Google sẽ phải chia sẻ bản quyền của Motorola
Nhiều nguồn tin trước đây từng tiết lộ rằng Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ ( FTC) đã sẵn sàng để kiện Google với những cáo buộc lạm dụng bằng sáng chế mà hãng này giành được sau vụ thâu tóm hãng Motorola.
Tuy nhiên, tới giờ giới truyền thông cho biết phía “gã khổng lồ tìm kiếm” đã đàm phán rất tích cực với nhà chức trách liên bang, và kết quả về màn dàn xếp thành công có thể sẽ được thông báo ngay trong tuần này.
Theo phỏng đoán ban đầu thì vụ dàn xếp sẽ khiến cho Google phải chấp nhận cấp quyền sử dụng các bằng sáng chế thiết yếu trong ngành công nghiệp mà họ đang nắm giữ sau vụ mua lại Motorola.
Quá trình này sẽ phải được thực hiện một cách công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử với những đối thủ như Apple hay Microsoft.
Tuy nhiên, có khả năng điều khoản dàn xếp giữa Google và FTC vẫn sẽ cho phép nhà phát triển Android được kiện cáo pháp lý liên quan tới vi phạm bằng sáng chế ở các tòa án trên thế giới.
Ngoài vụ việc trên, FTC cũng đang tiến hành điều tra tập đoàn Google sau khi có những cáo buộc cho rằng hãng này đã lạm dụng vị thế thống trị trên thị trường tìm kiếm của họ để o ép các đối thủ khác, và “nâng” các dịch vụ riêng gắn mác Google.
Theo Văn Hưng/Vietnam
Video đang HOT
Google "dính đạn" do xâm phạm quyền riêng tư của người dùng
Sau khi vi phạm thỏa hiệp về quyền riêng tư (privacy settlement) của Cơ quan Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) hồi năm ngoái, Google bị phạt 22.5 triệu USD vì hành vi theo dõi người dùng thông qua cookies tích hợp trên trình duyệt Safari của Apple.
Mặc dù đã cam kết không theo đõi người dùng nhưng "ông vua tìm kiếm" vẫn tiếp tục "tìm kiếm" thông tin người dùng thông qua các cookies trên Safari nhằm mục đích quảng cáo và chính hành động trên khiến Ủy ban FTC quyết định đưa Google trở lại tòa án.
Ủy ban FTC quyết định đưa Google trở lại tòa án
Giơ cao... đánh có quá khẽ?
Theo một đại diện của FTC cho biết "Thỏa hiệp về vấn đề riêng tư của người dùng là một phần trong các nỗ lực của FTC nhằm đảm bảo các công ty [như Google] tuân thủ các chính sách cam kết với khách hàng và [số tiền 22.5 triệu USD] là mức phạt cao nhất dành cho các công ty vi phạm cam kết trên. Ngoài mức phạt cảnh cáo, chúng tôi cũng yêu cầu Google gỡ bỏ các cookies theo dõi (tracking cookies) tích hợp trên máy tính của khách hàng."
Google phải gỡ bỏ các tracking cookies đối với người dùng.
Mặc dù bị phạt 22.5 triệu USD - tương đương với 0.06% lợi nhuận của Google trong năm 2011 nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất xảy đến với gã khổng lồ Internet. Vấn đề nảy sinh sau vụ vi phạm trên chính là thái độ của khách hàng đối với uy tín của hãng và điều này đã để lại một "vết nhơ" của Google đối với người sử dụng.
Tuy nhiên, một số người sử dụng Google và Safari lại không đồng tình với giải pháp trên của FTC. Họ lên tiếng phản đối phán quyết của FTC tại tòa án Hoa Kỳ và cho rằng lệnh yêu cầu Google vô hiệu hóa các cookies của tòa là không thỏa đáng và chỉ có tính chất nhất thời. Bên cạnh đó, mức phạt quá nhỏ so với một ông lơn như Google và tòa nên có thời gian thử thách đối với "ông vua tìm kiếm" nếu họ có ý định tái phạm.
22.5 triệu USD quá nhỏ so với Google và hãng nên có thời gian thử thách.
John Simpson, một trong những người phản đối quyết định của tòa cho biết "Kì thực, tôi đang nghĩ tới việc Google và FTC liên kết chống lại khách hàng và họ tương trợ lẫn nhau theo một thỏa thuận bí mật đã được thông qua trước đó."
Mặc dù Google phải vô hiệu hóa các cookies tích hợp trên trình duyệt của người dùng nhưng họ vẫn được phép giữ lại các thông tin thu được trước đó. Google biện luận rằng họ sẽ không sử dụng thông tin thu được mà chỉ lưu giữ và "để đó"; Ủy ban FTC chấp thuận yêu cầu trên.
Bình luận về động thái trên của cả hai phía, ông Simpson tiếp tục "Mặc dù tôi cũng có thất vọng với quy tắc ứng xử của FTC nhưng tôi lại thấy vui khi tiếng nói của chúng tôi cũng có tầm ảnh hưởng và điều này sẽ tạo đà cho những người khác lên tiếng khi xảy ra các vụ việc tương tự. Thu hút chú ý của dư luận mới là mục tiêu chính của chúng tôi."
Quy tắc ứng xử của FTC không tạo được đồng thuận trong xã hội.
"Phát súng" cảnh cáo dành cho Google
Ông Simpson cho rằng, quyết định trên của tòa đã làm sáng tỏ 2 điều: "Thứ nhất, nếu khách hàng có bất cứ vấn đề gì liên quan tới quyền riêng tư và nhận thấy mình bị thu thập dữ liệu, hãy kiểm tra và tận dụng các điều khoản trong quy định Do Not Track."
"Thứ hai, FTC cần tập hợp những vụ kiện chống độc quyền liên quan tới Google và gửi nó lên Tòa án tối cao của Hoa Kỳ (U.S. District Court). Bên cạnh đó, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ cũng nên tìm cách buộc Google loại bỏ Motorola Mobility, tách biệt tìm kiếm với quảng cáo và phải chịu sự kiểm soát của những quy định như những công ty khác trong cùng lĩnh vực".
Vụ lùm xùm của Google và Motorola Mobility vẫn còn tiếp diễn.
Theo genk
Chủ tịch Google đích thân tới Paris để giải quyết "xung đột" với các tờ báo Pháp Như tin đã đưa, mới đây, để phản ứng trước việc Chính phủ mới của Pháp bắt buộc Google phải trả tiền để có thể được thực hiện truy vấn đến các trang nội dung của Pháp, hãng tìm kiếm lớn nhất hành tinh đã đưa ra lời đe dọa sẽ loại bỏ tất cả các trang tin tức của quốc gia này...