Google thâu tóm công ty xác thực bằng âm thanh
Google đang có kế hoạch mua lại SlickLogin, một hệ thống có khả năng nhận dạng mật khẩu bằng âm thanh, nhằm tăng cường cho hệ thống xác thực đăng nhập của hãng.
Hiện nay, mật khẩu dựa trên văn bản là hình thức cơ bản nhất trong hoạt động xác thực đăng nhập, chính vì vậy cách thức đăng nhập mà SlickLogin tạo ra chắc chắn gây tò mò cho người sử dụng, bởi thực chất chưa có nhà sản xuất thiết bị điện tử nào đưa phương thức đăng nhập bằng âm thanh vào sản phẩm của mình.
Google thâu tóm công ty xác thực bằng âm thanh – SlickLogin.
Về cơ bản, SlickLogin hoạt động như một phương pháp đăng nhập mới với khả năng xác thực hai bước. Ở đây, SlickLogin đòi hỏi sử dụng một thiết bị thứ cấp, trong trường hợp này là một smartphone, sau đó sử dụng yếu tố âm thanh để thêm một mức độ bảo mật và độc đáo cho mỗi lần đăng nhập.
Cách SlickLogin hoạt động là một trang web hỗ trợ SlickLogin cho phép phát âm thanh gần như không thể nghe qua loa máy tính. Ứng dụng smartphone sau đó sẽ nhận ra âm thanh và phân tích nó, sau đó gửi một thông điệp tới máy chủ cho phép đăng nhập SlickLogin, đảm bảo mỗi âm thanh tạo ra là duy nhất cho một người sử dụng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ khả năng làm việc của cách thức này khi điện thoại bị đánh cắp.
Điểm cần nhấn mạnh là Google đang muốn hướng đến mục tiêu giúp internet an toàn hơn cho tất cả mọi người. Đương nhiên, việc mua lại SlickLogin không nhất thiết được Google áp dụng trên các smartphone, nhưng ít nhất người dùng hy vọng nó sẽ sớm có mặt trên các trang web dịch vụ của Google.
Theo VNE
Tám câu hỏi thường gặp với mã QR
Sau khi đã hiểu qua, chắc chắn các bạn sẽ lại hỏi tiếp nhiều điều về mã QR. Xin mời các bạn thử đối chiếu xem có phải mình cũng sẽ hỏi hệt như vài câu, hay hoàn toàn đúng y như tám câu hỏi dưới đây.
1. Làm sao để truyền tải một nội dung đến người khác bằng mã QR?
Để truyền tải một nội dung thông qua mã QR đến người đọc, người xem, cần thực hiện ba bước sau:
Đầu tiên, bạn phải tạo ra được mã QR để chứa nội dung thông điệp bên trong đó. Rất nhiều ứng dụng có thể giúp bạn tạo ra mã QR ngay trên máy tính một cách miễn phí, hay có trả phí. Nhiều ứng dụng OTT còn có sẵn chức năng tạo mã QR, để người dùng tiện sử dụng. Tuy nhiên, các mã QR do phần mềm OTT tạo ra chỉ dùng được trong dịch vụ đó.
Video đang HOT
Ngoài ra, hiện nay trên mạng cũng xuất hiện nhiều trang web cho phép tạo ra các mã QR trực tuyến miễn phí, với tính năng đa dạng, như tại đây, tại đây, hay tại đây.
Sau khi đã có trong tay mã QR chứa nội dung như mong muốn, bạn sẽ cần chuyển nó đến cho người nhận thông tin. Vì mã QR thực ra chỉ là một bức ảnh số, nên bạn có thể lưu nó bằng bất kỳ định dạng ảnh loại nào, rồi truyền nó đi bằng mọi cách, từ đưa lên Facebook, trang web, làm hình ảnh đại diện, gởi email, đưa lên các trang chia sẻ ảnh, hay thậm chí là in nó ra trên giấy rồi chuyền cho người khác bằng... tay.
Muốn biết nội dung ẩn giấu bên trong mã QR, người xem cần dùng các chương trình quét mã (QR Code Scanner). Hầu hết các loại điện thoại thông minh có máy ảnh hiện nay đều có các ứng dụng đáp ứng được yêu cầu nầy. Bạn có thể tìm thấy các ứng dụng ấy bằng tính năng tìm kiếm trong Apple Store, Google Play,... với từ khóa "QR code". Hoặc bạn chỉ cần... đọc tiếp bảy bài còn lại trong chuyên đề Mã QR trong số nầy cũng dư sức biết tìm và sử dụng nhuần nhuyễn các ứng dụng liên quan.
2. Mã nhận dạng nhanh có thể chứa những thông tin gì?
Dù không thể chứa cùng lúc nhiều loại thông tin trong một mã QR, nhưng bạn lại có thể chọn để chứa rất nhiều loại thông tin khác nhau. Mã QR có thể chứa chín kiểu dữ liệu chính thức là: Thông tin địa chỉ, sự kiện trong lịch, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, vị trí địa lý, tin nhắn, văn bản, khóa mật khẩu mạng không dây (Wi-Fi network key), và đường dẫn web (URL).
Nghĩa là, khi một người sử dụng thiết bị di động để quét mã QR, người ấy có thể được chương trình chuyển đến một trang web, thực hiện một cuộc gọi điện thoại đến số đã định, tạo ra một tin nhắn để gởi, mở một ứng dụng, đăng nhập vào mạng Wi-Fi, hay thể hiện một đoạn văn bản,... cũng như rất nhiều kiểu dữ liệu khác.
