Google tổng hợp tác động của Covid-19 tại 131 quốc gia
Các dữ liệu đang được tận dụng để giúp khắc phục tác động của Covid-19 trên toàn thế giới. Đóng góp của Google là sử dụng lịch sử vị trí người dùng để định lượng tác động của Covid-19 bằng một dạng biểu đồ.
Google đánh giá tác động của Covid-19 bằng lịch sử vị trí người dùng di động
Theo Reuters, mục tiêu của việc tổng hợp này nhằm giúp các nước có cái nhìn tốt hơn về sự thay đổi xã hội và giúp các tổ chức y tế ứng phó tốt hơn với đại dịch. Dữ liệu cũng nhấn mạnh một số thách thức chính quyền phải đối mặt trong việc ngăn cách mọi người.
Google đã công bố báo cáo cho 131 quốc gia với các biểu đồ so sánh lưu lượng truy cập từ ngày 16.2 đến ngày 29.3, về các địa điểm bán lẻ và giải trí, trạm xe lửa và xe buýt, cửa hàng tạp hóa và nơi làm việc với thời gian năm tuần vào đầu năm nay.
Video đang HOT
Ý và Tây Ban Nha, hai trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, cả hai đều có sự sụt giảm tại các địa điểm bán lẻ và giải trí như nhà hàng và rạp chiếu phim tới 94%. Vương quốc Anh, Pháp và Philippines đã giảm hơn 80% trong khi Ấn Độ cũng đáng chú ý ở mức 77%.
Google cho biết họ đã xuất bản các báo cáo để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào về những gì công ty cung cấp cho chính quyền, do cuộc tranh luận toàn cầu đã nổi lên về việc cân bằng theo dõi vị trí xâm lấn quyền riêng tư với nhu cầu ngăn chặn dịch bệnh bùng phát thêm.
Đức Thế
Google, Amazon và Apple hợp tác phát triển chuẩn kết nối nhà thông minh mới
Google, Amazon, Apple và các công ty công nghệ khác đang bắt tay hợp tác nhằm phát triển một chuẩn kết nối nhà thông minh, giúp cho phần mềm và thiết bị có thể hoạt động với nhau một cách dễ dàng hơn trong hệ sinh thái smart home.
Nhóm đặt tên cho dự án này là Connected Home Over IP và được điều hành bởi Zigbee Alliance - một liên minh các công ty phát triển và duy trì chuẩn ZigBee. Chuẩn ZigBee này cho phép các thiết bị (như công tắc đèn, loa hay khóa thông minh) trong nhà giao tiếp với nhau.
Các thiết bị nhà thông minh có thể sử dụng bất kỳ các giao thức nào, chẳng hạn như Bluetooth, Wi-Fi, Wireless USB, Z-Wave và ZigBee. Google cũng đã phát triển 2 giao thức mã nguồn mở có tên là Weave và Thread. Tất cả các giao thức này đều có những ưu điểm riêng biệt và có thể thu hút những công ty sản xuất thiết bị và hệ thống IoT sử dụng vì các lý do khác nhau. Nhưng những công ty sản xuất này phải đầu tư khá nhiều nguồn lực vào để đảm bảo thiết bị của họ vẫn sẽ hoạt động với tất cả những thiết bị khác. Thế nên, nhóm những công ty này đặt ra mục tiêu tạo ra một chuẩn chung cho smart home, phát triển dựa trên giao thức internet (IP).
" Dù các thiết bị nhà thông minh đang rất phong phú, thế nhưng, việc thiếu một chuẩn kết nối cho toàn ngành khiến mọi người bối rối và thất vọng khi phải tìm hiểu thiết bị nào có thể hoạt động với mỗi một hệ sinh thái tương ứng", Google viết trong bài đăng trên blog của mình. " Mục tiêu của chúng tôi là tập hợp các công nghệ đã được thử nghiệm trên thị trường để phát triển một chuẩn kết nối nhà thông minh mở mới, dựa trên giao thức internet."
Thị trường nhà thông minh
Thị trường nhà thông minh toàn cầu đang hình thành một cách nhanh chóng và dự kiến sẽ đạt 175 tỉ USD vào năm 2025. Ngoài ra, các công ty công nghệ lớn cũng đang đầu tư rất mạnh vào ngành công nghiệp này. Google đang bán một loạt các thiết bị kết nối với thương hiệu Nest của mình, Amazon tạo ra mọi thứ có thể kết nối với nhau, từ lò vi sóng cho đến đồng hồ, và Apple vẫn đang tiếp tục đầu tư mạnh vào loa thông minh HomePod có tích hợp Siri của mình. Trong trường hợp, người dùng có thể mua một loạt các thiết bị kết nối, ứng dụng và dịch vụ đám mây từ nhiều công ty khác nhau cho nhà của họ, một chuẩn chung là điều tốt nhất đối với họ lẫn những công ty này.
" Mục tiêu của dự án Connected Home over IP nhằm đơn giản hóa việc phát triển cho các nhà sản xuất và tăng khả năng tương thích cho người dùng", Apple xác nhận trong một tuyên bố riêng. " Dự án này được xây dựng dựa trên một niềm tin chung rằng các thiết bị nhà thôgn minh cần phải an toàn, đáng tin cậy và liền mạch khi sử dụng".
Các thành viên khác trong liên minh ZigBee Alliance, bao gồm Samsung SmartThings, Ikea, NXP Semiconductors, Signify và Silicon Labs, cũng sẽ tham gia vào nhóm hợp tác trên và đóng góp một phần công sức vào tiêu chuẩn này. Tất cả các công ty có liên quan sẽ đóng góp một số công nghệ của họ, bao gồm cả Weave và Thread được phát triển dựa trên IP của Google.
Dù vẫn còn quá sớm để nói về những gì sẽ xuất hiện từ sự hợp tác này, thế nhưng, thực tế, việc các công ty về phần cứng, phần mềm và đám mây lớn tham gia cùng với nhau là một điều rất đáng hoan nghênh. Một chuẩn mở đa nền tảng mà bất kỳ công ty nào cũng có thể sử dụng mà không cần phí cấp phép, đó mới chính là chìa khóa đưa công nghệ nhà thông minh lên một tầm cao mới.
Theo VN Review
Huawei sẽ sớm nối lại hợp tác với Google Sau một thời gian dài đàm phán, Mỹ và Trung Quốc đang dần tiếp cận đến một giải pháp mà về cơ bản, nó có lợi cho mối quan hệ giữa Huawei và Google. Trong vài tuần qua, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy Huawei sẽ nhận được giấy phép mới. Điều này có nghĩa là Huawei sắp tới sẽ có...