Google sở hữu bằng sáng chế điều khiển thiết bị từ mặt sau
Cơ quan bản quyền Mỹ (USPTO) vừa chấp nhận một bằng sáng chế mới của Google cho phép điều khiển thiết bị di động thông qua một tấm cảm ứng ở mặt lưng máy. Bằng sáng chế này có thể áp dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau như smartphone, tablet, laptop. Theo đó, người dùng có thể lật trang sách ebook, xoay ảnh trong gallery, hay điều chỉnh trình chơi nhạc bằng cách tương tác từ mặt sau máy.
Tính năng này sẽ giúp ích và đem lại nhiều thuận tiện cho người sử dụng. Bạn không cần dùng tay chạm vào màn hình để chuyển trang mà chỉ cần chạm nhẹ ngón tay ở tấm lưng mặt sau.
Tuy vào năm 2006, Apple đã từng đăng kí một bằng sáng chế tương tự lên USPTO cho phép dùng một tấm bề mặt cảm ứng ở phía sau để hỗ trợ cho màn hình cảm ứng chính. Nhưng bộ hồ sơ của Apple đã không được USPTO chấp thuận. Do đó, với bằng sáng chế điều khiển này, Google cũng không quá lo lắng về việc sẽ vướng phải các cuộc tranh chấp pháp lý với Apple.
Theo genk
"Một nửa số người dùng mua nhạc bản quyền là thành công lớn"
Ông Phan Anh Tuấn, Giám đốc Mạng Việt Nam Go.vn cho rằng ngay cả phương Tây, nhạc lậu vẫn là vấn đề chưa thể giải quyết triệt để. Ở Việt Nam, chỉ cần một nửa số người dùng chấp nhận mua nhạc bản quyền đã là một thành công lớn.
Video đang HOT
Vi phạm vì thích chia sẻ
Ở Việt Nam đang tồn tại một thực tế là hầu hết các trang nhạc lớn đều sử dụng nguồn nhạc từ người dùng và cho nghe, tải về miễn phí. Cũng vì thế, trách nhiệm pháp lí được đẩy về cho những... nickname không rõ địa chỉ trên mạng.
Ngày 19/6/2012, Bộ TT&TT, Bộ VH-TT&DL đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL, quy định rõ trách nhiệm của các trang nhạc (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian).
Theo đó, các trang này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường vi phạm quyền tác giả, nếu trở thành nguồn khởi đầu, đăng tải, truyền đưa, cung cấp nội dung số không có bản quyền.
Đến ngày 1/11/2012, các trang web âm nhạc lớn đồng loạt thử nghiệm thu phí bản quyền 100 album nhạc đầu tiên. Hành động này phù hợp với pháp luật về bản quyền và mở ra lợi ích lớn cho chính những đơn vị tham gia kinh doanh nhạc trực tuyến.
Ngày 15/11, Mạng xã hội myGo.vn tuyên bố hủy bỏ tính năng cho phép người dùng tải nhạc lên mạng. Đây là lần đầu tiên một mạng xã hội của Việt Nam tuyên bố đoạn tuyệt với nguồn nhạc lậu.
Theo ông Phan Anh Tuấn, Giám đốc Mạng Việt Nam Go.vn, đơn vị chủ quản của myGo.vn thì hành động này là nhằm thúc đẩy việc nghe nhạc có ý thức và sự tôn trọng bản quyền âm nhạc tại Việt Nam. Ông Tuấn cũng kêu gọi cộng đồng nhạc trực tuyến hưởng ứng việc ngừng chia sẻ các tác phẩm không có bản quyền.
Việc Mạng Việt Nam Go.vn gỡ bỏ tính năng upload nhạc do người sử dụng chia sẻ là điều tất yếu mà các trang web âm nhạc phải làm và mở đầu một xu hướng không thể khác.
