Google tìm kiếm ‘1 tỷ người dùng kế tiếp’ tại châu Á
Hiện vẫn còn 4,6 tỷ người trên thế giới chưa tận dụng được sức mạnh của mạng kết nối toàn cầu và Google hy vọng từ nay đến năm 2015 sẽ có thêm 500 triệu người dùng Internet từ các thị trường mới nổi như Việt Nam.
Tại sự kiện “Connecting The Next Billion” của Google diễn ra đầu tuần này tại Singapore, Julian Persaud, Giám đốc Google khu vực Đông Nam Á, cho hay, hiện thế giới có khoảng 2,2 triệu người sử dụng Internet – các “cư dân mạng” hình thành từ kỷ nguyên máy tính desktop. Còn thế hệ công dân mạng kế tiếp sẽ chủ yếu online qua thiết bị di động. Chẳng hạn tại Ấn Độ, lưu lượng truy cập Internet qua kết nối di động đã vượt desktop.
Julian Persaud, Giám đốc Google khu vực Đông Nam Á.
Từ năm 2010, Google ước tính thế giới sẽ đón nhận thêm 1 tỷ người online từ các thị trường mới nổi. 73% trong số đó không dùng tiếng Anh, do đó có thể ngôn ngữ này sẽ không còn thống trị trên web.
Video đang HOT
Internet đang bùng nổ nhưng có đến hơn nửa dân số chưa “lên mạng”. Chẳng hạn tại Việt Nam, dù mức độ phổ cập đã thuộc hàng trung bình thế giới, vẫn còn tới 60 triệu người chưa tiếp cận được với Internet. Theo Julian Persaud, tỷ lệ sử dụng điện thoại thường hỗ trợ Internet (cả smartphone và feature phone) ngày càng tăng cao chính là yếu tố then chốt thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao từ desktop sang mobile vì điện thoại di động (mà hầu như ai cũng sở hữu) đang giúp mọi người trải nghiệm Internet mà không nhất thiết phải sở hữu PC.
Chính vì thế, Google đã đưa ra các giải pháp cơ bản đầu tiên như dịch vụ Free Zone ở Phillipines, cho phép điện thoại hạn chế tính năng (nhưng có thể kết nối Internet) truy cập vào các dịch vụ của Google như e-mail, mạng xã hội… hoàn toàn không mất phí. Tuy nhiên, nếu mở trang web không thuộc Google, họ sẽ phải đăng ký thuê bao với nhà mạng. Google tin rằng việc mang đến các dịch vụ như vậy giúp người sử dụng điện thoại thường (feature phone) sẽ nhiệt tình online hơn thay vì chỉ dùng thiết bị để gọi điện và nhắn tin.
Nelson Mattos, Phó chủ tịch phụ trách thị trường mới nổi của Google.
Nelson Mattos, Phó chủ tịch phụ trách thị trường mới nổi của Google tại châu Âu, cũng nhấn mạnh một dịch vụ có thể thành công ở thị trường này nhưng chưa chắc thu hút ở thị trường khác, do đó họ sẽ điều chỉnh các chiến lược tùy theo triển vọng tại mỗi quốc gia. Trong số đó, Google nhìn thấy cơ hội lớn tại Việt Nam bởi ở các nước phát triển, các hoạt động kinh doanh trên web chiếm 3,4% GDP còn tỷ lệ trung bình ở thị trường mới nổi là 1,9%, nhưng Internet mới chỉ đang đóng góp 0,9% vào GDP của Việt Nam.
Cũng theo Mattos, những rào cản lớn nhất khiến nhiều người chưa sử dụng Internet di động là cước thuê bao cao, thiếu nội dung tương ứng và tốc độ truy cập chậm, mức độ phủ sóng kém, tình trạng nghẽn mạng… Do đó, Google dự kiến sẽ tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng các trung tâm dữ liệu tại một số quốc gia châu Á cũng như hợp tác với các nhà cũng cấp dịch vụ Internet – viễn thông để giảm chi phí và tăng tốc dịch vụ cho người dùng.
Theo VNE
Cha đẻ Internet cáo buộc Chính phủ Anh kiểm duyệt Internet quá gay gắt
Nhà phát minh World Wide Web - người đặt nền móng cho mạng thông tin toàn cầu Internet ngày nay, Ông Tim Berners-Lee đã lên tiếng cáo buộc chính phủ Anh đang vi phạm quá mức quyền riêng tư trên Internet của người dùng thông qua việc giám sát hoạt động của họ trên mạng thông tin toàn cầu quá chặt chẽ.
Tim cũng cảnh báo rằng, các kế hoạch giám sát việc sử dụng Internet của cá nhân người dùng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của Anh, khi mà quốc gia này được coi là một trong những nước có tính tự do truy cập Internet cao nhất. Những điều luật rất có thể sẽ bị cáo buộc xâm phạm đến quyền riêng tư của người dân. Dự luật được đề xuất bởi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Theresa May, bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải lưu trữ hồ sơ về mọi cuộc gọi điện thoại, e-mail và việc truy cập Internet của người dùng tại Anh.
Trả lời phỏng vấn của Times, Tim cho biết "Tại Anh, cũng tương tự Mỹ, đã có hàng loạt đạo luật, dự luật mang tới cho Chính phủ quyền can thiệp vào Internet rất mạnh mẽ chẳng hạn như được thu thập dữ liệu trực tuyến của người dùng. Tôi rất lo ngại về điều đó".
Vào ngày 5/9 vừa qua, bảng xếp hạng World Wide Web Foundation Index Web toàn cầu - phân tích tác động của việc kết nối và truy cập mạng đến các chỉ số như chính trị, kinh tế và xã hội để xếp hạng cho 61 quốc gia đã ra mắt.Theo bảng xếp hạng này, Anh là quốc gia đứng ở vị trí thứ ba trong khi đứng đầu là Thụy Điển và Mỹ ở vị trí thứ hai. Phát biểu tại buổi ra mắt, Tim nói rằng nước Anh sẽ sớm tụt hạng nếu dự thảo Luật Dữ liệu Truyền thông được áp dụng vào thực tế. Bà May đã chứng minh sự cần thiết của Đạo luật này thông qua việc phân tích rằng nó rất cần thiết để chống lại tội phạm có tổ chức và quân khủng bố.
Dự luật mới này yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải lưu trữ các dữ liệu mà họ thu thập được từ người dùng trong khoảng thời gian ít nhất 12 tháng. Đồng thời, nhà cung cấp cũng phải lưu thông tin chi tiết của một tập hợp dữ liệu lớn hơn, bao gồm cả việc sử dụng các trang mạng xã hội, webmail và các cuộc gọi thoại qua Internet của người dùng.
Theo Genk
Văn phòng xinh đẹp của Google tại Singapore Đại diện hãng dịch vụ tìm kiếm Mỹ cho hay họ có chuẩn mực chung cho các văn phòng của mình trên khắp thế giới nhằm truyền tải những nét văn hóa đặc biệt của Google. Văn phòng Google ở Singapore nằm ở khu vực Marina View với phong cách thiết kế trẻ trung và được bình chọn là nơi được nhân viên...