Google sắp có thể bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra chống độc quyền
Bộ Tư pháp Mỹ đang lên kế hoạch mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google, trong đó sẽ nhắm vào dịch vụ tìm kiếm trên web và các bộ phận khác của Gã khổng lồ tìm kiếm.
(Nguồn: SEO Tribunal)
Theo Nhật báo Phố Wall (The Wall Street Journal), Bộ Tư pháp Mỹ đang lên kế hoạch mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với công ty con của Alphabet, Google, trong đó sẽ nhắm vào dịch vụ tìm kiếm trên web và các bộ phận khác của Gã khổng lồ tìm kiếm.
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh đang diễn ra các tranh luận về việc liệu các công ty công nghệ lớn có nên bị chia tách hay không.
Cuộc điều tra của chính phủ đối với Alphabet trong mảng tìm kiếm trực tuyến, đánh vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của một trong những công ty giao dịch công khai có giá trị cao nhất trên thế giới.
Alphabet đạt doanh thu 136,8 tỷ USD trong năm 2018, với 85% trong số đó đến từ quảng cáo. Theo NetMarketShare, Google hiện kiểm soát hơn 70% thị trường công cụ tìm kiếm.
Video đang HOT
Google từng phải đối mặt với áp lực điều tra và án phạt chống độc quyềntrong quá khứ.
Vào năm 2013, Google cho biết họ sẽ thay đổi một số quy tắc sau khi chấp nhận một thỏa thuận với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) – cơ quan này đã lo ngại rằng một số hoạt động kinh doanh của Google có thể cản trở cạnh tranh.
Năm 2010, Google đã nhận được đơn khiếu nại chống độc quyền từ Ủy ban châu Âu (EC) về xếp hạng kết quả tìm kiếm và quảng cáo mua sắm, dẫn đến việc Google bị phạt 2,7 tỷ USD vào năm 2017. Năm 2016, EC đã phàn nàn về các hoạt động liên quan đến hệ điều hành Android của Google, dẫn đến khoản phạt 5,1 tỷ USD vào năm 2018.
Và vào tháng 3 năm nay, Liên minh châu Âu đã buộc Google trả khoảng 1,7 tỷ USD vì hành vi thao túng quảng cáo.
Gần đây, Google cũng chịu áp lực chính trị ở Mỹ. Tổng thống Trump đã chỉ trích các công ty công nghệ lớn, bao gồm cáo buộc Google thiên vị chính trị trong kết quả tìm kiếm. Vào tháng 3, ông Trump đã tweet các cáo buộc YouTube của Google và Twitter ủng hộ các đối thủ Dân chủ hơn ông và đảng Cộng hòa.
Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren, người tuyên bố tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 vào tháng 12, đã thúc ép chia tách các công ty công nghệ như Google.
Trong một bài đăng trên trang Medium vào tháng 3, bà Warren cho biết bà quan tâm đến việc bổ nhiệm các nhà quản lý, những người sẽ quan tâm đến việc chống lại điều mà bà gọi là “sáp nhập chống cạnh tranh,” kể cả Google, DoubleClick, Nest và Waze.
“Luật chống độc quyền hiện tại trao quyền cho các cơ quan quản lý liên bang phá vỡ các vụ sáp nhập làm giảm cạnh tranh,” bà Warren viết.
Google sẽ không phải là công ty công nghệ đầu tiên của Mỹ đối mặt với sự giám sát từ Bộ Tư pháp. Năm 1998, Bộ này đã mở một vụ kiện chống độc quyền lớn chống lại Microsoft dẫn đến một số quy tắc mà công ty phải tuân theo trong nhiều năm.
Bộ Tư pháp Mỹ và Google chưa có bình luận về thông tin mà tờ Nhật báo Phố Wall đăng tải.
Theo VietNamPlus
'Chia tay' Huawei, doanh thu của Google hao hụt ra sao?
Doanh thu của Google sẽ giảm khoảng 375 triệu đến 425 triệu USD do không còn cấp phép bản quyền Android cho Huawei, , hãng nghiên cứu Nomura Instinet ước tính.
Theo Business Insider, hãng nghiên cứu Nomura Instinet ước tính doanh thu của Google sẽ giảm từ 375 triệu đến 425 triệu USD do không còn cấp phép bản quyền Android cho Huawei nên người dùng của hãng Trung Quốc này không thể tải ứng dụng từ Google Play.
Instinet thống kê Huawei có khoảng 500 triệu người dùng smartphone trên toàn cầu, trong đó 52% là ở Trung Quốc - nơi Google Play vốn bị cấm từ lâu nên không bị thiệt hại nhiều. Sự ảnh hưởng chủ yếu đến từ các thị trường như châu Âu hay châu Á.
Cụ thể, doanh thu Play Store năm 2018 của Google là 7 tỷ USD, trong đó 388 triệu USD là từ điện thoại Huawei. Smartphone của hãng Trung Quốc hoạt động ở châu Âu giúp Google "bỏ túi" 190 triệu USD còn ở châu Á (trừ Trung Quốc) là 137 triệu USD. Hãng dịch vụ Internet Mỹ sẽ mất khoản tiền lớn này khi "cấm cửa" Huawei.
Bên cạnh đó, một số hậu quả mà Google có thể phải gánh chịu khi ngừng bắt tay với Huawei là nguy cơ thị phần Android sụt giảm, cửa vào thị trường Trung Quốc bịt kín.
Hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới - Huawei Technologies đang tìm kiếm một khoản vay từ nước ngoài, niêm yết bằng USD hoặc đôla Hong Kong, Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết. Kỳ hạn công ty này nhắm tới là 5 - 7 năm.
Cuộc nói chuyện giữa Huawei và nhóm cho vay vẫn đang trong giai đoạn đầu và chưa có gì đảm bảo việc này sẽ diễn ra. Nếu thành công, giá trị khoản vay, cũng như danh tính các ngân hàng tham gia, có thể hé lộ nhiều hơn về nhận định của thị trường với sức mạnh tài chính của Huawei.
Chính phủ Mỹ đưa tập đoàn công nghệ viễn thông của Trung Quốc Huawei vào danh sách đen hồi tuần trước và hiện Huawei đang đối mặt với nhiều cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ về các hoạt động gián điệp kinh tế cũng như vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.
Theo người đưa tin
Facebook từ chối lời kêu gọi 'phân thân làm 3' Chris Hughes - người đồng sáng lập Facebook mới đây đã có một bài viết kêu gọi chia nhỏ Facebook thành ba: Facebook, WhatsApp và Instagram vì lo ngại những quyền lực vượt ngoài tầm kiểm soát của mạng xã hội này cũng như của Mark Zuckerberg. Facebook đã nhanh chóng từ chối lời đề nghị này. Trong khi đó, các nhà lập...