"Tôi rất ủng hộ việc hủy bỏ tính năng upload nhạc của Mạng Việt Nam Go.vn. Hành động này đã thể hiện sự tôn trọng đối với pháp luật bản quyền và các nghệ sĩ. Theo tôi, các đơn vị cần chung tay và nghiêm túc thực hiện hành động này", ông Phùng Tiến Công, Phó Tổng giám đốc MV Corp, nhận định về "phát súng mở màn" của Go.vn.
Bài học từ phương Tây
Dường như cuộc vận động tôn trọng bản quyền âm nhạc ở Việt Nam đang diễn ra êm thấm hơn rất nhiều so với những gì đã diễn ra ở nước Mỹ cách đây một thập kỉ.
Những năm 2000, Công ty Dịch vụ Âm nhạc trực tuyến Naspter trở thành hiện tượng của ngành âm nhạc thế giới. Rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng đã được người dùng chia sẻ miễn phí trên trang web của công ty này. Sự phát triển mau chóng của Napster đã khiến các hãng thu âm và giới nghệ sĩ nổi giận. Mọi chuyện dẫn tới một cuộc chiến pháp lí đình đám. Kết quả là trang web này phải nhận một án phạt khổng lồ. Tháng 6/2002, Napster đã nộp đơn xin phá sản bởi lỗ nặng sau nhưng vụ kiện tụng.
Nhưng sau Napster, thế giới chứng kiến sự bùng phát của cơn bão vi phạm bản quyền. Vô số các trang web đã lợi dụng các điều khoản về bảo mật thông tin để chia sẻ hàng triệu ca khúc, bộ phim, ebook, game lậu...
Những cuộc thanh lọc bằng luật pháp diễn ra đã buộc không biết bao nhiêu trang web nhạc lậu phải đóng cửa, thế nhưng nhạc lậu vẫn tồn tại và âm ỉ phát triển.
Ngay cả đến những ông lớn như Google hay YouTube cũng lợi dụng tính chất chia sẻ để tránh luật bản quyền.
Tháng 3/2007, Tập đoàn Viacom đã kiện Google và YouTube đòi 1 tỉ USD vì đăng tải những chương trình truyền hình do tập đoàn này nắm bản quyền. Tuy nhiên, tòa án đã phán xét Google và YouTube không phải chịu bồi thường vì họ không biết được người dùng tải lên những nội dung số nào. Hai công ty này chỉ việc tháo gỡ những đoạn video vi phạm mà thôi. Tiền lệ này đã thành tấm bùa hộ mệnh cho rất nhiều trang web chia sẻ nội dung số lậu phát triển.
Sau đó, các nhà làm luật trên thế giới phải đưa ra các biện pháp mới: Các website sẽ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về nội dung được đăng tải. Người chia sẻ nhạc lậu có nguy cơ ngồi tù từ 2-5 năm tùy theo từng nước.
Từ một khởi đầu khá hỗn loạn, chỉ sau 10 năm, thị trường nhạc trực tuyến thế giới nói chung đã đạt được những thành tựu lớn với khoảng 15 tỉ bản ghi được bán ra. "Chúng ta hoàn toàn có quyền hi vọng một tương lai tốt đẹp sẽ diễn ra tại Việt Nam", ông Phan Anh Tuấn, Giám đốc Mạng Việt Nam Go.vn khẳng định, nhưng cũng cho biết ngay cả phương Tây, nhạc lậu vẫn là vấn đề chưa thể giải quyết triệt để. Tuy vậy, ở Việt Nam, chỉ cần một nửa số người dùng chấp nhận mua nhạc bản quyền đã là một thành công lớn!
Theo ICTNews
Một vài tip nhỏ khi mua máy nghe nhạc MP3 Ngày nay khi mà càng có nhiều thiết bị có thể dùng để nghe nhạc như smartphone, tablet thì vẫn không thể thiếu MP3 bởi sự tiện lợi của nó. Có thể thấy là các sản phẩm MP3 vẫn được bán ra nên có cung thì phải có cầu. Trong số các dòng MP3 thì iPod của Apple được xếp vào một trong...