Google tái sinh game bóng đập tường trên công cụ tìm kiếm
Kỷ niệm 37 năm trò chơi Atari’s Breakout được giới thiệu, Google đã tái sinh tựa game này bằng công cụ tìm kiếm hình ảnh của mình.
Năm 1976, Breakout được phát hành bởi Atari với ý tưởng rất đơn giản: chỉ cần đánh một quả bóng xung quanh và phá vỡ mọi thứ, không để quả bóng rơi qua bạn. Với cách chơi đơn giản này, Breakout đã thu hút được lượng đông người chơi và xuất hiện trên hầu hết các máy chơi game sau này.
Google thường nhúng các Easter Egg vào sản phẩm của mình để tạo ra những giây phút vui vẻ cho người sử dụng, và bây giờ để kỉ niệm 37 năm trò chơi Breakout, Google tiếp tục nhúng nó vào phần tìm kiếm hình ảnh để người dùng có thể chơi trực tiếp trên nền web.
Atari Breakout trên trình tìm kiếm hình ảnh của Google
Để trải nghiệm lại tựa game từng gây sốt một thời này, bạn có thể vào phần tìm kiếm hình ảnh của Google và gõ dòng chữ “atari breakout” (hoặc click vào đây), ngay lập tức màn hình tìm kiếm sẽ biến thành giao diện trò chơi quen thuộc với những bức tường là hình ảnh tìm kiếm trả về. Bạn có thể dùng chuột hoặc sử dụng hai phím mũi tên trên bàn phím để điều khiển.
Video đang HOT
Chia sẻ điểm lên mạng xã hội Google
Sau khi kết thúc trò chơi, bạn có thể chia sẻ điểm trên mạng xã hội Google hoặc quay lại trình tìm kiếm hình ảnh bằng cách nhấn vào nút Return to Image search ở phía trên trang web.
Theo GenK
Khác biệt giữa Tìm kiếm của Facebook và Google
Công cụ mới của Facebook đang thu hút sự chú ý lớn vì nó giúp người sử dụng mạng xã hội này tra cứu thông tin dễ dàng hơn trước, nhưng cách hoạt động của nó cũng khác xa so với cách tìm kiếm thông thường trên web.
Hiện nay, Google là công cụ tìm kiếm dữ liệu phổ biến nhất đối với người dùng Internet. Tuy nhiên, một thực tế là khi gõ các từ khóa vào Google, người sử dụng hiếm khi nhận được kết quả trích xuất từ Facebook. Mạng xã hội này giống như một "ốc đảo" mà các dịch vụ tra cứu không thể lục lọi, khai thác.
Trong khi đó, Facebook lại là một kho thông tin đặc biệt phong phú, nơi hơn một tỷ người thường xuyên chia sẻ và cập nhật dữ liệu. Ở đó có 240 tỷ bức ảnh và một nghìn tỷ kết nối giữa các thành viên với nhau. Đó chính là nguyên nhân Graph Search ra đời.
News Feed, Timeline và mới nhất là Graph Search đã hoàn thiện "kiềng ba chân" trên nền tảng Facebook.
CEO Mark Zuckerberg cho hay việc thống kê và hỗ trợ tra cứu lượng thông tin này thực sự là một thách thức bởi có rất nhiều nội dung được đưa lên không công khai (public) mà chỉ ở dạng chia sẻ giữa bạn bè (friend) của họ với nhau. Do đó, trong khi web search hiển thị mọi thứ có chứa từ khóa mà người sử dụng nhập vào thanh công cụ, thì Graph Search lại đưa ra kết quả cá nhân hóa, dựa trên bản đồ mối quan hệ của từng thành viên (Graph).
Graph Search có cách truy vấn tự nhiên, như người dùng có thể tìm kiếm với câu lệnh "những người bạn của tôi đang sống ở Đà Nẵng" và hệ thống sẽ thống kê giúp họ những thành viên trong danh sách bạn bè đang ở thành phố này. Họ cũng có thể mở rộng hoặc thu hẹp kết quả tìm kiếm như "những người bạn của tôi sống tại Đà Nẵng, đã lập gia đình, thích nghe nhạc Beatles, thích phim Batman..." và kết quả trả về phụ thuộc Friendlist của họ có người nào đáp ứng đủ "chỉ tiêu" như vậy không. Có nghĩa, trong khi một từ khóa nhập trên Google Search sẽ hiện thị kết quả giống nhau với mọi người dùng, thì kết quả đó lại khác nhau với mỗi người dùng Graph Search.
Các thành viên cũng có thể tra cứu ảnh theo cấu trúc "ảnh của tôi/bạn bè trước năm 2008", "những bức ảnh tôi đã bấm like"... Tuy nhiên, Graph Search tra cứu dựa trên "mối quan hệ" và "kết nối" nên hệ thống chưa thể truy vấn theo kiểu Google Search (như gõ 'cafe' để ra tất cả các status và ảnh chứa từ 'cafe'). Đây là điều Facebook đang tiếp tục theo đuổi trong thời gian tới và khi đó Google mới phải lo ngại. Còn ở phiên bản đầu này, Graph Search tập trung vào 4 nhóm tìm kiếm: con người, ảnh, địa điểm và sở thích. Công cụ mới được cung cấp cho một nhóm người đăng ký dùng thử và sẽ sớm được triển khai trên toàn nền tảng.
Một số người đã đăng ký dùng thử thành công Graph Search và chia sẻ các kết quả mà họ nhận được.
Nếu đăng ký thành công hoặc nằm trong số những thành viên ngẫu nhiên được chọn dùng thử, trang Facebook của người dùng sẽ có thông báo "Explore the new Graph Search".
Tìm kiếm danh sách bạn bè từ học tại Đại học Chicago.
Người dùng cũng có thể tìm lại những bức ảnh của bạn bè mà họ từng bấm like.
Hoặc những ảnh họ được "tag" và đã bấm like.
Tìm những người có sở thích giống mình.
Ảnh của những người thích Ramona.
Những nơi người dùng từng đến.
Những nhà hàng bạn tôi thích mà tôi chưa tới.
Theo Châu An
VnExpress
Sau Google Map, Amazon tiếp tục loại bỏ Google Search ra khỏi các sản phẩm của mình Lại thêm một động thái loại bỏ Google của Amazon. Amazon đã chính thức sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định trong các sản phẩm của mình, thay vì sử dụng Google Search Trong đó bao gồm sản phẩm Kindle Fire HD và các sản phẩm đọc sách E-ink khác của hãng. Amazon không hề muốn dính dáng một chút...