Google tham gia thị trường blockchain
Phòng ban mới của Google sẽ tập trung nghiên cứu về blockchain và các công nghệ liên quan đến Web3.
Đây là lần đầu tiên Google công khai kế hoạch của mình về các công nghệ liên quan đến blockchain. Theo Bloomberg, bộ phận mới của Google sẽ tập trung vào “blockchain, điện toán phân tán và các công nghệ lưu trữ dữ liệu thế hệ mới”.
Shivakumar Venkataraman, Phó chủ tịch mảng kỹ thuật tại Alphabet, công ty mẹ của Google được bổ nhiệm lãnh đạo bộ phận mới. Ông Shivakumar đã làm việc tại mảng quảng cáo của Google gần 20 năm. Ông từng có kinh nghiệm nghiên cứu về điện toán phân tán, công nghệ giúp mở rộng khả năng xử lý bằng cách kết hợp sức mạnh của nhiều máy chủ riêng lẻ.
Bộ phận blockchain từng thuộc về Labs, tổ chức chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực tế ảo tại Google. Ông Venkataraman được xem là “thành viên sáng lập” của Labs.
Google thành lập đơn vị nghiên cứu về blockchain.
Sau thất bại trong các dự án liên quan đến kính thực tế ảo và mạng xã hội Google cũng như lệnh cấm quảng cáo tiền số, Google dần trở nên kín tiếng đối với dự án mới, đặc biệt là tiền mã hóa. Theo Business Insider, điều này một phần do chính sách có phần thận trọng của CEO Sundar Pichai.
Google chính thức gỡ bỏ lệnh cấm quảng cáo tiền mã hóa trên nền tảng tìm kiếm của mình vào tháng 8/2021. Bước đi này được xem là dấu hiệu Google đã có kế hoạch với blockchain.
Đầu tháng 11/2021, Google bổ nhiệm Clay Bavor, phó chủ tịch chuyên tư vấn cho tổ chức khởi nghiệp phụ trách Labs và bộ phận nghiên cứu thiết bị và phần mềm liên quan đến thực tế ảo. Bavor được Google đánh giá là “người có tầm nhìn dài hạn, luôn hết mình với tổ chức và lợi nhuận của doanh nghiệp”.
Việc tách bộ phận blockchain ra riêng là bước đi cho thấy Google đã có những kế hoạch dài hơi với Web3 và tiền mã hóa. Tuy nhiên, theo Bloomberg, mảng blockchain tại Google vẫn còn nhỏ so với các phòng ban và sản phẩm khác.
Video đang HOT
Google đã im hơi lặng tiếng trong khi các đối thủ của mình liên tục nổ súng tấn công Web3. Các đại gia công nghệ khác như Twitter, Facebook (hiện đổi tên thành Meta) đã đi trước khi liên tục công bố kế hoạch liên quan đến vũ trụ ảo ( metaverse) và Web3, thế hệ Internet tiếp theo được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain và tiền mã hóa. Pháp lý chưa rõ ràng có thể là lý do khiến Google chậm chân.
Theo Bloomberg, CEO của Google không sở hữu bất kỳ đồng tiền mã hóa nào. “Tôi chỉ vọc vạch chúng, giao dịch một ít để làm quen”, ông Pichai chia sẻ.
Chuyên gia kinh tế: 'Vai trò của Bitcoin sẽ ngày càng mờ nhạt'
Thị trường tiền mã hóa năm 2022 sẽ tập trung vào khả năng tương thích, mở rộng của nền tảng blockchain.
Natasha Che là tiến sĩ ngành Kinh tế vĩ mô, sáng lập công ty Soundwise và Tascha Labs. Hiện nhà kinh tế học này thường xuyên chia sẻ về các xu hướng Web3, blockchain cùng các nhận định, dự đoán.
Chia sẻ với PV , Natasha Che cho rằng GameFi sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2022. Từ góc nhìn của một người từng làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về các thị trường mới nổi, bà Che nhận định điểm mạnh của GameFi là mở ra cơ hội cho người dùng sở hữu tài sản số.
Ba dự đoán về thị trường năm 2022
Thị trường tiền mã hóa tăng trưởng mạnh trong năm 2021, kéo theo một loạt trào lưu mới như NFT, GameFi. Điều này cũng khiến các nhà đầu tư băn khoăn khi muốn tham gia thị trường trong năm 2022.
Bà Che nhận định xu hướng thị trường tiền mã hóa trong năm 2022 sẽ xoay quanh 3 trụ cột chính: giải pháp công nghệ blockchain Layer 2, khả năng tương thích giữa các chuỗi và game kiếm tiền.
Natasha Che là một nhà kinh tế vĩ mô, chuyên đầu tư công nghệ và nghiên cứu sâu về thị trường tiền số.
Theo bà Che, các trò chơi kiếm tiền dựa trên blockchain, thường được gọi chung là GameFi, có xu hướng lôi kéo nhiều sự chú ý hơn so với các loại meme coin của năm Dogecoin. Sự tăng trưởng của các meme coin trong năm 2021 hầu như chỉ dựa vào mức độ quan tâm đến từ những tin đồn, xu hướng trên Internet.
