Google và Apple bắt tay ra mắt công nghệ cảnh báo lây nhiễm Covid-19
Hai đối thủ lớn cùng bắt tay để điện thoại Android và iOS làm việc suôn sẻ với nhau trong công cuộc phòng dịch Covid-19.
Google và Apple, hai công ty được xem là đối thủ của nhau, vừa chính thức cùng tung ra công nghệ Thông báo Lây nhiễm (Esposure Notification), giúp các máy Android và iOS kết nối suôn sẻ với nhau trong nỗ lực phòng tránh Covid-19 của các chính phủ.
Hai công ty sẽ cung cấp API cho các tổ chức y tế chính thức của các quốc gia, nhằm giúp họ xây dựng mới hay cập nhật công nghệ này vào phần mềm theo dõi lây lan dịch bệnh có sẵn.
Google và Apple lần đầu bắt tay nhau trong công cuộc phòng chống Covid-19 toàn cầu.
Những người có cài đặt ứng dụng sử dụng công nghệ Thông báo Lây nhiễm này sẽ nhận được thông báo nếu họ tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, tất nhiên bệnh nhân Covid-19 này cũng phải cài đặt ứng dụng và khai báo nhiễm bệnh.
Công cụ này sử dụng kết nối Bluetooth để các điện thoại kết nối với nhau. Do cùng được phát triển bởi Google và Apple nên nó được cho là sẽ giúp các điện thoại Android và iOS giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.
Trong sự kiện được hai công ty đồng tổ chức trực tuyến hôm nay 21/5, người đại diện của hai công ty cho biết trong giai đoạn Covid-19 diễn ra, họ thường xuyên nhận được các yêu cầu hỗ trợ do có sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình các công ty, tổ chức xây dựng ứng dụng theo dõi dịch bệnh.
Cụ thể, lỗi kỹ thuật thường xảy ra nhất là hai điện thoại dùng Android và iOS không kết nối với nhau suôn sẻ. Thứ hai, việc kết nối thường xuyên giữa các điện thoại có thể gây hao pin điện thoại. Ngoài ra, việc mỗi quốc gia xây dựng một ứng dụng khác nhau khiến các ứng dụng này không giao tiếp được với nhau, nên người dùng quốc gia này sẽ không nhận biết được có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh ở quốc gia khác hay không, trong trường hợp họ đi du lịch hay công tác nước ngoài.
Video đang HOT
Thêm vào đó, vị đại diện cho rằng một ứng dụng càng có nhiều người dùng thì độ chính xác và dữ liệu phòng dịch sẽ tăng lên.
Cả Google và Apple đều cho rằng cú bắt tay giữa họ sẽ giải quyết được các vấn đề nêu trên. API này là kết quả làm việc của đội ngũ kỹ sư của cả hai công ty, do đó đảm bảo tính tương thích hệ thống nội bộ lẫn tương thích chéo giữa hai nền tảng smartphone lớn nhất hiện tại.
Hai công ty cho biết thông tin của người dùng sẽ được mã hoá, để người dùng khác hay cả Google và Apple đều không nắm được.
Dù vậy, họ cũng khẳng định API này là một công cụ bổ sung vào ứng dụng hiện tại do các quốc gia phát triển, không phải một công cụ để thay thế các ứng dụng hiện tại. Do đó, có thể hiểu rằng mỗi tổ chức y tế của từng quốc gia có thể tự xây dựng các tính năng, giao diện cho riêng mình.
Hiện tại, theo Google và Apple, có 22 quốc gia đang yêu cầu sử dụng bộ API nói trên, và có thể tăng lên trong thời gian tới. Bộ API hiện chỉ được cung cấp cho tổ chức y tế của các chính phủ, chưa cung cấp rộng rãi cho đối tượng khác.
Tiếc nuối lớn nhất của Samsung
Không nhìn thấy tiềm năng phát triển của Android, Samsung đã đánh mất cơ hội mua lại hệ điều hành của Andy Rubin vào tay Google.
Trong cuốn sách mang tựa đề Dogfight: How Apple and Google Went to War and Started a Revolution (tạm dịch: Apple và Google đã chiến đấu và bắt đầu một cuộc cách mạng như thế nào), tác giả Fred Vogelstein đã tiết lộ những gì xảy ra trong cuộc họp giữa đại diện của Android và Samsung vào cuối năm 2004 tại Seoul.
"Cha đẻ Android" từng bị Samsung cười nhạo
Vào thời điểm đó, trong căn phòng với đầy đủ ban giám đốc điều hành Samsung, Andy Rubin đã trình bày kế hoạch phát triển và tầm nhìn tương lai cho "đứa con tinh thần" của mình và những gì ông nhận lại được là sự chê cười. Samsung coi kế hoạch đưa Android trở thành một sản phẩm phổ thông, cho mọi người là một trò đùa.
