Google thắt chặt quyền riêng tư của người dùng
Mới đây, hãng Google đã lên kế hoạch chặn tính năng cookie. Quyết định này một lần nữa khiến giới chức lo ngại rằng Google đang gây khó dễ cho các đối thủ nhỏ hơn.
Cookie là tính năng theo dõi các trang web mà người dùng mạng đã truy cập. Khi bị chặn cookie, các đối thủ quảng cáo trực tuyến của Google sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu người dùng.
Bộ Tư pháp Mỹ đặc biệt lo ngại về khả năng trình duyệt Google Chrome vẫn sẽ lợi dụng các khe hở để độc quyền thu thập các dữ liệu lớn, trong khi các nhà quảng cáo khác không thể làm được. Hiện Chrome đang chiếm tới 60% thị trường toàn cầu.
Google lên kế hoạch chặn tính năng cookie.
Video đang HOT
Google bào chữa rằng quyết định này của mình là vì muốn bảo vệ quyền riêng tư khi truy cập web của các khách hàng cá nhân.
Tuy nhiên hàng chục các công ty nhỏ khác khiếu nại lên Bộ Tư pháp lại cho rằng đây là cách để chính các ông lớn Google hay Apple “vươn xúc tu” – thâu tóm thêm nhiều thông tin giá trị về khách hàng.
Khi các cơ quan quản lý tìm cách kiềm chế sức mạnh của Google, người ta càng nhận thấy cần tập trung vào danh sách khổng lồ hàng trăm tỷ trang web đằng sau công cụ tìm kiếm của Google. Vì được sử dụng nhiều, công cụ tìm kiếm của Google ngày càng thu nhận được nhiều dữ liệu từ người dùng, cũng chính là người tiêu dùng.
Năm 2000, chỉ hai năm sau khi thành lập, Google đã đạt được cột mốc quan trọng, đặt nền móng cho sự thống trị của mình trong 20 năm tới, trở thành công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, với danh sách hơn 1 tỷ trang web.
Nhiều công ty Trung Quốc thu thập trái phép thông tin người dùng iPhone
Nhiều hãng công nghệ lớn của Trung Quốc như ByteDance, Tencent... đang tìm cách qua mặt Apple để các ứng dụng của mình vẫn thu thập thông tin người dùng iPhone dù không được họ cho phép.
Các ứng dụng lớn của Trung Quốc đang "qua mặt" Apple để thu thập thông tin người dùng iPhone, ngay cả khi họ không cho phép.
"Tính minh bạch ứng dụng" là tính năng mới trên nền tảng iOS 14, dự kiến sẽ được Apple cập nhật cho người dùng trong vài tuần tới. Đây là tính năng sẽ buộc các nhà phát triển ứng dụng phải xin phép người dùng trước khi họ có thể thu thập thông tin trên thiết bị để phục vụ các mục đích quảng cáo và thương mại. Người dùng có thể tùy chọn đồng ý hoặc từ chối cung cấp thông tin của mình cho các ứng dụng.
Tính năng này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà quảng cáo, như Facebook hay Google... Tuy nhiên, nhiều công ty của Trung Quốc đã tìm ra một giải pháp để "qua mặt" Apple nhằm tiếp tục thu thập thông tin người dùng iPhone, ngay cả khi không được họ cho phép.
Tờ báo Financial Times dẫn lời các nguồn tin thân cận cho biết, Hiệp hội Quảng cáo Trung Quốc, một tổ chức được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn, với khoảng 2.000 thành viên, đã giới thiệu CAID, một phương pháp để xác định và theo dõi thông tin người dùng iPhone trong nước. Hệ thống CAID sẽ được sử dụng để thay thế cho IDFA (Mã định danh dành cho các nhà quảng cáo) hiện đang được sử dụng để theo dõi iPhone.
Nguồn tin của Financial Times cho biết hệ thống CAID hiện đang được thử nghiệm bởi nhiều hãng công nghệ lớn tại Trung Quốc, bao gồm ByteDance (chủ sở hữu của ứng dụng TikTok) và Tencent (chủ sở hữu của WeChat)... để giúp thu thập các thông tin của người dùng iPhone, thay vì bị giới hạn bởi tính năng "minh bạch ứng dụng" trên iOS 14.
Nguồn tin cũng tiết lộ rằng Apple biết được nhiều hãng công nghệ Trung Quốc đang sử dụng hệ thống CAID để "qua mặt" mình và Apple có thể dễ dàng chặn những ứng dụng này ra khỏi kho ứng dụng App Store tại Trung Quốc. Tuy nhiên, "quả táo" đang nhắm mắt làm ngơ và chưa có động thái căng thẳng nào với các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc vì lách luật.
Việc chặn các ứng dụng lớn và nhiều người dùng như Douyin (TikTok phiên bản tại Trung Quốc) hay WeChat... tại thị trường Trung Quốc cũng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Apple khi hoạt động tại thị trường này. Do vậy, đây được xem là một bài toán khó mà Apple cần phải đưa ra một giải pháp phù hợp.
Hiện có vẻ như các hãng công nghệ Trung Quốc vẫn đang sử dụng CAID để thu thập thông tin người dùng iPhone trong nước, chưa có động thái nào sẽ áp dụng hệ thống này cho các ứng dụng hoạt động ở phạm vi nước ngoài.
Cả Apple, ByteDance lẫn Tencent đều chưa đưa ra bình luận về thông tin do Financial Times đăng tải.
Không khuất phục trước Apple, các hãng công nghệ Trung Quốc tìm được cách vượt mặt các quy tắc quyền riêng tư trong iOS 14 Hơn nữa, nếu Apple loại bỏ các ứng dụng vượt mặt những quy tắc này, họ còn có thể đánh mất luôn thị trường Trung Quốc. Trong khi các quy tắc quyền riêng tư mới của Apple trên iOS 14 đang buộc những người khổng lồ công nghệ khác như Google, Facebook phải khuất phục, hàng loạt hãng công nghệ Trung Quốc, bao...