Google trả hơn 1 tỉ USD dàn xếp điều tra gian lận thuế ở Pháp
Google cùng nhiều công ty công nghệ khác của Mỹ được cho là đã khai thác lỗ hổng trong luật thuế quốc tế để báo cáo hầu hết doanh số bán hàng của họ ở Ireland, từ đó đóng thuế ít ở các nước châu Âu khác.
CEO Google Sundar Pichai tại một buổi chia sẻ tại California vào ngày 7.5
Theo CNBC, Google đã đồng ý chi 500 triệu euro (khoảng 550 triệu USD) tại Pháp vì liên quan đến một cuộc điều tra gian lận tài chính.
Các công tố viên tài chính Pháp đã mở điều tra nhắm vào những giao dịch thuế của Google vào bốn năm trước. Họ muốn dò ra liệu gã khổng lồ công nghệ có đang trốn thuế hay không thông qua việc không khai báo đầy đủ hoạt động của công ty tại nước này.
Được biết, Google đặt trụ sở châu Âu của họ tại Dublin, Ireland và nhân viên tại đây ký kết tất cả hợp đồng kinh doanh.
Phát ngôn viên của công ty nói: “Thỏa thuận bao gồm khoản thanh toán 500 triệu euro do một tòa án Pháp ra lệnh, đi cùng khoản tiền thuế trị giá 456 triệu euro (khoảng 514 triệu USD) mà chúng tôi chấp nhận trả. Thực ra, số tiền trên đã được ghi nhận đầy đủ trong kết quả tài chính trước đó. Chúng tôi tiếp tục tin rằng việc phối hợp để cải cách hệ thống thuế quốc tế chính là cách tốt nhất để mang đến khuôn khổ hoạt động rõ ràng cho những công ty có tầm hoạt động toàn cầu.”.
Người này cũng cho biết thỏa thuận trên đã giải quyết triệt để vấn đề thuế và tranh chấp liên quan vốn “diễn ra trong nhiều năm”.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Vì sao Facebook và Google lại có chiến lược khác nhau về bảo vệ người dùng?
CEO của Facebook, ông Mark Zuckerberg cho rằng: 'Tương lai ngành công nghệ là bảo vệ quyền riêng tư'. Còn CEO Google, ông Sundar Pichai khẳng định: 'Bảo vệ quyền riêng tư phải thực hiện từ ngay bây giờ'.
CEO của Facebook Mark Zuckerberg và CEO của Google Sundar Pichai
Hai gã khổng lồ về công nghệ đều nhắc đến vấn đề bảo vệ dữ liệu người dùng. Tuy nhiên, các bản cập nhật của Facebook chủ yếu còn mơ hồ, thiếu định hướng. Trong khi đó, Google đã vượt lên với các bản demo sẵn sàng đi vào sử dụng.
Chiến lược khác nhau
Đối với Facebook, quyền riêng tư được nhắc đến như một cách để làm tăng sự tự tin, yên tâm khi chia sẻ hình ảnh, ngăn chặn viêc sử dụng và bóp méo sự thật. Còn tư tưởng của Google đã nhất quán, rằng quyền riêng tư là chức năng, đi đôi với xử lý dữ liệu trên thiết bị, đảm bảo các tính năng nhanh hơn và có thể truy cập rộng rãi hơn.
Mọi người đều mong muốn được bảo đảm quyền riêng tư chặt chẽ hơn trên các nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, lời hứa và hành động khác nhau hoàn toàn. Người dùng xứng đáng được trải nghiệm những cải thiện ưu việt hơn trên một nền tảng thống nhất, hiệu quả, chứ không phải các tiện ích bổ sung và quảng cáo hiển thị ngay lập tức mà chẳng ai mong chờ.
Facebook đã hứa và làm gì?
CEO Facebook: "Tương lai ngành công nghệ là bảo vệ quyền riêng tư."
CEO Facebook đã nhiều lần nhắc đến quyền riêng tư "mang lại tự do cho chúng ta", bằng cách mô tả hệ thống lưu trữ dữ liệu chung chung của mình. Ông cũng từng đề cập đến việc mã hóa Messenger và Instagram. Tuy nhiên, kể từ khi đề cập đến nay, Facebook vẫn chỉ im lặng, chưa công khai bất cứ hành động nào để thực hiện lời hứa đó.
