebook. Các công ty công nghệ cao như Apple, Alphabet Google, Amazon có thể sẽ phải đối mặt với các quy định chặt chẽ hơn trên toàn cầu về cách thu thập và sử dụng tất cả dữ liệu khách hàng mà họ nhận được.
Hôm qua, đồng sáng lập Christopher Wylie của công ty phân tích Cambridge Analytica cho biết, số lượng hồ sơ Facebook được sử dụng trái phép bởi công ty này có thể cao hơn con số hiện tại là 87 triệu.
Sự cố của Facebook khiến hàng loạt các công ty khác bị ảnh hưởng.
Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Facebook – Mark Zuckerberg dự kiến sẽ phải tới Quốc hội và Thượng viện Mỹ trong tuần này. Nhiều khả năng, trong thời gian tới, các đạo luật mới sẽ được đưa ra, thắt chặt hơn các quy định với các công ty công nghệ thường xuyên thu thập dữ liệu từ công chúng.
Video đang HOT
Vào hôm thứ Sáu vừa qua, Facebook cho biết họ đã thông qua luật hiện hành bao gồm quảng cáo bầu cử trên đài truyền hình và radio và mở rộng các quy định này ra quảng cáo internet và quảng cáo số. Luật này mang tên “Đạo luật Quảng cáo Trung thực.”
Facebook phát triển với tốc độ chóng mặt hơn nhiều công ty công nghệ khác.
Việc sử dụng hồ sơ của người dùng Facebook mà không có sự cho phép của họ đã vi phạm bản thỏa thuận mà Facebook đã ký kết với Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) vào năm 2011. Bộ trưởng Tư pháp bang Missouri cho biết muốn Facebook tiết lộ chiến dịch chính trị nào đã trả tiền để mua số hồ sơ dữ liệu của người dùng. Quốc hội Mỹ cũng được cho là đang tham khảo mức phạt của châu Âu về Các Quy định về Bảo vệ Dữ liệu Tổng thể (GDPR) đã có hiệu lực từ ngày 25/05/2016.
GDPR đặt một hình phạt tài chính khá cao lên các công ty không bảo vệ dữ liệu cá nhân hoặc không ngăn chặn trẻ em xem nội dung không phù hợp với lứa tuổi. Mức phạt có thể lên tới 4% doanh thu toàn cầu của công ty. Ước tính, tỷ lệ này có thể tương đương với 1,6 tỷ USD dành cho Facebook trong tổng doanh thu năm 2017 của hãng.
Sự bảo vệ của GDPR bao gồm tất cả các công dân EU ở mọi nơi họ sinh sống hoặc đi du lịch. Điều này buộc các công ty toàn cầu như Apple, Google và Amazon phải hết sức thận trọng khi xử lý dữ liệu người dùng. Thậm chí, GDPR còn có thể áp dụng trên toàn thế giới thay vì chỉ ở EU. Hiện Facebook đang làm mọi việc để bảo vệ người dùng với nhiều quy định mới. Tất cả người dùng và giới công nghệ đều đang mong đợi các công ty khác (có thu thập dữ liệu cá nhân người dùng) có thể làm theo Quy định GPPR.
Theo Danviet.vn
Thêm một công ty vào danh sách đen của Facebook vì thu thập dữ liệu người dùng
Gã khổng lồ mạng xã hội đã có biện pháp mạnh tay nhắm vào một công ty phân tích dữ liệu mới sau bê bối Cambridge Analytica (CA).
Đầu tuần này, COO Facebook Sheryl Sandberg cho biết công ty cô đang tìm kiếm các công ty phân tích dữ liệu vi phạm chính sách của hãng, và cái tên tiếp theo sau CA chính là AggregateIQ - một công ty phân tích và quảng cáo của Canada. Facebook cáo buộc công ty này có liên kết với công ty mẹ của CA gọi là SCL.
Facebook đang trong quá trình sàng lọc các công ty quảng cáo sử dụng sai dữ liệu người dùng.
Facebook cho biết: "Theo các báo cáo gần đây thì AggregateIQ có thể được liên kết với SCL, và do đó có thể chứa dữ liệu người dùng Facebook. Vì vậy chúng tôi đã thêm họ vào danh sách các thực thể mà chúng tôi tạm ngưng khỏi nền tảng của mình trong quá trình điều tra".
Đại diện của AggregateIQ đã không trả lời yêu cầu bình luận, tuy nhiên trên trang web của mình, AggregateIQ nói rằng công ty không có liên kết với Cambridge Analytica hay SCL, và rằng công ty không bao giờ có quyền truy cập vào hồ sơ người dùng bị rò rỉ như báo cáo.
Như đã biết, động thái này là một phần trong một loạt những nỗ lực của Facebook sau khi họ phát hiện mất quyền kiểm soát thông tin của hàng triệu người dùng dẫn đến những ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử trên toàn thế giới.
Vụ tai tiếng lan rộng đã khiến làn sóng phản ứng dữ dội không chỉ ở người dùng mà nhiều cơ quan chính phủ, thậm chí còn có những người đã xóa bỏ tài khoản Facebook của mình như CEO Elon Musk của Tesla và SpaceX. CEO Mark Zuckerberg cũng cho biết công ty ông đã không lường trước được các công ty độc hại lạm dụng dịch vụ của mình theo cách này.
AggregateIQ là cái tên vừa bị Facebook đưa vào danh sách nghi vấn.
Theo cáo buộc, AggregateIQ đã liên quan đến cuộc bỏ phiếu Brexit thành công để Anh rời khỏi liên minh châu Âu - EU. Động thái của Facebook đối với công ty Canada xảy ra trước khi ông Zuckerberg có phiên điều trần trước các nhà lập pháp tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ liên quan đến bê bối rò rỉ dữ liệu mới đây.
Theo Danviet.vn
Giữa scandal, Facebook có phát kiến mới để hạn chế gian lận bầu cử Facebook vẫn đang cố phục hồi từ vụ bê bối Cambridge Analytica mà mới đây là sự thay đổi về cách công ty dự định xử lý vấn đề nóng. Cụ thể, bất kỳ nhà quảng cáo nào quan tâm đến việc đăng một quảng cáo về chủ đề nóng như kiểm soát súng đạn hoặc phá thai sẽ cần phải được xác...