Google triển khai chiến dịch chống tin giả tại châu Âu
Jigsaw, công ty con của tập đoàn công nghệ Google, sẽ phát động một chiến dịch chống thông tin sai lệch về người tị nạn Ukraine vào tuần tới tại Ba Lan, Slovakia và CH Séc dựa trên nghiên cứu của các nhà tâm lý học đến từ 2 trường đại học của Anh.
Biểu tượng của Google trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Làm việc với Jigsaw, các nhà tâm lý học của Đại học Cambridge và Đại học Bristol, đã sản xuất các video clip dài 90 giây nhằm cảnh báo mọi người về những nội dung độc hại trên các phương tiện truyền thông xã hội liên quan tới những người tị nạn Ukraine.
Video đang HOT
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên 7 cuộc thử nghiệm, trong đó có cuộc thử nghiệm đối với một nhóm người Mỹ trên 18 tuổi thường xem tin chính trị trên YouTube. Khoảng 5,4 triệu lượt người Mỹ xem video clip này trên YouTube, với gần 1 triệu lượt người trong số này xem trong ít nhất là 30 giây.
Chiến dịch này, được thực hiện với sự hợp tác của các tổ chức phi chính phủ địa phương, các học giả và chuyên gia nghiên cứu về tin giả, nhằm xây dựng khả năng đối phó với những tin bài đăng tải thông tin không chính xác về người tị nạn
Nạn phát tán tin giả và tin sai lệch tại Mỹ và châu Âu trên các nền tảng truyền thông xã hội đã buộc nhiều chính phủ đề ra các luật mới nhằm ngăn chặn tin giả. Ba Lan nằm trong số những nước được Jigsaw chọn là nơi triển khai chiến dịch này vì nước này đón nhiều người tị nạn từ Ukraine nhất.
Theo kế hoạch, chiến dịch chống tin giả của Google sẽ kéo dài 1 tháng tại 3 nước trên.
Google bị khiếu nại do tự ý gửi thư quảng cáo đến người dùng
Google bị cáo buộc tự ý gửi trực tiếp những tin nhắn quảng cáo vào hộp thư điện tử của người dùng.
Ngày 24/8, nhóm vận động chính sách noyb.eu (Áo) cho biết, nhóm này cùng với Cơ quan Giám sát quyền riêng tư dữ liệu (CNIL - Pháp) đã đệ đơn khiếu nại Google xâm phạm quyền lợi người dùng. Lý do được cho là Google tự ý gửi trực tiếp những tin nhắn quảng cáo vào hộp thư điện tử của người dùng.
Nhóm noyb.eu dẫn phán quyết của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (CJUE) năm 2021 cho rằng, Google - công ty con của tập đoàn Alphabet - nên tham khảo ý kiến người dùng trước khi gửi những tin nhắn tiếp thị vào hộp thư điện tử.
Quảng cáo Google thoạt nhìn là quảng cáo thông thường nhưng tin nhắn quảng cáo của Google có chữ "Ad" màu xanh lá cây ở phía bên trái, dưới tiêu đề của thư điện tử. Hiện CNIL và Google vẫn chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên.
Đầu năm nay, CNIL - một trong những cơ quan có dữ liệu bảo mật lớn nhất châu Âu - đã phạt Google số tiền kỷ lục lên tới 150 triệu Euro (khoảng 169 triệu USD) vì khiến người dùng Internet khó từ chối các tệp theo dõi trực tuyến được gọi là cookie.
Cách đây không lâu, Google đã đồng ý nộp hơn 43 triệu USD tiền phạt do lừa dối người dùng tại Australia nhằm thu thập thông tin dữ liệu trái phép. Số tiền phạt này dựa trên thỏa thuận giữa Google với Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC).
Ngoài ra, gã khổng lồ tìm kiếm còn đối mặt với nhiều vụ kiện liên quan chống độc quyền trong hàng loạt dịch vụ, từ thúc đẩy các nhà sản xuất điện thoại sử dụng ứng dụng của hãng đến can thiệp vào kết quả tìm kiếm nhằm giành ưu thế cho dịch vụ mua sắm riêng.
Hồi tháng 2/2022, công ty cung cấp dịch vụ so sánh giá cả PriceRunner của Thụy Điển đã kiện Google đòi bồi thường 2,1 tỷ Euro (khoảng 2,2 tỷ USD) khi cho rằng Goolge đã không điều chỉnh hành vi phi cạnh tranh mặc dù đã bị phạt tới 2,42 tỷ Euro (khoảng 2,56 tỷ USD) vào năm 2017 do thiên vị cho dịch vụ mua sắm so sánh giá cả của hãng này.
Khởi động chiến dịch Hello Korea trên nền tảng TikTok Ngày 20/8, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam đã chính thức Khởi động chiến dịch Hello Korea trên nền tảng TikTok. Từ ngày 1/6/2022, sau khi chính thức cấp lại thị thực (visa) du lịch cho du khách quốc tế, Hàn Quốc đã và đang liên tục đón những đợt khách du lịch đến xứ...