3. Mã nhận dạng luôn có kích thước các chấm và ô vuông bằng nhau?
Nhận định nầy là... sai. Tuỳ thuộc vào dung lượng thông tin nạp vào ít hay nhiều, mã QR Code có thể được vẽ ra bởi các hình vuông to, hay các điểm chấm cực kỳ nhỏ. Thông tin càng nhiều thì những mã "ngoằn ngoèo" càng nhiều chi chít, tới mức trông như... "một miếng đen thui" vậy.
4. Mã nhận dạng nhanh (QR Code) phải luôn luôn gồm hai màu đen trắng?
Không nhất thiết phải như vậy, thưa các bạn! Dịch vụ tại đây cho phép ta tạo ra mã QR với màu sắc bất kỳ, thay vì màu đen trên nền trắng. Dịch vụ đó cũng cho phép lồng ảnh vào trong mã QR để làm cho mã quét nhanh của bạn trông... bắt mắt và ấn tượng hơn.
5. Kích thước của mã QR có quan trọng không?
Kích thước của ảnh in mã QR không quan trọng bằng độ sắc nét của nó. Ngoài ra, vị trí chụp và chất lượng của ống kính máy ảnh trên điện thoại mà bạn dùng cũng là yếu tố quyết định. Nghĩa là, cho dù hình ảnh của mã QR có lớn bằng tòa nhà, hay nhỏ bằng đầu ngón tay út, các ứng dụng trên điện thoại cũng nhận ra chúng như nhau, tuỳ thuộc chúng được in rõ nét hay không.
6. Làm gì, nếu không quét được một mã QR?
Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn không thể quét được mã QR nhìn thấy trên tạp chí, hay trên bao bì sản phẩm. Bạn nên thử lại bằng các giải pháp sau:
- Thử quét lại mã QR trong điều kiện ánh sáng mặt trời, lẫn ánh sáng đèn trong phòng.
- Dùng những thiết bị khác nhau, như iPad, iPhone, hay điện thoại Android.
- Cài đặt các ứng dụng khác nhau trên điện thoại. Có thể ứng dụng nầy không nhận ra mã quét, trong khi ứng dụng khác lại hoạt đông cực kỳ tốt.
- Thay đổi khoảng cách giữa ống kính máy ảnh trên điện thoại và hình ảnh của mã QR. Dù việc đưa ống kính lại gần hình ảnh sẽ làm nó rõ ràng hơn, nhưng đôi khi bạn phải kéo thiết bị di động ra xa khỏi mã QR nếu muốn quét và đọc được thông tin đang lưu giữ trong đó.
7. Mã QR được tạo ra trực tuyến liệu có bị... hết hạn sử dụng?
Câu trả lời là không. Dù có thể dùng công cụ trực tuyến để tạo ra mã QR, nhưng đây không phải là dịch vụ lưu trữ thông tin trực tuyến. Thông tin được mã hóa và lưu trực tiếp trong chính hình ảnh của mã. Vì vậy, cho dù theo thời gian, nếu dịch vụ hỗ trợ tạo mã QR trực tuyến có bị "sập tiệm", song chỉ cần hình ảnh trên mã QR còn nguyên vẹn thì thông tin cũng sẽ tồn tại mãi mãi với bộ mã đó.
8. Tại sao cùng một thông tin, lại có thể có nhiều mã QR khác nhau?
Đó là do khả năng dự phòng và sửa lỗi của QR Code. Vì thật ra thì có đến bốn mức độ khôi phục lỗi trong một mã QR, khi nó được tạo ra. Mỗi mức độ khôi phục sẽ đưa thêm một lượng dữ liệu dự phòng vào trong phần nội dung, để đảm bảo thông tin vẫn được cung cấp đầy đủ, khi hình ảnh bảng mã bị hỏng ở một tỷ lệ nhất định. Bốn cấp độ sẽ là:
- Cấp độ L: cho phép hình ảnh mã hư hại 7%.
- Cấp độ M: cho phép hình ảnh mã hư hại 15%.
- Cấp độ Q: cho phép hình ảnh mã hư hại 25%.
- Cấp độ H: cho phép hình ảnh mã hư hại 30%.
Để biết mã QR đang có cấp độ dự phòng nào, bạn có thể nhìn vào góc trái của hình ảnh.
Một số vấn đề cần quan tâm về mức độ dự phòng hư hỏng:
- Mức độ dự phòng lỗi càng thấp, hình ảnh càng đơn giản, và bạn có thể in nó với kích thước nhỏ, mà vẫn rõ nét và dễ đọc.
- Mức độ dự phòng lỗi càng cao, hình ảnh càng phức tạp, và gây khó cho chương trình quét.
Bạn chỉ nên chọn mức độ L hoặc M để có sự cân bằng giữa việc dự phòng lỗi, và sự rắc rối của mã QR được tạo ra.
Chính vì có sự khác biệt về cách chọn lựa mức độ dự phòng, nên các chương trình tạo mã QR khác nhau sẽ có thể tạo ra các hình ảnh mã QR hoàn toàn khác nhau, dù chứa cùng một nội dung giống hệt.
Theo VNE
Lenovo chính thức mua lại mảng máy chủ của IBM Lenovo vừa bỏ ra 2,3 tỷ USD để mua lại mảng máy chủ của hãng công nghệ IBM, tiếp sau thương vụ thâu tóm thương hiệu ThinkPad hồi năm 2005. Nhà sản xuất máy tính của Trung Quốc Lenovo hôm nay vừa công bố mua lại mảng máy chủ x86 của IBM với số tiền 2,3 tỷ USD. Tin đồn về việc Lenovo...