Google thừa nhận vẫn lén theo dõi người dùng, làm sao để tránh?
Google ghi lại từng bước chân của bạn, từng hoạt động duyệt web, tìm kiếm và nhiều thông tin khác.
Sau khi Google bị phát hiện là lưu trữ dữ liệu về vị trí của người dùng ngay cả khi họ tắt tính năng Location History, cuối cùng họ cũng đã thay đổi trang Help trên tính năng này nhằm thừa nhận việc theo dõi đó. Theo thông tin được cập nhật trên Help, họ lưu trữ vị trí của người dùng khi sử dụng các dịch vụ như Google Maps, cập nhật thời tiết, tìm kiếm trên trình duyệt…
Vị trí của người dùng bị ghi lại dù đã tắt tính năng theo dõi.
Đây là một thông tin hoàn toàn trái ngược với những gì mà Google nói trước đây, rằng “khi Location History bị tắt, những nơi bạn đến sẽ không còn được lưu trữ.” Theo khám phá của trang tin AP, trước đây khi bạn tắt tính năng này, Google chỉ đơn giản là không hiển thị những nơi bạn đến trên tính năng Timeline, nhưng thực tế vị trí của bạn vẫn bị theo dõi. Bây giờ, điều đó vẫn không thay đổi – thứ duy nhất thay đổi là dòng chữ trên trang Help mà thôi.
Video đang HOT
Tắt tính năng này sẽ giúp bạn không còn bị theo dõi.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự bận tâm đến vị trí của mình và không muốn hành trình của mình bị Google lưu trữ, bạn có thể làm điều đó bằng cách tắt tùy chọn Web and App Activity (hay Hoạt động web và ứng dụng). Khi đã tắt, Google sẽ không thể theo dõi và lưu trữ dữ liệu vị trí của bạn trên Google Maps cũng như các tìm kiếm trên trình duyệt nữa.
Theo Tri Thuc Tre
Google ngăn ứng dụng thu thập dữ liệu không cần thiết
Nhằm bảo vệ người dùng Android tốt hơn, Google đã công bố nguyên tắc mới để ngăn các ứng dụng thu thập dữ liệu không cần thiết có thể gây ảnh hưởng đến người dùng.
Các nhà phát triển có 60 ngày để thực hiện các quy định mới từ Google. ẢNH: REUTERS
Theo PhoneArena, nguyên tắc mới của Google cũng yêu cầu các ứng dụng thu thập dữ liệu của người sử dụng không liên quan đến chức năng sẽ phải có nhiệm vụ giải thích để họ biết các dữ liệu đó được dùng để làm gì. Nhưng để truy cập thông tin cần phải có sự chấp nhận từ phía người sử dụng.
Ngay cả các ứng dụng được cài đặt từ bên ngoài Google Play Store cũng phải tuân theo yêu cầu mới của Google, nếu không cảnh báo sẽ bật lên để nhắc nhở người dùng rằng ứng dụng đang cố thu thập dữ liệu mà không được phép. Các nhà phát triển có 60 ngày để thực hiện các thay đổi dựa trên yêu cầu mới từ Google, nếu không các ứng dụng đó sẽ đi kèm cảnh báo.
Google nêu trong thông báo của mình rằng: "Các ứng dụng xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng (chẳng hạn như số điện thoại người dùng hoặc email) hoặc dữ liệu thiết bị sẽ được yêu cầu nhắc người dùng và cung cấp chính sách bảo mật riêng trong ứng dụng. Ngoài ra, nếu một ứng dụng thu thập và truyền dữ liệu cá nhân không liên quan đến chức năng làm việc, nó cần phải nêu rõ nguyên nhân sử dụng và cần sự chấp nhận từ phía người dùng".
Với những quy định được đưa ra, Google đang thắt chặt các quy định nhằm bảo vệ dữ liệu người sử dụng hệ điều hành Android của hãng thoát khỏi hành vi trộm cắp danh tính.
Được biết, trước đó Google đã cấm tất cả ứng dụng được phép đặt quảng cáo trên màn hình khóa của người dùng, điều mà nhiều ứng dụng đang lợi dụng cho các hoạt động kiếm tiền từ quảng cáo.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Apple vừa tìm ra cách để trả cảm biến vân tay lại cho iPhone Phải chăng điều này đồng nghĩa với việc Touch ID sẽ trở lại theo yêu cầu của người dùng iPhone? Với thiết kế mới của iPhone X, không ít người dùng đã phàn nàn vì mất đi nút Home và cùng với nó là khả năng mở khóa điện thoại bằng vân tay, trong khi chê bai tính năng Face ID là bất...