Tất cả những gì người dùng nhận được như là một trò đùa vụng về của ông chủ Facebook. Điều mà đáng lẽ phải được nghiêm túc thực hiện ngay từ đầu. Không chỉ vậy, bê bối bảo mật khi ra mắt Beacon năm 2007, công cụ cho phép các nhà quảng cáo tiếp tục theo dõi hoạt động của người dùng dù họ đã đăng xuất. Khi đó, Facebook đã âm thầm chuyển tiếp hoạt động với các trang thương mại điện tử và website bên ngoài tới bạn bè của bạn. Sau 12 năm, với lời hứa hẹn cải thiện lại là những vụ bê bối và xin lỗi khác. Bê bối Cambridge Analytica đã gây chấn động toàn thế giới. Nhưng án phạt 5 tỷ USD và sự "im ắng" của Facebook sau bê bối đó chỉ có thể chứng minh một điều "bảo mật trong tương lai" dường như quá xa vời.
Google hứa gì và làm gì?
CEO Google: "Bảo vệ quyền riêng tư phải thực hiện từ ngay bây giờ."
Tại chuỗi hội nghị Google's I/O, chúng ta đã thấy các bản demo từ ông Pichai để đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật cho người dùng, cùng lời khẳng định: "Chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa để luôn đi trước sự mong đợi liên tục phát triển của người dùng." Thay vì chờ đợi để tụt lại phía sau những yêu cầu của người dùng về quyền riêng tư, Google đã liên tục nghiên cứu trong suốt thập kỷ qua. Bước đi đầu tiên chính là chế độ ẩn danh trên Chrome. Hãng này cũng thay đổi cách sử dụng nội dung Gmail trong hoạt động nhắm mục tiêu quảng cáo, nhằm hạn chế các nhà phát triển truy cập vào thư điện tử của người dùng.
So với Facebook, Google đã có nhiều tiến bộ hơn về quyền riêng tư trong các bản cập nhật sau này. Google còn ra mắt tính năng sử dụng thiết bị Android làm khóa bảo mật vật lý, hay tính năng tự động xóa hoạt động web và ứng dụng của bạn sau 3 hoặc 18 tháng.
Đồng thời, Google cũng cam kết về quyền riêng tư khi sử dụng sản phẩm của Google, nêu chi tiết chính xác cách họ sử dụng dữ liệu của bạn và quyền kiểm soát của bạn đối với điều đó. Ví dụ: Nest Home Max mới thực hiện tất cả xử lý Face Match trên thiết bị của mình để dữ liệu nhận dạng khuôn mặt không được gửi đến Google.
Hệ điều hành Android Q 10 hiện nay cũng cũng được trang bị gần 50 tính năng bảo mật và quyền riêng tư mới, như hỗ trợ TLS 1.3 và thay đổi ngẫu nhiên địa chỉ Mac. Tính năng trợ lý Google ngày nay sẽ được bảo vệ tốt hơn. Khi Google kết hợp và thu nhỏ các mô hình cồng kềnh xuống còn chỉ nửa gigabyte - đủ nhỏ để tích hợp vào các thiết bị di động, điều này không chỉ đảm bảo quyền riêng tư, mà còn tăng khả năng điều hướng điện thoại bằng giọng nói, nhanh hơn cả cảm ứng. Sự riêng tư và tiện ích đều được đảm bảo.
Khi Google thông báo về những ứng dung, tính năng bảo đảm quyền riêng tư sắp phát hành, đây là một động thái có ý nghĩa và đáng kỳ vọng. CEO Google không hứa hẹn mà sử dụng chính sản phẩm của mình để nói lên tất cả. Và đặc biệt đó không phải là câu chuyện của ngày mai.
Đối với vấn đề quyền riêng tư, người dùng cần những hành động, chứ không phải lời hứa suông!!!
Theo viet times
CEO Google: 'YouTube quá lớn, không thể kiểm soát hoàn toàn' CEO Google Sundar Pichai thừa nhận khó kiểm soát và lọc nội dung độc hại trên nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới. Gần đây, YouTube bị chỉ trích nặng nền vì để lọt nội dung xấu độc, ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng, bất chấp các nỗ lực tăng cường kiểm duyệt. Trong cuộc phỏng vấn trên CNN hôm...