Kết hợp với việc giúp người dùng sở hữu tài sản số, chuyên gia kinh tế này cho rằng GameFi có thể còn phát triển hơn trào lưu meme coin.
"Tôi cảm thấy các trò chơi kiếm tiền có tầm ảnh hưởng hơn meme coin, bởi chúng đem lại nhiều niềm vui hơn, buộc mọi người phải thực hiện nhiều thao tác chứ không chỉ mua và giữ. Chúng có thể tạo ra một loại văn hóa số", bà Che chia sẻ.
Sự cạnh tranh giữa các blockchain Layer 1 và giải pháp công nghệ Layer 2 trên Ethereum ngày càng gia tăng. Vì vậy, nhiều chuỗi mới sẽ đạt được khả năng mở rộng quy mô đáng kể. Bên cạnh đó, khả năng tương tác giữa các chuỗi đang dần được chú trọng hơn.
"Mọi sự chú ý sẽ đổ vào các dự án tạo thuận lợi chuyển tài sản xuyên chuỗi và khả năng tương thích, kết nối của nền tảng blockchain", bà Che cho biết.
Đối với thị trường tiền điện tử mới mẻ và nhiều biến động, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất.
Bà Natasha Che cho rằng mọi người nên xem xét những dự án chú trọng khả năng tương thích giữa các chuỗi và các giải pháp đa chuỗi.
Vai trò của Bitcoin sẽ ngày càng mờ nhạt
Natasha Che cho biết hiện không ghi nhận sự gia tăng trong dòng tiền đổ vào thị trường tiền điện tử. Các quy định điều kiện tiền tệ và quản lý thanh khoản sẽ được siết chặt hơn trong năm nay vì các ngân hàng trung ương trên thế giới tìm cách tăng lãi suất.
Nhiều chuyên gia cho rằng vai trò của Bitcoin trong thị trường tiền mã hóa ngày càng ít quan trọng.
"Để giá Bitcoin tăng mạnh, thị trường cần các dòng tiền mới đổ vào tiền điện tử với tốc độ nhanh chóng. Các nhà đầu tư sẽ luôn rót vốn vào tiền điện tử nhưng tôi không cho rằng trong 3-6 tháng tới sẽ có bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào", bà Che chia sẻ.
Do dòng tiền mới không đổ vào nhiều, chuyên gia này tin rằng dòng tiền trong thị trường có xu hướng di chuyển từ các coin có mức vốn hóa cao sang các dự án nhỏ hơn nhưng độ tăng trưởng cao.
Trong năm 2021, giá trị vốn hóa của Bitcoin trên toàn bộ thị trường, thường được tính bằng chỉ số Bitcoin Dominance (BTC.D) đã giảm mạnh. Từ mức gần 70% vào đầu năm 2021, BTC.D hiện chỉ quanh mức 40%.
Dù giá trị các altcoin (những loại tiền mã hóa ngoài Bitcoin) vẫn phần nào phụ thuộc vào Bitcoin, ngày càng nhiều dự án tăng trưởng mạnh và "ngược sóng" Bitcoin.
Khái niệm "Bitcoin maximalist", chỉ niềm tin rằng thị trường tiền mã hóa chỉ phụ thuộc vào Bitcoin, cũng không còn được tin tưởng. Trong báo cáo của những nhà phân tích có ảnh hưởng như Messari, Bitcoin maximalist được coi là khái niệm lỗi thời. Đó là lý do bà Che gợi ý những hướng đầu tư khác trong năm 2022.
Tuy chưa vượt qua được Bitcoin, Ethereum và các hệ sinh thái tương tự đang ngày càng phát triển.
"Với những người muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư, tôi sẽ khuyên họ nghiên cứu các dự án chất lượng trong blockchain công khai Layer 1, Layer 2, các giải pháp xuyên chuỗi, hoặc game kiếm tiền", bà Che nhận định.
Chuyên gia này cũng cho rằng không nên chờ đợi quỹ ETF thực, tức là hình thức đầu tư gián tiếp vào Bitcoin, được Mỹ thông qua trong năm nay. Tuy Bitcoin thường được coi là một loại vàng kỹ thuật số, bà Che nhận định ETF vàng và ETF Bitcoin rất khác nhau.
"Hiện nay, ngày càng nhiều sản phẩm tài chính trên thế giới cho phép mọi người tiếp cận tài sản tiền điện tử. Bất kể bạn là một cá nhân hay tổ chức, việc mua Bitcoin trực tiếp hoặc gián tiếp không hề khó khăn. 30 năm trước, ETF vàng đóng vai trò chất xúc tác cho giá vàng, nhưng thời gian đã thay đổi mọi thứ. Tôi không nghĩ quỹ ETF sẽ có tác động tới giá Bitcoin", bà Natasha Che chia sẻ.
Jack Dorsey và Elon Musk nghi ngờ về Web3 Khi nhiều nhà đầu tư tiền mã hóa tung hô thế hệ Internet tiếp theo, 2 vị tỷ phú công nghệ cùng bày tỏ quan điểm nghi ngờ về "Web3". Cả Elon Musk và Jack Dorsey đều là những tỷ phú công nghệ thường xuyên ủng hộ tiền mã hóa trên trang cá nhân. Tuy nhiên, cả hai lại không mấy lạc quan...