Android từng bị Samsung cười nhạo, cho là khó có khả năng phát triển.
"Anh định tạo ra thứ này cùng với ai nào? Các anh có 6 người? Anh đủ tỉnh táo chứ", một vị lãnh đạo của Samsung hỏi vặn.
"Họ cười nhạo tôi khi ra khỏi phòng họp", Andy Rubin nhớ lại những gì mình đã trải qua.
Chẳng bao lâu sau cuộc họp với Samsung, vào tháng 7/2005 Android được Google mua lại với giá 50 triệu USD và Rubin được thuê nắm giữ vị trí Phó chủ tịch cấp cao mảng nội dung di động và kỹ thuật số.
Điều ngạc nhiên là ngay sau đó, ban lãnh đạo Samsung dường như cảm thấy mình đã phạm sai lầm. Họ cố gắng liên lạc và sắp xếp một cuộc hẹn với Rubin nhằm thảo luận về chủ đề "thú vị" mà anh đã giới thiệu trong cuộc họp ở Seoul, chỉ một ngày sau khi thông tin Google mua lại được công bố. Tuy nhiên, mọi thứ đã quá muộn.
Mặc dù không sở hữu Android, Samsung vẫn là hãng smartphone Android số một thế giới.
Android giờ đây là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới, là phần mềm nền tảng cho hơn 2,5 tỷ thiết bị hoạt động. Hơn 80% smartphone toàn cầu sử dụng Android. Với những thành quả đó, Samsung có lẽ đã phạm một sai lầm rất lớn.
Nhờ sự hỗ trợ phát triển và tiếp thị của Google, thế giới smartphone đã thay đổi và mang lại cơ hội tăng doanh số cho những công ty công nghệ lớn như Samsung. Trước khi Android trở thành một đối thủ lớn, danh hiệu "ông hoàng" smartphone vẫn thuộc về Nokia với hệ điều hành Symbian. Với Android, Samsung đã dễ dàng soán ngôi của Nokia vào năm 2012 và trở thành công ty đứng đầu thế giới về điện thoại thông minh cho đến tận ngày nay.
Lịch sử không có chữ "nếu"
Nếu Android rơi vào tay Samsung, mọi thứ có thể sẽ hoàn toàn khác. Việc Google biến Android thành một câu chuyện "cổ tích" thành công, không có nghĩa Samsung có khả năng làm được như vậy.
Rất có thể Samsung sẽ chỉ sử dụng hệ điều hành Android trên các dòng điện thoại của mình hoặc cấp phép sử dụng cho các nhà sản xuất sẵn sàng trả phí, thay vì sẵn sàng cung cấp miễn phí để phát triển dịch vụ như Google.
Cả hai chiến lược này nếu xảy ra sẽ cản trở bước tiến của Android. Các nhà phát triển cũng sẽ ít quan tâm hơn đến việc tạo các ứng dụng trên hệ điều hành vì sẽ không có nhiều sản phẩm điện thoại có cơ hội sử dụng nền tảng này. Một thị trường nhỏ hơn đồng nghĩa với khả năng kiếm tiền từ các ứng dụng và trò chơi sẽ thấp hơn.
Nếu ngày ấy mua Android chứ không để tuột vào tay Google, có thể Samsung sẽ không làm được những thành công như hôm nay.
Điều này rất có thể sẽ mở ra cơ hội lớn cho những đối thủ cạnh tranh khác như Windows Mobile của Microsoft hay Symbian của Nokia, khiến Android đánh mất khả năng thống trị thị trường hệ điều hành số như ngày nay.
Tuy nhiên, tất cả chỉ dựa vào suy đoán, chúng ta không thể biết được tương lai của Android nếu được Samsung mua lại năm 2004. Chỉ có thể suy đoán rằng nhiều khả năng Samsung sẽ không sử dụng chiến lược phát triển như Google.
Nếu Samsung mua lại Android, thị trường smartphone ngày nay có lẽ đã rẽ sang một hướng đi khác mà chúng ta không ngờ tới, và, rất có thể, gã khổng lồ công nghệ Samsung sẽ không có cơ hội để đứng vào vị trí hiện tại.
EU tìm kiếm bằng chứng để kiềm chế các hãng công nghệ Mỹ Facebook và Google có thể phải đối mặt với các quy tắc cứng rắn khi giới quản lý của Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách hạn chế vài trò "người gác cổng" trên internet của các công ty công nghệ Mỹ. Ảnh: Reuters Theo Reuters, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đang xem xét luật chống lại các nền tảng...