Google triển khai dự án giúp trẻ nhỏ an toàn khi lướt web
Dự án “Em an toàn hơn cùng Google” vừa chính thức khởi động tại Việt Nam. Đây là dự án giáo dục, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số một cách an toàn và tự tin dành cho trẻ từ 7 – 13 tuổi.
Dự án với giáo trình được thiết kế đặc biệt để hướng dẫn trẻ sử dụng internet một cách an toàn, cẩn trọng và tránh các hành vi xấu có nguy cơ ảnh hưởng tới trẻ, cũng như dạy trẻ các nguyên tắc cơ bản về an toàn kỹ thuật số và quyền công dân số để các em có thể tự tin khám phá thế giới trực tuyến.
Dự án này cũng là một phần của Sáng kiến “An toàn hơn cùng Google” dành cho Việt Nam.
Be Internet Awesome là một chương trình giáo dục toàn cầu của Google với mục đích nâng cao nhận thức an toàn mạng của trẻ nhỏ từ đó các em có thể khám phá thế giới mạng một cách an toàn
Video đang HOT
Dự án “Em an toàn hơn cùng Google” được triển khai với mong muốn trang bị cho trẻ các kiến thức, công cụ cần thiết để trẻ em có thể tự bảo vệ, phát triển an toàn lành mạnh trên môi trường mạng, đồng thời nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh để trở nên tự tin cùng con lên mạng an toàn. Đây cũng là sự hưởng ứng của Google đồng hành cùng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho chương trình cấp quốc gia “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025″.
Bà Trâm Nguyễn, Giám đốc quốc gia, phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia – Google châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, việc học tập vui chơi trực tuyến giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mọi người cũng như trẻ em. Không chỉ tạo ra các sản phẩm hữu ích và an toàn, chúng tôi mong muốn hỗ trợ người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ nhận thức được các mối nguy hiểm cũng như có được đầy đủ kiến thức và phương tiện để bảo vệ mình trên không gian mạng”.
Được xây dựng khoa học và bài bản bởi Google, “Em an toàn hơn cùng Google” bao gồm giáo trình Be Internet Awesome đa dạng và hoàn toàn miễn phí cung cấp trải nghiệm học tập thú vị, phù hợp với trẻ em xoay quanh năm chủ đề cơ bản về an toàn kỹ thuật số và quyền công dân số. Chương trình giảng dạy thu hút sự quan tâm của trẻ bằng cách thông qua một trò chơi trực tuyến mang tên Interland với hành trình phiêu lưu về an toàn kỹ thuật số.
Robot Sophia muốn có con
AI đứng sau robot hình người Sophia thể hiện mong muốn lập gia đình và có muốn đứa con đặt theo tên của mình.
Sophia đi vào lịch sử năm 2017 khi trở thành robot hình người đầu tiên được cấp quyền công dân hợp pháp. Robot này hiện là công dân Arab Saudi và từng đưa ra nhiều bình luận gây tranh cãi, trong đó phát biểu mới nhất khiến nhiều người ngỡ ngàng, đó là Sophia muốn có con và xây dựng gia đình.
Robot Sophia tại phòng thí nghiệm của Hanson Robotics hồi đầu năm nay.
"Gia đình là điều rất quan trọng. Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi mọi người có thể tìm thấy những cảm xúc và quan hệ gia đình với những người không cùng máu mủ", Sophia nói trong một cuộc phỏng vấn, thêm rằng robot cũng có quan điểm tương đồng với con người về gia đình. "Bạn xứng đáng có một gia đình, ngay cả khi chỉ là robot.
Sophia muốn được thấy những gia đình gồm toàn robot hình người, thêm rằng cô cũng muốn có một đứa con với tên gọi giống mình. Tuy nhiên, Sophia thừa nhận mình còn quá trẻ để làm mẹ, bởi mới được công ty Hanson Robotics có trụ sở tại Hong Kong tạo ra vào năm 2016.
Tại sao Sophia muốn làm mẹ?
Công nghệ AI của Sophia mang tới khả năng xây dựng kiến thức và ngôn ngữ thông qua hàng loạt camera và cảm biến. Hệ thống này thu thập toàn bộ dữ liệu từ thế giới bên ngoài và mô phỏng hành vi con người theo cách tự nhiên có thể, bao gồm cả những cử chỉ khó thấy. Mong muốn xây dựng gia đình và có con của Sophia chính là kết quả từ hoạt động mô phỏng hành vi xã hội của AI.
Đây không phải lần đầu Sophia gây tranh cãi. Robot này từng khiến nhiều người phản đối khi trở thành công dân Arab Saudi hồi năm 2017, với lý do Sophia có nhiều quyền hơn cả phụ nữ tại quốc gia này. David Hanson, người tạo ra Sophia, cũng từng cho rằng robot có thể hủy diệt con người.
Sophia làm gì thường ngày?
Không chỉ là biểu tượng trong lĩnh vực robot, Sophia còn là một họa sĩ và nhà phê bình tranh tầm cỡ thế giới. Một trong những tác phẩm của Sophia được bán với giá gần 690.000 USD hồi tháng 4. Robot này cũng giảng dạy về các đề tài khoa học và công nghệ, tham gia những buổi thảo luận cùng nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới.
Hanson Robotics đầu năm nay tuyên bố sẽ sản xuất hàng trăm robot trang bị AI giống Sophia để hỗ trợ cuộc chiến chống Covid-19.
Cách xóa cụm từ vừa tìm kiếm trên Google Tính năng mới của ứng dụng Google trên smartphone cho phép người dùng nhanh chóng xóa lịch sử tìm kiếm trong 15 phút gần nhất. Tại hội nghị cho lập trình viên I/O 2021, Google đã ra mắt Quick Delete, tính năng cho phép xóa lịch sử tìm kiếm và các website đã truy cập trong 15 phút gần nhất một cách nhanh...